HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ ******* Số: 344-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 1979 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO VỆ CÂY TRỒNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14/7/1960;
Căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp trong cả nước;
Theo đề nghị của đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo nghị định này bản Điều lệ bảo vệ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ QUYỀN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Lê Thanh Nghị |
BẢO VỆ CÂY TRỒNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(ban hành kèm theo nghị định của Hội đồng Chính phủ số 344-CP ngày 22/9/1979)
1. Cấm nhập khẩu, xuất khẩu các loại giống thực vật và sản phẩm thực vật chưa qua kiểm dịch.
2. Cấm dùng để làm giống những sản phẩm cây trồng bị nhiễm sâu bệnh nặng.
3. Cấm lưu chuyển từ nơi này sang nơi khác những sản phẩm cây trồng bị nhiễm sâu, bệnh mà chưa được xử lý để trừ diệt mầm mống lây lan.
4. Các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, thực nghiệm cây trồng và sản phẩm cây trồng, các kho giống, kho sản phẩm cây trồng có trách nhiệm:
a) Xử lý, bảo quản, vận chuyển giống và sản phẩm cây trồng đúng quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh do Bộ Nông nghiệp quy định;
b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng và trên sản phẩm;
Sau khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm:
Cử ngay cán bộ bảo vệ cây trồng về tận nơi kiểm tra, xác định và quyết định những biện pháp cần thiết để bao vây, dập tắt sâu, bệnh. Trong vòng 12 giờ phải nắm rõ tình hình và báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện phải tổ chức việc kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển các cây trồng và sản phẩm cây trồng ra khỏi vùng bị dịch để giữ không cho dịch bệnh lây lan sang vùng khác.
TỔ CHỨC BẢO VỆ CÂY TRỒNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở các nông trường, các xí nghiệp liên hợp có sản xuất nông nghiệp, các đơn vị kinh doanh có bảo quản sản phẩm cây trồng đều phải có bộ phận hoặc có người được phân công làm công tác bảo vệ cây trồng.
Ở các hợp tác xã nông nghiệp phải có bộ phận bảo vệ cây trồng chuyên trách thực hiện công tác phòng trừ sâu, bệnh, chuột, cỏ dại… trên đồng ruộng và trong kho nông sản. Ở những nơi chưa tổ chức hợp tác xã nông nghiệp thì Ủy ban nhân dân huyện và xã phải tổ chức mạng lưới kỹ thuật viên bảo vệ cây trồng ở xã, ấp hoặc trong ban quản lý các tập đoàn sản xuất.
Tổ chức bảo vệ cây trồng ở cấp dưới chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức bảo vệ cây trồng ở cấp trên.
1. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo vệ cây trồng vào sản xuất;
2. Giúp cơ quan chính quyền cấp mình hoặc cơ quan quản lý địa phương quyết định và thi hành những chế độ, biện pháp bảo vệ cây trồng;
3. Theo dõi, dự tính, dự báo sâu, bệnh;
4. Hướng dẫn và giúp đỡ trang bị các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật về phòng, trừ sâu, bệnh cho cấp dưới và cơ sở;
5. Tuyên truyền, phổ biến biện pháp bảo vệ cây trồng cho cấp dưới và cơ sở;
6. Hướng dẫn và giúp đỡ các cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh. Cử cán bộ, công nhân và đưa dụng cụ, thiết bị, thuốc trừ sâu, bệnh xuống cơ sở tham gia phòng trừ sâu, bệnh khi cần thiết.
Tổ chức bảo vệ cây trồng, từ cấp huyện trở lên, có quyền đình chỉ việc sản xuất các loại cây giống, hạt giống bị nhiễm sâu, bệnh nặng.
7. Kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh;
8. Tổ chức việc trừ diệt và ngăn chặn dịch sâu, bệnh lây lan.
Điều 11. Các tổ chức bảo vệ cây trồng ở các cấp có những quyền hạn sau đây:
1. Kiểm tra tình trạng sâu, bệnh trong các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm, bảo quản giống cây trồng và sản phẩm cây trồng, v.v… của Nhà nước, tập thể và tư nhân và yêu cầu các cơ sở đó cung cấp tài liệu và điều kiện cần thiết cho việc kiểm tra.
2. Lập biên bản giữ lại không cho dùng vào trồng trọt hoặc vận chuyển đi vùng khác những sản phẩm cây trồng bị nhiễm sâu bệnh, báo cáo và đề nghị với Ủy ban nhân dân cấp mình tùy trường hợp mà xử lý theo các điều 13, 14 của điều lệ này.
3. Tiến hành những biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh và đề nghị với cơ quan lãnh đạo cấp mình ra lệnh tiêu hủy những sản phẩm bị nhiễm sâu, bệnh nặng.
4. Đề nghị chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý đơn vị sản xuất kinh doanh huy động nhân lực, vật lực phục vụ cho việc phòng trừ sâu, bệnh.
5. Lập biên bản, báo cáo và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật bảo vệ cây trồng.
6. Thi hành các quyết định khen thưởng và xử phạt về bảo vệ cây trồng sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Cảnh cáo;
- Tang vật bị giữ lại để trừ diệt sâu, bệnh và người vi phạm phải thanh toán các phí tổn;
- Phạt tiền từ 5 đến 100 đồng;
- Truy tố trước tòa án để xử phạt theo luật hình sự, nếu hành động vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất hoặc gây sâu bệnh vì mục đích phá hoại sản xuất.
Ủy ban nhân dân và tổ chức bảo vệ cây trồng các cấp nếu không thực hiện đầy đủ điều lệ này để xảy ra thiệt hại nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo chế độ trách nhiệm của Nhà nước.
Đối với các cơ sở quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, các tập đoàn sản xuất, v.v… nếu không quy lỗi cho cá nhân được thì số tiền phạt phải trích trong quỹ phúc lợi, không được tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh.
Điều 15. Thẩm quyền phạt tiền:
- Ủy ban nhân dân xã có quyền phạt tới 10 đồng;
- Ủy ban nhân dân huyện có quyền phạt tới 100 đồng;
Điều 17. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1979.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ QUYỀN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Lê Thanh Nghị |
Nghị định 344-CP năm 1979 về điều lệ bảo vệ cây trồng trong sản xuất Nông nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành.
- Số hiệu: 344-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/09/1979
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 22/09/1979
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định