HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27-HĐBT | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 1989 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp ngày 28/12/1988;
Để tạo điều kiện cho các Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả,
Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
LIÊN HIỆP XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh là tổ chức sản xuất, kinh doanh, có các thành viên là các xí nghiệp quốc doanh.
Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh được thành lập khi trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đòi hỏi phải tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, lưu thông, dịch vụ cao hơn để đưa lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Trừ các Liên hiệp được thành lập do yêu cầu khách quan của một số ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù như nói ở chương II của Điều lệ này, Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh được thành lập hoặc giải thể theo nguyên tắc tự nguyện của các xí nghiệp thành viên và được cấp quản lý có thẩm quyền của Nhà nước phê chuẩn.
Tuỳ yêu cầu của từng trường hợp cụ thể, Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh có thể được thành lập theo quy mô toàn quốc, từng khu vực hoặc địa phương.
LIÊN HIỆP XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
I- NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LIÊN HIỆP XÍ NGHIỆP
Liên hiệp xí nghiệp có tư cách pháp nhân, có tên riêng và được cơ quan quản lý trực tiếp về mặt Nhà nước ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của các xí nghiệp thành viên.
Điều 3. - Liên hiệp hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích phù hợp với kết quả hoạt động của từng xí nghiệp thành viên và của toàn Liên hiệp.
2. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ; lấy hiệu quả sản xuất hàng hoá theo đúng phương hương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước làm mục tiêu và phát huy đến mức tối đa tính năng hoạt động sáng tạo của các xí nghiệp thành viên.
Điều 4. - Liên hiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Dựa trên cơ sở chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, các chính sách của Nhà nước và những đề xuất của xí nghiệp thành viên, lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn và hàng năm cho toàn Liên hiệp; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh hoặc đơn hàng Nhà nước giao cho Liên hiệp; chịu trách nhiệm trước khách hàng trong và ngoài nước về những hợp đồng kinh tế do Liên hiệp ký kết.
2. Dựa trên cơ sở các phương án phát triển sản xuất, kinh doanh của các xí nghiệp thành viên, lập phương án đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, kinh doanh của Liên hiệp; thực hiện chức năng chủ đầu tư những công trình mới, chung của toàn Liên hiệp.
3. Tổ chức phân công, điều phối sản xuất hợp lý theo quy trình công nghệ tối ưu, theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với hiệp tác sản xuất và kinh doanh tổng hợp, trên cơ sở nắm chắc và khai thác triệt để khả năng của các xí nghiệp thành viên, nhằm nâng cao năng suất lao động, triệt để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế của từng xí nghiệp và của toàn Liên hiệp.
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phổ biến và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển mặt hàng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
5. Thống nhất tổ chức hệ thống lưu thông, cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo ngành hàng từ xuất hoặc nhập khẩu đến bán lẻ cho tiêu dùng theo chính sách lưu thông vật tư kỹ thuật và lưu thông hàng hoá của Nhà nước (nếu được giao); bảo đảm công tác dịch vụ sản xuất cho các xí nghiệp thành viên; thông tin thị trường, giá cả, khai thác và cung ứng vật tư - kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sửa chữa thiết bị phức tạp, nghiên cứu, thiết kế ứng dụng khoa học - kỹ thuật và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật.
6. Thực hiện chức năng kinh tế đối ngoại của Liên hiệp nếu có, như tổ chức xuất, nhập khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng sản xuất, cung ứng, tiêu thụ với nước ngoài, tiến hành hợp tác khoa học - kỹ thuật, thực hiện liên doanh, liên kết quốc tế, đại diện phía Việt Nam thực hiện phương án đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực mà Liên hiệp được giao phụ trách.
7. Xây dựng và đề nghị Nhà nước xem xét, ban hành các quy chế, chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật chế độ quản lý ngành, nhằm không ngừng phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật.
II- TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Quyết định của Hội đồng quản trị có tính ràng buộc đối với Tổng Giám đốc và các đơn vị thành viên.
Tổng Giám đốc phải đưa ra Hội đồng quản trị xem xét bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ quản lý chủ yếu của Liên hiệp và lựa chọn các giải pháp chính trong điều phối sản xuất, kinh doanh.
Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình trước Nhà nước và trước Hội đồng quản trị của Liên hiệp.
Các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng do Tổng giám đốc đề nghị cơ quan ra quyết định thành lập Liên hiệp bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị. Khi vắng, Tổng Giám đốc uỷ quyền người thay mặt mình để điều hành công việc, nhưng phải tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những việc đã uỷ quyền.
III- HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA LIÊN HIỆP
Các xí nghiệp thành viên nhận và bảo vệ phần kế hoạch pháp lệnh hoặc đơn hàng Nhà nước với Liên hiệp, đồng thời gửi toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình cho Liên hiệp để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phối hợp chung toàn Liên hiệp.
B- KHOA HỌC - KỸ THUẬT, ĐÀO TẠO
Quan hệ giữa cơ sở nghiên cứu và dịch vụ với các xí nghiệp trong và ngoài Liên hiệp thông qua hợp đồng kinh tế.
Điều 16. - Cơ sở nghiên cứu của Liên hiệp có các nhiệm vụ chính là:
Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; kết hợp với các Viện đầu ngành để tiến hành những nghiên cứu cơ bản liên quan đến sản xuất chính của Liên hiệp và của ngành kinh tế - kỹ thuật.
2. Tham mưu cho Liên hiệp trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật như xây dựng chiến lược dài hạn, trung hạn về phát triển khoa học - kỹ thuật; cân đối năng lực thiết bị trong toàn Liên hiệp; hợp tác khoa học - kỹ thuật với nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
3. Tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học - kỹ thuật theo hợp đồng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài Liên hiệp.
Liên hiệp tổ chức các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, gửi cán bộ quản lý và kỹ thuật đến các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng của Nhà nước để nâng cao kiến thức và năng lực công tác, tự tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn theo nhu cầu của Liên hiệp.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹ thuật của Liên hiệp tiến hành theo nguyên tắc hạch toán. Các đơn vị gửi người vào các lớp đào tạo theo nhu cầu của mình phải có hợp đồng đào tạo và hoàn trả kinh phí cho Liên hiệp.
C- CUNG ỨNG VẬT TƯ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM, XUẤT, NHẬP KHẨU
Vốn ban đầu của các đơn vị này do Liên hiệp cấp từ nguồn vốn tự có hoặc do huy động cổ phần của các xí nghiệp thành viên.
Trường hợp huy động vốn cổ phần, sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, lợi nhuận kinh doanh của các đơn vị này được chia cho các xí nghiệp thành viên trong Liên hiệp theo tỷ lệ vốn góp và theo quyết định của Hội đồng quản trị Liên hiệp.
D- TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG, GIÁ CẢ
Liên hiệp có trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản của Liên hiệp có hiệu quả cao.
Các xí nghiệp thành viên thực hiện quản lý tài sản theo quy định trong Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Trong trường hợp cần thiết phải điều động tài sản của các xí nghiệp để hoàn thành kế hoạch chung của Liên hiệp, thì phải được xí nghiệp thành viên liên quan đồng ý; khi hoàn thành nhiệm vụ phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
Điều 23. - Liên hiệp tiến hành hạch toán công tác dịch vụ và những sản phẩm do Liên hiệp tự cân đối.
Các xí nghiệp thành viên thông qua tài khoản của Liên hiệp hoặc tài khoản của mình ở Ngân hàng ngoại thương để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình bằng ngoại tệ.
Liên hiệp có quyền vay vốn của Ngân hàng để đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh trên quy mô toàn Liên hiệp.
Liên hiệp có quyền chung vốn với các tổ chức Ngân hàng để kinh doanh.
Lợi nhuận thu được từ sản xuất hoặc dịch vụ do Liên hiệp trực tiếp thực hiện, hoặc thực hiện thông qua các tổ chức dịch vụ không hạch toán độc lập, sau khi làm xong nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, được trích vào 3 quỹ của cơ quan Liên hiệp theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị quyết định.
IV- THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ LIÊN HIỆP
Liên hiệp toàn quốc và Liên hiệp khu vực do Bộ trưởng quản lý ngành ra quyết định thành lập, sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn.
Liên hiệp gồm các xí nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập, sau khi được Bộ trưởng quản lý ngành đồng ý.
Trong quyết định thành lập phải ghi rõ tên Liên hiệp, tên các xí nghiệp thành viên, trụ sở Liên hiệp và ngày Liên hiệp bắt đầu hoạt động. Quyết định thành lập Liên hiệp phải đăng công báo.
Mỗi Liên hiệp phải có Điều lệ riêng, có quy chế hoạt động cụ thể của Hội đồng quản trị.
NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG CHO CÁC LIÊN HIỆP THUỘC MỘT SỐ
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý trên cơ sở xây dựng các phương án kinh tế - kỹ thuật nhằm đạt các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra; tư vấn cho Tổng giám đốc trong quá trình điều hành Liên hiệp, cũng như trong việc tìm ra các phương án sản xuất, kinh doanh, tổ chức cung ứng, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hợp lý.
Trường hợp Liên hiệp nhận được kế hoạch pháp lệnh hoặc đơn hàng của Nhà nước, Tổng giám đốc Liên hiệp xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa ra Hội đồng quản trị Liên hiệp thông qua; phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh hoặc đơn hàng cho các xí nghiệp thành viên, và phải bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để các xí nghiệp thành viên thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó.
Liên hiệp kiến nghị với Nhà nước điều chỉnh, bổ sung các chính sách, chế độ về lao động - tiền lương cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Liên hiệp kiểm tra các xí nghiệp thành viên về thực hiện các định mức lao động và đơn giá tiền lương.
Đối với vật tư - kỹ thuật chuyên dùng, các xí nghiệp thành viên có thể được trực tiếp ký kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất hoặc các xí nghiệp cung ứng.
Những sản phẩm do các xí nghiệp thành viên sản xuất ngoài kế hoạch Liên hiệp giao, thì các xí nghiệp thành viên tự tiêu thụ.
Liên hiệp quản lý tài sản theo chế độ tập trung hoặc phân cấp cho các xí nghiệp thành viên tương ứng với yêu cầu và đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng Liên hiệp. Các xí nghiệp thành viên không gắn bó trực tiếp với công nghệ chính của Liên hiệp, thực hiện chế độ quản lý tài sản như quy định trong điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Trong trường hợp cần thiết phải điều động tài sản của số xí nghiệp này để hoàn thành kế hoạch chung của Liên hiệp, thì phải được xí nghiệp thành viên liên quan đồng ý, và khi hoàn thành nhiệm vụ phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
Đối với những sản phẩm, dịch vụ quan trọng do nhiều xí nghiệp trong Liên hiệp tham gia sản xuất hay thực hiện, Liên hiệp tiến hành hạch toán tổng hợp sản phẩm đó trên cơ sở hạch toán công đoạn của các xí nghiệp thành viên.
Những sản phẩn, dịch vụ của Liên hiệp giao cho xí nghiệp thành viên sản xuất hoàn chỉnh và những sản phẩm, dịch vụ do xí nghiệp thành viên tự cân đối, thì các xí nghiệp thành viên tự tổ chức hạch toán.
Đối với các vật tư, sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá mà do nhiều xí nghiệp thành viên sản xuất, Liên hiệp phải xây dựng phương án giá; nếu do một xí nghiệp thành viên thực hiện thì Liên hiệp hướng dẫn các xí nghiệp thành viên xây dựng phương án giá và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Liên hiệp được quyền định giá hoặc thoả thuận giá với khách hàng đối với những sản phẩm, dịch vụ ngoài danh mục sản phẩm do Nhà nước định giá.
Đối với nửa thành phẩm, dịch vụ sửa chữa trong nội bộ Liên hiệp, Liên hiệp căn cứ vào chế độ quản lý giá, mức giá để quy định giá thanh toán nội bộ.
Các xí nghiệp thành viên được quyền định giá hoặc thoả thuận giá với khách hàng đối với những sản phẩm, dịch vụ ngoài kế hoạch do Liên hiệp giao.
- 1Nghị định 39-CP năm 1995 ban hành Điều lệ mẫu về Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước
- 2Quyết định 90-TTg năm 1994 về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 4Chỉ thị 151-TTg năm 1980 thực hiện Điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh và các hình thức tổ chức liên hiệp sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 302-CP năm 1978 về điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành.
- 1Nghị định 39-CP năm 1995 ban hành Điều lệ mẫu về Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước
- 2Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 3Nghị định 302-CP năm 1978 về điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành.
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Chỉ thị 147-CT năm 1989 thực hiện Nghị định 27-HĐBT, 28-HĐBT và Quyết định 38-HĐBT về Điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 90-TTg năm 1994 về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 151-TTg năm 1980 thực hiện Điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh và các hình thức tổ chức liên hiệp sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định 27-HĐBT năm 1989 Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 27-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/03/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: 15/04/1989
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: 01/06/1989
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực