Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 323-VP/NGĐ

Hà Nội,, ngày 06 tháng 12 năm 1958

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC MẬU DỊCH QUỐC DOANH ĐỐI NGOẠI

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Chiếu sắc lệnh số 15-SL ngày 06 tháng 05 năm 1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam;
Căn cứ quyết định số 130-TTg ngày 04 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng việc xây dựng các chế độ cho vay ngắn hạn đối với các ngành kinh tế quốc dân;
Căn cứ vào công văn số 5463-TN ngày 03 tháng 12 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ về sự đồng ý nội dung bản thể lệ và biện pháp tạm thời cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức xuất nhập khẩu quốc doanh;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức Mậu dịch quốc doanh đối ngoại đính theo nghị định này.

Điều 2. – Các ông Chánh văn phòng, các ông Giám đốc các Vụ, Sở ở Ngân hàng trung ương và các ông Trưởng chi nhánh các Ngân hàng biên giới Trung - Việt và Hải phòng chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM




Lê Viết Lượng

THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP TẠM THỜI

CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÀC TỔ CHỨC XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC DOANH

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Mục A - MỤC ĐÍCH CHO VAY

Điều 1. – Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Sở Quản lý, Ngoại hối) cho các tổ chức xuất nhập khẩu quốc doanh vay ngắn hạn, nhằm mục đích:

Đảm bảo nhu cầu vốn luân chuyển của các tổ chức ấy để hoàn thành tốt kế hoạch xuất nhập khẩu do Chính phủ duyệt y, mở rộng ngoại thương, thực hiện thăng bằng thu chi quốc tế, phát triển sản xuất và ổn định vật giá trong nước.

Phát huy tác dụng kiểm soát bằng đồng tiền, giúp đỡ và thúc đẩy các tổ chức xuất nhập khẩu quốc doanh củng cố chế độ hạch toán kinh tế, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ, sử dụng vốn hợp lúy và vốn tích lũy cho Nhà nước.

Mục B – CƠ CẤU VỐN LUÂN CHUYỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC DOANH

Điều 2. - Hoạt động của các tổ chức xuất nhập khẩu gồm có:

a) Mua hàng của các Công ty Mậu dịch nội địa và các xí nghiệp hợp tác xã trong nước để xuất khẩu.

b) Nhập hàng của nước ngoài để bán cho các Công ty Mậu dịch quốc doanh nội địa và các cơ quan xí nghiệp trong nước.

c) Thuê vận tải và bảo hiểm hàng háo từ hải cảng hay biên giới ra ngoài và từ nước ngoài về hải cảng và biên giới.

- Mức và đối tượng vay vốn của Ngân hàng quy định như sau:

a) 100% tồn kho thực tế thành phẩm đợi xuất khẩu. Giá trị vật tư gồm có giá mua cộng lại chi phí lưu chuyển, chi phí bao bì gói ghém đi với hàng hóa và thuế hàng hóa, (nếu phải trả thay cho tổ chức cung cấp).

100% giá trị hàng hóa đã xuất ra nước ngoài nhưng còn chờ Ngân hàng thu hộ: giá trị này gồm có giá thành tại khẩu cộng với thuế xuất khẩu (nếu phải trả thuế). Trường hợp xuất lỗ, mức cho vay sẽ định theo giá bán.

b) 100% giá trị hàng hóa nhập khẩu, cộng lại thuế xuất nhập khẩu (nếu phải trả thuế)

c) 100% chi phí về vận tải và bảo hiểm nói ở trên. Tất cả các khoản khác thuộc vốn không luân chuyển của các tổ chức xuất nhập khẩu đều không được Ngân hàng cho vay mà phải do vốn riêng của các tổ chức ấy thỏa mãn như: tiền mặt ở quỹ, bao bì ở kho, vật liệu mau hư rẻ tiền, v.v…

Mục C – CÁC NGUYÊN TẮC CHO VAY

Điều 3. – Cho vay xuất nhập khẩu là làm theo chính sách tín dụng ngắn hạn trực tiếp dựa trên các nguyên tắc:

1 – Ngân hàng cho vay theo những mục đích nhất định, định rõ trong kế hoạch.

2 – Ngân hàng cho vay theo mức thực hiện kế hoạch.

3 – Đơn vị vay tiền của Ngân hàng phải trả số tiền vay đúng kỳ hạn ghi trong khế ước.

4 – Số tiền vay của Ngân hàng luôn luôn phải có một số vật tư trị giá tương đương bảo đảm.

Điều 4. – Cho vay xuất nhập khẩu, trừ cho vay thu mua, thuộc loại cho vay không đúng tiền mặt mà chỉ chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị mua sang tài khoản của đơn vị bán.

Mục D - CÁC LOẠI CHO VAY

Điều 5. – Căn cứ vào tình hình kinh doanh nay của tổ chức xuất nhập khẩu quốc doanh và dựa theo tính chất kinh tế khác nhau của việc sử dụng vốn, Ngân hàng quy định năm loại cho vay dưới đây:

1 – Cho vay dự tữ hàng hóa để xuất khẩu

2 – Cho vay giấy tờ thanh toán hàng xuất trên đường đi.

3 – Cho vay hàng hóa nhập khẩu

4 – Cho vay chi phí vận tải và bảo hiểm

5 – Cho vay về như cầu tạm thời

Chương 2:

NỘI DUNG CÁC LOẠI CHO VAY

Mục A – CHO VAY DỰ TRỮ HÀNG HÓA ĐỂ XUẤT KHẨU

Điều 6. – Ngân hàng cho vay căn cứ vào kế hoạch mua vào, bán ra, kế hoạch tồn kho hàng tháng, hàng quý đã được Bộ Ngoại thương và Thủ tướng phủ duyệt y.

Sau khi xác định số lượng hàng cần phải mua vào để chuẩn bị xuất khẩu trong tháng, Ngân hàng sẽ lấy giá mua theo kế hoạch cộng với phí tổn lưu chuyển hàng hóa và thuế hàng hóa (nếu phải trả) mà định mức cho vay. Trong phạm việc số tiền được vay, đơn vị vay vốn sẽ lần lượt lập khế ước để nhận tiền theo nhu cầu thực tế.

Điều 7. - Thời hạn cho vay sẽ quy định căn cứ theo kế hoạch xuất khẩu và hợp đồng xuất kỳ với các tổ chức ngoại thương hay thương nhân nước ngoài.

Điều 8. - Mỗi tháng từ 10 đến ngày 15 Ngân hàng sẽ làm thủ tục điều chỉnh tài khoản cho vay để làm cho số dư nợ phù hợp với tồn kho hàng hóa trong mức đã quy định.

Khi điều chỉnh, Ngân hàng sẽ lấy giá trị tồn kho thực tế theo kế hoạch, trừ đi số tiền hàng chưa trả cho các tổ chức cung cấp. Giá trị còn lại là giá trị tồn kho thực tế để so sánh với số dư nợ của Ngân hàng.

Có mấy trường hợp sau đây:

1 – Nếu số dư nợ cuối tháng trước cao hơn giá trị tồn kho thực tế theo kế hoạch, thì Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản thanh toán của đơn vị vay để thu hồi số nợ không có đảm bảo, nếu tài khoản không có tiền thì sẽ chuyển quy định nợ quá hạn.

2 – Nếu số dư nợ cũ thấp hơn gia trị tồn kho thực tế theo kế hoạch, thì đơn vị vay có thể xin vay thêm giá trị chênh lệch.

3 – Nếu giá trị tồn kho thực tế cuối tháng trước cao hơn mức kế hoạch đã được duyệt y thì phần vượt mức kế hoạch sẽ giải quyết theo Điều 20, 21 và 22.

- Hết hạn điều chỉnh mà đơn vị vay không nộp cho Ngân hàng bảng tồn kho thực tế để làm cơ sở điều chỉnh Ngân hàng sẽ chủ động trích tài, khoản thanh toán để thu nợ. Riêng bản cân đối tài sản thì khi đơn vị xuất nhập khẩu gửi Bộ Ngoại thương thì đồng thời phải gửi Ngân hàng.

Mục B – CHO VAY VỀ GIẤY TỜ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐƯỜNG ĐI

Điều 9. – Đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng chưa thu được tiền ngay mà phải chờ Ngân hàng thu hộ, Ngân hàng sẽ cho vay những khoản gọi là cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi.

Điều 10. - Mức cho vay quy định như sau:

Trường hợp xuất gỗ, tổ chức xuất nhập khẩu chỉ được vay theo giá trị hóa đơn và giấy đòi nợ thương nhân nước ngoài. Số tiền vay sẽ dùng để trả khoản nợ đã vay khi dự trữ hàng hóa để chuẩn bị xuất khẩu. Nếu khoản vay mới không đủ để trả hết khoản nợ cũ thì Ngân hàng sẽ trích tài khoản thanh toán công việc đơn vị vay để thu hồi nốt phần nợ cũ còn thiếu.

Trường hợp xuất lãi, Ngân hàng chỉ cho vay theo giá thành thứ hàng ấy ở khẩu và số tiền vay sẽ dùng để trả nợ đã vay khi chuẩn bị hàng xuất.

Thời hạn trình xuất cho Ngân hàng các chứng từ nhờ thu hộ là 5 ngày lao động kể từ ngày chuyên chở hàng nếu xuất hàng ở Hà Nội và 10 ngày lao động nếu xuất hàng ở Hải Phòng - Cẩm Phả - Hồng Gai. Quá thời hạn ấy Ngân hàng có thể không cho vay mà chỉ thu hộ thôi.

Điều 11. - Thời hạn cho vay sẽ quy định căn cứ vào hai lần thực hiện luân chuyển bình thường của giấy tờ theo đường Bưu điện giữa Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Ngân hàng nước ngoài, cộng thêm thực hiện chấp nhận và trả tiền 10 ngày của thương nhân nước ngoài và thời gian làm thủ tục giấy tờ trong hai ngân hàng 6 ngày. Nếu số tiền thu hộ được chuyển trả bằng điện tín thì thời hạn cho vay sẽ là một lần thực hiện trên.

Điều 12. - Trường hợp các giấy đòi nợ nhờ Ngân hàng thu hộ bị thương nhân nước ngoài từ chối không chấp nhận một phần hay toàn bộ thì Ngân hàng sẽ xét tình hình cụ thể để gia hạn hoặc chủ động trích tài khoản thanh toán của đơn vị vay để thu hồi phần tương đương hay toàn bộ nợ đã vay.

Mục C – CHO VAY HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Điều 13. – Ngân hàng cho vay theo giá trị của giấy đòi nợ của Ngân hàng nước ngoài công thêm phí vận tải nếu có. Ngân hàng có thể cho vay riêng từng khoản theo từng giấy đòi nợ của Ngân hàng nước ngoài, hoặc cho vay nộp theo nhiều giấy đòi nợ thuộc hàng hóa về hai chuyến tàu khác nhau thì Ngân hàng không cho vay gộp.

Trường hợp các tổ chức xuất nhập khẩu phải nộp thuế hàng nhập thì tiền thuế được cộng thêm vào số tiền cho vay.

Điều 14. - Thời hạn cho vay sẽ tính xuất phát từ thời gian vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài đến cảng hoặc ga xe lửa bên ta, trừ bớt thời gian các chứng từ gửi theo đường bưu điện từ Ngân hàng nước ngoài đến Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, cộng thêm thời gian phân phối hàng đó cho các tổ chức mua ở nội địa. Thời gian phân phối hàng nhập ở nội địa sẽ quy định tùy tình hình luân chuyển giấy tờ và tính chất hàng hóa.

Điều 15. - Tiền bán hàng nhập mậu dịch cũng như các khoản thu về hàng xuất, đều phải nộp vào tài khoản thanh toán của các đơn vị vay để đảm bảo trả nợ Ngân hàng.

Mục D – CHO VAY CHI PHÍ VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM

Điều 16. – Ngân hàng cho Cục Giao nhận mậu dịch đối ngoại vay toàn bộ chi phí vận tải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu căn cứ theo kế hoạch năm, quý, tháng đã được duyệt y.

Chi phí vận tải gồm có tiền thuê tàu thủy hay toa xe lửa từ hải cảng hay biên giới của nước ta đến các nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến hải cảng hay biên giới nước ta.

Chi phí bảo hiểm gồm có tiền mua bảo hiểm về hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ngân hàng không cho vay các chi phí vận tải trong nội địa và các chi phí bốc dỡ lên xuống tàu và toa xe lửa, các chi phí lưu kho, lưu bãi, kiểm nghiệm, hàn xỉ, niêm bai bì đóng gói, v.v… Các chí phí vận tải trong nước sẽ cho vay theo chế độ nội địa.

Điều 17. – Ngân hàng cho vay trong các trường hợp sau đây:

1 - Nhập khẩu:

a) Mua FOB: nếu nhờ nước ngoài thuê tàu và mua bảo hiểm thì Ngân hàng cho vay theo chứng từ của các Công ty vận tải và bảo hiểm do Ngân hàng nước hàng guỉơ cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Nếu Cục Giao nhận trực tiếp thuê tầu và mua bảo hiểm thì Ngân hàng cho vay căn cứ theo hợp đồng và giấy đòi nợ của các Công ty vận tải và bảo hiểm ngoại quốc.

b) Mua CF: Ngân hàng chỉ cho vay chi phí bảo hiểm căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm vì chi phí vận tải đã tính vào giá hàng.

Trong hai trường hợp mua FOB và mua CF, nếu Cục Giao nhận được trả ba tháng hay sáu tháng một lần các chi phí vận tải và bảo hiểm cho nước ngoài và trong lúc đó Cục Giao nhận đã được các đơn vị xuất khẩu hoàn lại một pầhn các chi phí ấy thì Ngân hàng chỉ cho vay phần còn lại của các chi phí đó.

c) Mua CIF: Trường hợp mua CIF, chi phí vận tải và bảo hiểm đã tính vào giá hàng rồi, thì Ngân hàng không cho vay.

2 - Xuất khẩu:

a) Bán CIF: Cục Giao nhận đứng ra thuê tàu và mua bảo hiểm, sẽ được vay theo số tiền ghi trong hợp đồng vận tải và bảo hiểm ký với các Công ty vận tải và bảo hiểm nước ngoài.

b) Bán FOB: Ngân hàng sẽ không cho vay, nhưng nếu Cục Giao nhận đứng thuê tầu và mua bảo hiểm hộ cho thương nhân nước ngoài thì Ngân hàng sẽ cho vay căn cứ vào hợp đồng vận tải và bảo hiểm

Điều 18. – Thời hạn cho vay sẽ do Ngân hàng tùy trường hợp cụ thể mà quy định, nhưng thời hạn tối đa không quá hai tháng.

Điều 19. – Ngân hàng có thể cho các đơn vị xuất nhập khẩu vay để trả các chi phí vận tải và bảo hiểm cho Cục Giao nhận và thời hạn cho vay sẽ căn cứ vào thời hạn bán số hàng nhập hay thời hạn nhận tiền hàng xuất có liên quan đến các chí phí đó. Trường hợp đã bán xong số hàng nhập và đã nhận được tiền hàng xuất thì Ngân hàng sẽ không cho vay.

Mục E – CHO VAY VỀ NHU CẦU TẠM THỜI

Điều 20. – Các tổ chức xuất nhập khẩu có thể gặp những khó khăn tạm thời về vốn luân chuyển do hoàn cảnh khách quan gây nên như:

Mua tập trung vì điều kiện thời vụ, hoặc tàu đến chậm hay tàu không chở hết hàng v.v… làm cho tồn kho hàng hóa vượt mức kế hoạch. Trong những trường hợp ấy, Ngân hàng có thể xét cho vay tạm thời, nhưng mức cho vay không thể vượt quá khả năng vốn dự trữ ghi trong kế hoạch tín dụng tổng hợp của quý đã được Chính phủ duyệt.

Điều 21. - Muốn vay về loại này, các tổ xuất nhập khẩu phải trình bày rõ nguyên nhân và nộp cho Ngân hàng những giấy tờ chứng thực có liên quan như chỉ thị của cấp trên cho mua vượt mức v.v… Đồng thời đơn vị vay phải có kế hoạch cụ thể tiêu thụ các thứ hàng đó. Thời hạn cho vay về nhu cầu tạm thời dài nhất không quá hai tháng. Lúc đến hạn mà không trả, Ngân hàng chủ động trích tài khoản thanh toán để trừ nợ về.

Điều 22. – Ngân hàng không cho vay để dự trữ hàng hóa vượt mức kế hoạch trong những trường hợp do nguyên nhân chủ quan của các tổ chức xuất nhập khẩu gây nên như vì bảo quản kém để hàng hóa bị hư hỏng hay vì thiếu thận trọng, mua phải hàng hóa kém chất lượng không bán được – Trong những trường hợp trên, Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản thanh toán để thu hồi nợ

Chương 3:

LÃI SUẤT CÁC LOẠI CHO VAY

Điều 23. – Lãi suất các loại cho vay xuất nhập khẩu sẽ tính theo lãi suất chung của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam về tín dụng ngắn hạn.

Điều 24. – Đối với các khoản cho vay hàng hóa nhập của các nước tư bản, lãi sẽ tính từ ngày Ngân hàng nước ngoài ghi nợ Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Điều 25. – Lãi sẽ tính theo từng giấy nhận nợ và sẽ thu khi trả vốn. Trường hợp mới trả một phần vốn thì vẫn phải trả lãi cho phần vốn đó. Trả nợ dần lần nào tính lãi lần ấy.

Chương 4:

LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VAY TRẢ

Điều 26. – Kế hoạch vay vốn và trả nợ Ngân hàng sẽ làm theo từng loại vay đã quy định ở Điều 5, Mục D, Chương I – Riêng về loại cho vay nhu cầu tạm thời, đơn vị vay vốn không phải làm kế hoạch, Ngân hàng sẽ căn cứ vào khoản vốn dự trữ trong kế hoạch tín dụng tổng hợp để cho vay loại này.

Điều 27. – Các tổ chức xuất nhập khẩu, Cục Giao nhận Mậu dịch đối ngoại phải gửi các kế hoạch theo các thời hạn sau đây:

- Kế hoạch năm 45 ngày trước năm sau

- Kế hoạch quý 25 ngày trước quý sau

- Kế hoạch tháng 5 ngày trước tháng sau

Các kế hoạch đều phải có ý kiến của Bộ Ngoại thương.

Điều 28. – Sau khi xét kế hoạch vay vốn của các đơn vị vay Ngân hàng ghi vào kế hoạch tín dụng tổng hợp và trình Chính phủ duyệt y. Trong lúc chờ đợi duyệt y, Ngân hàng có thể tạm thời cho vay trong phạm vi 30% kế hoạch tháng để khởi trở ngại cho việc kinh doanh của các tổ chức xuất nhập khẩu. Trong phạm vi kế hoạch đã được duyệt y, các đơn vị sẽ căn cứ vào nhu cầu thức tế để vay, nghĩa là thực hiện kế hoạch đến đâu vay đều đó.

Khi các tổ chức xuất nhập khẩu có thay đổi kế hoạch xuất nhập khẩu, kế hoạch tài vụ nên phải sửa đổi kế hoạch vay vốn, thì trước hết Bộ Ngoại thương phải điều chỉnh trong phạm việc tổng số tiền cho vay toàn bộ các tổ chức xuất nhập khẩu trong quý đã được duyệt y. Nếu vẫn chưa giải quyết được thì Ngân hàng sẽ báo cáo lên Thủ tướng phủ giải quyết.

Chương 5:

THỂ THỨC GIẤY TỜ

Điều 29. – Hàng tháng các tổ chức xuất nhập khẩu phải gửi đến Ngân hàng những giấy tờ cần thiết sau đây:

1 – Kế hoạch luân chuyển hàng hóa trong tháng, kế hoạch này gồm có:

- Kế hoạch mua hàng và kế hoạch bán hàng nước

- Kế hoạch mua hàng và kế hoạch bán hàng ra nước ngoài

- Kế hoạch tồn kho

2 – Kế hoạch tài vụ trong tháng, kế hoạch này gồm có:

- Kế hoạch thu chi tài vụ tổng hợp

- Kế hoạch định mức vốn dự trữ hàng hóa

- Kế hoạch nộp thuế

- Kế hoạch vay và trả nợ Ngân hàng.

3 – Bảng cân đối tài sản tháng trước kèm theo các bảng phụ. Khi nào các tổ chức xuất nhập khẩu gửi bảng cân đối tài sản cho Bộ Ngoại thương thì đồng gửi Ngân hàng.

4 – Các Cục Giao nậhn phải nộp không thuế tàu, kế hoạch mua bảo hiểm, kế hoạch thu chi tài vụ kế hoạch mua bảo hiểm, kế hoạch thu chi tài vụ và kế hoạch vay trả.

Điều 30. - Mỗi lần vay phải có đơn vay nói rõ số tiền xin vay, mục đích sử dụng số tiền ấy, thời hạn trả. Sau khi đơn vay được chấp nhận, và cán bộ tín dụng làm xong bảng tính mức cho vay, đơn vị mới ký khế ước nhận tiền vay.

Chương 6:

KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN CHO VAY

Điều 31. - Để Ngân hàng có thể kiểm tra việc sử dụng vốn cho vay, các đơn vị vay phải gửi đến Ngân hàng các giấy tờ sau đây:

1 – Báo cáo tình hình tồn kho thực tế cuối mỗi tháng.

2 – Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch luân chuyển hàng hóa

3 – Báo cáo thu chi tài vụ hàng tháng

4 – Bảng cân đối tài sản hàng tháng, hàng quý, hàng năm

Thời hạn gửi các báo cáo trên phải đúng với thời gian các đơn vị ấy gửi cho Bộ Ngoại thương.

Điều 32. – Ngân hàng kiểm tra sử dụng vốn, chủ yếu là kiểm tra số vật tư làm đảm bảo các khoản cho vay.

Việc kiểm tra tiến hành không những trước khi vay mà cả sau khi đã cho vay. Hàng tháng Ngân hàng phải căn cứ vào báo cáo tình hình biến đổi của vật tư tồn kho và bảng cân đối tài sản đề tiến hành kiểm tra.

Việc kiểm tra làm qua số liệu các báo cáo và trực tiếp đến tận nơi xem xét sổ sách kế toán và kho tàng của các đơn vị vay vốn.

Điều 33. – Các vật tư đảm bảo các khoản cho vay gồm có:

1 – Hàng hóa tồn kho

2 – Hàng hóa đang vận chuyển trên đường đi (xuất khẩu)

3 – Hàng hóa mua đã trả tiền rồi nhưng chưa nhập kho,

4 – Hàng nhập đã phân phôi còn nhờ Ngân hàng thu hộ theo lối nhờ thu nhận trả.

5 – Các chi phí bao bì đi với hàng hóa. Thuế hàng hóa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được cộng thêm vào giá trị các vật tư trên.

Các hàng hóa sau đây sẽ phải bị loại ra khỏi đảm bảo:

1 – Hàng hóa kém phẩm chất hoặc hư hỏng,

2 – Hàng hóa đã mua nhưng chưa trả tiền cho người bán

3 – Hàng hóa không bán chạy, bị ứ đọng quá thời gian.

Điều 34. – Trong khi kiểm tra, nếu thấy hàng hóa ít hơn số tiền đã vay, Ngân hàng sẽ thu hồi số tiền cho vay không có vật tư đảm bảo bằng cách chủ động trích tài khoản thanh toán của các đơn vị vay. Nếu tài khoản thanh toán không có tiền thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn và thu hồi theo trật tư bắt buộc.

Chương 7:

CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

Điều 35. – Các đơn vị vay tiền Ngân hàng phải chấp hành đúng kỷ luật trả nợ và kỷ luật báo cáo đã quy định.

Các khoản cho vay phải được hoàn lại theo đúng kỳ hạn đã quy định trừ trường hợp được gia hạn. Trường hợp vốn của các đơn vị ấy được thu hồi trước kỳ hạn hay thì Ngân hàng sẽ thu hồi nợ trước kỳ hạn. Nếu đến hạn không trả nợ, trừ trường hợp đặc biệt, Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản thanh toán để thu về. Nếu trong tài khoản thanh toán không đủ tiền, nợ chưa trả sẽ chuyển qua nợ quá hạn và chịu lãi gấp rưỡi.

Đối với các hàng hóa bị loại ra khỏi bảo đảm, Ngân hàng sẽ chủ động thu hồi nợ theo trật tự đã nói trên.

Chương 8:

Điều 36. - Tất cả những quy định về cho vay xuất nhập khẩu trước đây, trái với thể lệ và biện pháp này đều bãi bỏ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 323-VP/NgĐ năm 1958 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức Mậu dịch quốc doanh đối ngoại do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành

  • Số hiệu: 323-VP/NgĐ
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 06/12/1958
  • Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia
  • Người ký: Lê Viết Lượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 44
  • Ngày hiệu lực: 21/12/1958
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản