CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2024/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẦY THUỐC NHÂN DÂN”, “THẦY THUỐC ƯU TÚ”
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09 tháng 01 năm 2023;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
Nghị định này quy định đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hội đồng xét tặng, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
1.Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho các cá nhân bao gồm:
a)Bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, lương y, lương dược, cán bộ quản lý y tế quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng;
b)Kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền quy định tại các điểm đ, e, g, h và k khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
Điều 3. Các nguyên tắc, yêu cầu trong xét tặng
1.Thực hiện đúng các nguyên tắc khen thưởng quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng trong việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
2.Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước bao gồm “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
3.Các thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” phải là thành tích đạt được trong thời gian công tác trong ngành y tế. Chỉ được lấy thành tích khen thưởng theo công trạng làm điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
4.Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” tại đơn vị đó.
5.Không xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cho cá nhân đã bị hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
6.Chưa xem xét đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cho cá nhân đang trong thời hiệu thi hành hình thức kỷ luật khiển trách hoặc có liên quan đến các vụ, việc mà cơ quan có thẩm quyền đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đang có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, xử lý hoặc có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực do các cơ quan truyền thông, báo chí phản ánh đang được xác minh, làm rõ.
Điều 4. Cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế
1.Khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, cá nhân công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng.
2.Thời gian công tác của cá nhân làm chuyên môn kỹ thuật y tế tại các chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào và Campuchia hoặc tham gia nghĩa vụ quốc tế được nhân hệ số 1,5 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
3.Thời gian công tác trong các lĩnh vực đặc thù của ngành y tế gồm: phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, cấp cứu 115, hồi sức cấp cứu và công tác tại cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng được nhân hệ số 1,5 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
4.Cách tính thời gian đối với các cá nhân làm công tác quản lý y tế tại các cơ sở y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu y dược (sau đây gọi tắt là cơ sở y tế) vẫn trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế như sau:
a)Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở y tế thì được nhân hệ số tối đa không quá 0,5 đối với mỗi năm giữ chức vụ quản lý khi tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật và phải có văn bản phân công tham gia công tác chuyên môn;
b)Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tại các phòng, ban, văn phòng của các cơ sở y tếthì được nhân hệ số tối đa không quá 0,5 đối với mỗi năm giữ chức vụ quản lý khi tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật và phải có văn bản kiêm nhiệm công tác chuyên môn;
c)Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, điều dưỡng trưởng khoa và tương đương trở lên tại các khoa, phòng, Trung tâm liên quan trực tiếp công tác chuyên môn thì được nhân hệ số tối đa không quá 0,7 đối với mỗi năm giữ chức vụ quản lý khi tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật và có xác nhận của đơn vị.
5.Thời gian cá nhân đi học không gắn với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ y tế theo hình thức tập trung trên 12 tháng hoặc thời gian xin nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép quá thời hạn theo quy định của pháp luật được tính là thời gian công tác trong ngành y tế nhưng không được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
6.Trường hợp cá nhân có sự chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian trực tiếp làm chuyên môn thì được cộng dồn các khoảng thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế và phải có xác nhận thời gian làm chuyên môn kỹ thuật y tế tại các cơ sở y tế đã công tác.
7.Trường hợp cá nhân làm công tác giảng dạy lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chống dịch, bệnh tại các cơ sở thực hành khám bệnh, chữa bệnh thì phải có xác nhận của cơ sở thực hành khám bệnh, chữa bệnh và được đề nghị xét tặng tại đơn vị đang công tác. Trường hợp cá nhân làm công tác giảng dạy lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chống dịch, bệnh tại nhiều cơ sở thực hành khám bệnh, chữa bệnh khác nhau thì được đề nghị xét tặng tại cơ sở có thời gian thực hành lâu nhất.
1.Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
2.Cá nhân đã nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội không quá 03 năm, tính từ thời điểm nghỉ hưu mà không hoạt động chuyên môn kỹ thuật y tế được đề nghị xét tặng tại đơn vị đã công tác trước khi nghỉ hưu.
Điều 6. Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng
1.Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng.
2.Các bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là bộ, tỉnh) tổ chức xét tặng cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý và tổ chức Lễ trao tặng cho các “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được Chủ tịch nước quyết định phong tặng.
Điều 7. Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
1.Quyền lợi:
a)Được tặng Huy hiệu và Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước;
b)Được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2.Nghĩa vụ:
a)Giữ gìn hiện vật được khen thưởng;
b)Tiếp tục giữ gìn, phát huy phẩm chất, đạo đức, tài năng và là gương sáng cho đồng nghiệp noi theo và nhân dân quý trọng.
TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẦY THUỐC NHÂN DÂN”, “THẦY THUỐC ƯU TÚ”
Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”
1.Cá nhân không thuộc đối tượng tại khoản 4 Điều này phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng, có tài năng xuất sắc trong nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ về y tế, đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a)Chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
b)Là thành viên nghiên cứu chính thực hiện ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
c)Là thư ký ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
d)Là thành viên nghiên cứu chính thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
đ) Là chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và thành viên nghiên cứu chính thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
e)Là tác giả ít nhất 01 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi được bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.
Không yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến đối với cá nhân công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ và công tác trong các lĩnh vực: phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, cấp cứu 115, hồi sức cấp cứu hoặc công tác trong các cơ sở giam giữ.
2.Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có thành tích xuất sắc trong công tác y tế, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a)Đã được tặng Huân chương Lao động hoặc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc từ hạng Ba trở lên;
b)Đã được tặng ít nhất 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
c)Đã được tặng ít nhất 03 Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh;
d)Đã ít nhất 02 lần được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, tỉnh và ít nhất 01 lần được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh;
đ) Đã ít nhất 06 lần được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và 02 lần được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên.
3.Cá nhân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trên 36 tháng tính từ khi được bổ nhiệm đến thời điểm nộp hồ sơ, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên nếu tham gia xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” thì tập thể do cá nhân quản lý phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a)03 năm liền kề năm đề nghị xét tặng được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” hoặc “Đơn vị tiên tiến”, trong đó có 02 lần đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”;
b)Đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng từ cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên.
4.Cá nhân công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ ngoài đạt các tiêu chí quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng phải đạt được các tiêu chuẩn sau: có ít nhất 05 năm tính đến thời điểm xét tặng được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh ít nhất 01 lần.
Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”
Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau:
1.Các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 65 Luật Thi đua, khen thưởng.
2.Có tài năng xuất sắc trong nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ về y tế, đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a)Là chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
b)Là thành viên nghiên cứu chính thực hiện 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
c)Là tác giả ít nhất 02 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi được bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;
d)Là tác giả hoặc đồng tác giả ít nhất 01 sáng chế ứng dụng trong lĩnh vực y tế được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ cấp chứng nhận độc quyền sáng chế.
3.Có thành tích xuất sắc trong công tác y tế góp phần cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a)Đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” hoặc “Anh hùng lực lượng vũ trang”;
b)Đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
c)Đã được tặng Huân chương Lao động hoặc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc từ hạng Ba trở lên;
d)Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 02 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh.
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẦY THUỐC NHÂN DÂN”, “THẦY THUỐC ƯU TÚ”
1.Hội đồng xét tặng danh hiệu được thành lập theo 03 cấp:
a)Hội đồng cấp cơ sở;
b)Hội đồng cấp bộ, tỉnh;
c)Hội đồng cấp Nhà nước.
2.Hội đồng do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập có từ 09 đến 19 thành viên.
3.Hội đồng xét tặng có nhiệm vụ sau:
a)Tổ chức việc xét tặng theo đúng quy định của pháp luật;
b)Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c)Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng trình Hội đồng có thẩm quyền;
d)Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
4.Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” làm việc theo nguyên tắc:
a)Dân chủ, công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Kết quả họp Hội đồng xét tặng được niêm yết công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định thành lập hội đồng;
b)Các cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 90% số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và phải gửi lại phiếu bầu. Tổ Thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng phiếu bầu theo Mẫu số 10, Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c)Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp bộ, tỉnh trình; Hội đồng cấp bộ, tỉnh chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình theo quy định tại Nghị định này; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d)Hội đồng cấp cơ sở chỉ trình Hội đồng cấp bộ, tỉnh; Hội đồng cấp bộ, tỉnh chỉ trình Hội đồng cấp Nhà nước; Hội đồng cấp Nhà nước chỉ trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu thành viên đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng;
đ) Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” không tham gia các cấp Hội đồng.
5.Thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, số lượng thành viên cụ thể của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
6.Hội đồng xét tặng các cấp sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan, đơn vị đó. Hội đồng xét tặng cấp tỉnh được sử dụng con dấu của Sở Y tế khi có ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng cấp Nhà nước được sử dụng con dấu của Bộ Y tế.
7.Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” ở mỗi cấp có Tổ thư ký, do Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập. Tổ Thư ký có trách nhiệm tiếp nhận, rà soát, tóm tắt hồ sơ; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng, tổ chức cuộc họp của Hội đồng. Tổ Thư ký chịu trách nhiệm trước Hội đồng về tính hợp lệ của hồ sơ; tổng hợp kết quả xét tặng của Hội đồng; hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
8.Hội đồng cấp dưới có trách nhiệm giải quyết đơn, thư (nếu có) đối với các cá nhân được đề nghị xét tặng; thông báo cho cá nhân và đơn vị cá nhân công tác; báo cáo Hội đồng cấp trên kết quả giải quyết đơn, thư (nếu có).
9.Đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thi đua, khen thưởng của cơ quan, tổ chức là thường trực Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Đối với Hội đồng cấp Nhà nước, Bộ Y tế là thường trực Hội đồng.
10.Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của hồ sơ cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
Hội đồng cấp cơ sở được thành lập tại cơ sở y tế, cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là đơn vị) có cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, gồm:
1.Hội đồng cấp cơ sở tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) để xét tặng cho các cá nhân đã và đang công tác tại Trạm Y tế xã/phường, Trung tâm Y tế huyện và các cơ sở y tế khác đóng trên trên địa bàn huyện.
a)Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 09 đến 11 thành viên;
b)Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Trung tâm y tế huyện và Chủ tịch công đoàn cấp huyện; ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ, Phòng Y tế huyện hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị cấp huyện phụ trách quản lý về y tế, một số Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và đại diện một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (nếu có);
c)Đối tượng xét tặng là các cá nhân đã và đang công tác tại Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế cấp xã, Phòng Y tế huyện, Hội nghề nghiệp y tế và các cơ sở y tế tư nhân đóng trên địa bàn.
2.Hội đồng cấp cơ sở tại các đơn vị y tế trực thuộc bộ, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; bệnh viện tư nhân; các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm.
a)Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 09 đến 11 thành viên;
b)Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng đơn vị; Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo đơn vị và Chủ tịch công đoàn đơn vị;ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo một số khoa, phòng, ban, phân xưởng, bộ phận trực thuộc, đại diện một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (nếu có);
c)Đối tượng xét tặng là các cá nhân đã, đang công tác tại các đơn vị y tế trực thuộc bộ, ngành; các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; bệnh viện tư nhân, doanh nghiệp sản xuất dược phẩm.
3.Hội đồng cấp cơ sở tại Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a)Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 09 đến 11 thành viên;
b)Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Y tế; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn và Phó Giám đốc Sở Y tế; ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị liên quan và đại diện một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (nếu có);
c)Đối tượng xét tặng là các cá nhân đã, đang công tác tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị y tế thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không đủ điều kiện thành lập Hội đồng cấp cơ sở.
4.Hội đồng cấp cơ sở tại cơ quan Bộ Y tế
a)Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 09 đến 11 thành viên;
b)Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Bộ Y tế; Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Văn phòng Bộ và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ; ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo; đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục thuộc Bộ và một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (nếu có);
c)Đối tượng xét tặng là các cá nhân đã, đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế và các cơ quan trung ương không đủ điều kiện thành lập Hội đồng.
5.Trường hợp Hội đồng không đủ số lượng thành viên theo quy định hoặc người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đều là ứng viên đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” thì báo cáo đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp để cho ý kiến cử bổ sung thành viên tham gia Hội đồng.
Điều 12. Hội đồng cấp bộ, tỉnh
1.Hội đồng cấp Bộ Y tế, thành phần Hội đồng gồm:
a)Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 11 đến 15 thành viên;
b)Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế;
c)Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Y tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế;
d)Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục và một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
2.Hội đồng cấp bộ của các bộ, ban, ngành ở trung ương có y tế ngành (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp bộ, ngành), thành phần Hội đồng gồm:
a)Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 11 đến 15 thành viên;
b)Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ, ngành;
c)Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo y tế ngành, Chủ tịch công đoàn bộ, ngành;
d)Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo đơn vị thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ngành; đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục chức năng, phòng, ban, cơ sở y tế, một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
3.Trường hợp bộ, ngành ở trung ương có y tế ngành không đủ điều kiện thành lập Hội đồng quy định tại khoản 2 Điều này, lãnh đạo bộ, ngành giao Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hướng dẫn, tổng hợp kết quả xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở để trình lãnh đạo bộ, ngành đề nghị Bộ Y tế xét duyệt chung tại Hội đồng Bộ Y tế.
4.Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phần Hội đồng gồm:
a)Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 11 đến 15 thành viên;
b)Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c)Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế;
d)Các ủy viên Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Y tế; đại diện lãnh đạo: Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, đơn vị phụ trách công tác thi đua - khen thưởng của Sở Y tế, một số đơn vị thuộc/trực thuộc Sở Y tế; đại diện Hội nghề nghiệp về y, dược và một số “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
Điều 13. Hội đồng cấp Nhà nước
1.Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 15 đến 19 thành viên.
2.Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, gồm:
a)Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế;
b)Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Y tế, đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
c)Các ủy viên Hội đồng là đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội nghề nghiệp về y, dược; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Y tế, gồm: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, các Vụ, Cục có liên quan và một số “Thầy thuốc nhân dân”.
3.Hội đồng cấp Nhà nước hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẦY THUỐC NHÂN DÂN”, “THẦY THUỐC ƯU TÚ”
Điều 14. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
1.Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” bao gồm:
a)Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b)Bản sao quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan;
c)Bản sao giấy chứng nhận hoặc quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, bằng độc quyền sáng chế (nếu có);
d)Bản sao biên bản nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên; Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
đ) Xác nhận thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế. Trường hợp cơ sở y tế bị giải thể, sáp nhập thì cấp trên trực tiếp của đơn vị đó xác nhận thời gian làm chuyên môn kỹ thuật y tế.
2.Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” bao gồm:
a)Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b)Bản sao Quyết định và Bằng chứng nhận phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”;
c)Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
3.Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” gửi 01 hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
4.Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý, sự chính xác các thông tin đã kê khai trong hồ sơ. Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các bản chính hoặc tài liệu gốc để đối chiếu.
5.Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận.
6.Hội đồng cấp dưới gửi 01 bộ hồ sơ lên Hội đồng cấp trên bao gồm:
a)Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b)Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, ‘Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c)Biên bản giới thiệu và kết quả lấy ý kiến theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d)Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, ‘Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Danh sách trích ngang thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
e)Danh sách trích ngang thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Báo cáo về quy trình xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
h) Quyết định thành lập Hội đồng;
i) Hồ sơ thầy thuốc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
7.Hội đồng cấp Nhà nước gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nội vụ thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định bao gồm:
a)Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo danh sách đề nghị xét tặng;
b)Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;
c)Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.
1.Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu gửi hồ sơ về Hội đồng cấp cơ sở chậm nhất là ngày 01 tháng 7 của năm xét tặng.
2.Hội đồng cấp cơ sở gửi hồ sơ về Hội đồng cấp bộ, tỉnh chậm nhất là ngày 15 tháng 8 của năm xét tặng.
3.Hội đồng cấp bộ, tỉnh gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Nhà nước chậm nhất là ngày 15 tháng 10 của năm xét tặng.
4.Hồ sơ đề nghị xét tặng bản giấy (bản chính) được nộp trực tuyến và trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Thường trực Hội đồng quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5.Thường trực Hội đồng các cấp tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định tại Điều 14 Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày Thường trực Hội đồng tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cá nhân, Hội đồng cấp dưới để bổ sung hồ sơ. Sau khi nhận được thông báo, trong thời hạn 10 ngày, cá nhân, Hội đồng cấp dưới phải hoàn thành việc bổ sung hồ sơ.
Điều 16. Trình tự xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở
1.Cá nhân đề nghị xét tặng lập hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ xét tặng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định này và gửi trực tiếp hồ sơ xét tặng bản giấy (bản chính), đồng thời gửi đính kèm các tệp tin điện tử hoặc gửi hồ sơ xét tặng bằng hình thức trực tuyến hoặc qua đường bưu chính tới Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).
2.Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a)Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
b)Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;
c)Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;
d)Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để lấy phiếu xác định mức độ tin cậy, kính trọng của người bệnh, đồng nghiệp đối với cá nhân đề nghị xét tặng (sau đây gọi tắt là phiếu). Hội nghị chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ trung cấp trở lên được triệu tập dự họp, trong đó có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên được triệu tập trong đơn vị tham gia Hội nghị. Đối với đơn vị có số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ 500 người trở lên, việc tổ chức giới thiệu và lấy phiếu do người đứng đầu đơn vị quyết định và hướng dẫn. Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản. Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt ít nhất 80% số người đồng ý trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;
đ) Tổng hợp, gửi tài liệu quy định tại điểm c khoản này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
3.Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a)Hội đồng tiến hành họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên của Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
b)Thông báo bằng hình thức niêm yết công khai danh sách kết quả xét chọn của Hội đồng tại trụ sở làm việc của đơn vị và đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan trong thời hạn 10 ngày;
c)Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d)Sau khi hết thời hạn thông báo tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp cơ sở ký Tờ trình trình Hội đồng cấp bộ, tỉnh xem xét.
Điều 17. Trình tự xét tặng tại Hội đồng cấp bộ, tỉnh
1.Hội đồng cấp bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.
2.Thường trực Hội đồng cấp bộ, tỉnh tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, e, và g khoản 6 Điều 14 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
3.Hội đồng cấp bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a)Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
b)Thông báo công khai kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin của bộ, tỉnh trong thời hạn 10 ngày;
c)Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d)Sau khi hết thời hạn thông báo tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp cơ sở hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp bộ, tỉnh ký Tờ trình trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét.
4.Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và Ban Cán sự đảng các bộ, ngành, xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý và các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”.
Điều 18. Trình tự xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước
1.Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp bộ, tỉnh.
2.Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp bộ, tỉnh trình; tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu (nếu có); gửi tài liệu quy định tại các điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6 Điều 14 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
3.Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:
a)Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”. Các cá nhân đạt ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định;
b)Thông báo công khai kết quả xét chọn trênCổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống trong thời gian 10 ngày;
c)Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d)Sau khi hết thời hạn thông báo quy định tại điểm b khoản này, Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước. Bộ Y tế gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định.
Điều 19. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở y tế
1.Bộ Ytế
a)Chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
b)Ban hành kế hoạch, văn bản thông báo triển khai xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” trước mỗi đợt xét tặng;
c)Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
d)Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (nếu có) đối với các cấp hội đồng.
2.Các bộ, ngành, địa phương
a)Người đứng đầu bộ, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện xét tặng theo quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị lên Hội đồng cấp trên;
b)Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (nếu có) đối với Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp bộ, tỉnh, thuộc thẩm quyền;
c)Người đứng đầu các bộ, ban, ngành bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp bộ và các chi phí khác liên quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt ngân sách chi cho các hoạt động xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp tỉnh và các chi phí khác liên quan;
d)Bộ Nội vụ phối hợp và bảo đảm tiến độ thời gian trình khen thưởng để kịp tổ chức công bố và trao thưởng vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam năm đề nghị xét tặng.
3.Các cơ sở y tế
a)Xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến để có được đội ngũ thầy thuốc đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
b)Các cơ sở y tế có cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” thực hiện xét tặng theo quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị lên Hội đồng cấp trên;
c)Phối hợp với các cơ quan, đơn vị giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” đã được thông qua tại các Hội đồng xét tặng của đợt xét lần thứ 14 - năm 2023 và đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa có Quyết định của Chủtịch nước phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” thì được tiếp tục xét tặng theo quy định tại Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.
2. Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
| TM. CHÍNH PHỦ |
MẪU HỒ SƠ XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẦY THUỐC NHÂN DÂN”, “THẦY THUỐC ƯU TÚ”
(Kèm theo Nghị định số 25/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ)
Tờ trình về việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” | |
Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” (Kèm theo Tờ trình) | |
Biên bản giới thiệu và kết quả lấy ý kiến quần chúng đối với danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” | |
Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” | |
Danh sách trích ngang thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” | |
Danh sách trích ngang cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” | |
Báo cáo về quy trình xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” | |
Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” | |
Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” | |
Phiếu bầu về việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” | |
Phiếu bầu về việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” |
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../TTr-……. | ……, ngày…..tháng…..năm…… |
Về việc đề nghị xét tặng danh hiệu
“Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
Kính gửi: | Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cấp…………………………. |
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số…..…ngày……tháng……năm……..của Chính phủ quy địnhvề xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cấp……..đã họp ngày………tháng…….năm…..Căn cứ vào tiêu chuẩn và quy trình xét tặng, kính đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cấp………xét, trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu:
Thầy thuốc nhân dân cho: người
Thầy thuốc ưu tú cho: người
(Có danh sách và hồ sơ kèm theo)
Trong quá trình tiến hành xét, Hội đồng bảo đảm xét đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình đã quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số …. ngày….tháng…..năm…. của Chính phủ.
| CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU
THẦY THUỐC NHÂN DÂN , THẦY THUỐC ƯU TÚ
(Kèm theo Tờ trình số: ................../TTr-..........ngày .../.../...... của……)
1. Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”
TT | Học hàm, học vị hoặc ông/bà(1) | Họ và tên(2) | Chức vụ,đơnvị công tác(3) |
1. | |||
2. | |||
… |
2. Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”
TT | Học hàm, học vị hoặc ông/bà(1) | Họ và tên(2) | Chứcvụ, đơn vị công tác(3) |
1. | |||
2. | |||
… |
Ghi chú:
(1)Chỉ ghi học hàm từ phó giáo sư và học vị từ thạc sĩ trở lên (dưới trình độ đào tạo thạc sĩ ghi ông hoặc bà), đối với cá nhân thuộc lực lượng vũ trang ghi rõ quân hàm, học hàm, học vị.
(2), (3) Viết đầy đủ không viết tắt; chức vụ chính quyền (không ghi chức vụ đoàn thể); viết đầy đủ tên đơn vị công tác các cấp quản lý.
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
……, ngày…..tháng…..năm…… |
1.Phiên họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trongđơnvị ngày…..tháng….năm…..dưới sựchủ trì của………………………………..phổbiến tiêu chuẩn xét chọndanh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” và giới thiệu công khainhữngngười đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
2.Tham gia phiên họp có……………………người.
3.Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị trao đổi thành tích công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm.
4.Đơn vị đã đề cử………đồng chí vào ban kiểm phiếu, gồm các ông (bà) sau:
-Trưởng ban kiểm phiếu:………………………………………………………………
- Các ủy viên:
+ ……………………………………………………………………………………..
+ ………………………………………………………………………………………
5.Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị:……………….người.
- Số người có trình độ trung cấp trở lên tham gia lấy ý kiến……………người.
-Số người có trình độ trung cấp y dược trở lên tham gia lấy ý kiến:.........người.
-Số người không tham gia lấy ý kiến:…………….người.
Lý do:……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
-Sốphiếu phát ra:…………………………………………… phiếu.
-Số phiếu thu về hợp lệ:……………………………………… phiếu.
-Số phiếu thu về khônghợplệ:……………………………….. phiếu
6.Kết quả lấy ý kiến danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốcưutú”:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Chứcvụ,nơicông tác | Số phiếu đạt | Tỷ lệ (%) |
7. Số cá nhân có số phiếu đạt từ 80% trở lên:………..người.
THƯ KÝ | TM.HỘI ĐỒNG |
Ghi chú:
1.Ghi đủ số cá nhân trong danh sách bỏ phiếu, xếp thứ tự theo số phiếu từ cao đến thấp; Thầy thuốc nhân dân đến Thầy thuốcưutú.
2.Tỷ lệ % = Số phiếu đồng ý/Tổng số người tham gia lấy phiếu.
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
……, ngày…..tháng…..năm…… |
Họp và kết quả bỏ phiếu xét tặng danh hiệu
“Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
1.Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưutú”……………..được thành lập theo Quyết định số:……ngày…..tháng…..năm……của………..
2.Hội đồng họpngày…..tháng…..năm……dưới sự chủ trì của ông (bà)………………….Chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” lần thứ…………….
3. Tham gia phiên họp có ……….. thành viên.
4.Ông (bà)……………………..thaymặt Hội đồng xét tặng danhhiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốcưutú” báo cáo thành tích của các cá nhân. Hội đồng đã bám sát các tiêu chuẩn hướng dẫn tại Nghị định số………………của Chính phủ hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồsơxét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để nghiên cứu, thảo luận, xem xét thành tích của các cá nhân.
Các vấn đề chính được Hội đồng thảo luận:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Hội đồng đã thống nhất bỏ phiếu đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” cho…………….. cá nhânvà “Thầy thuốc ưu tú” cho…………………..cá nhân.
5.Hộiđồng đã bầu ……..thành viên vào bankiểm phiếu, gồmcác ông (bà) sau:
-Trưởng ban kiểm phiếu:………………………………………………………..
- Các uỷ viên:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
6.Tổng số thành viên trong Hội đồng theo quyết định:…………….người.
-Số phiếu phát cho các thành viên Hội đồng:……………phiếu.
-Số phiếu thu vềhợp lệ:…………………………………phiếu.
-Số phiếu thu về không hợp lệ:……………………phiếu.
7.Kết quả kiểm phiếu bầu danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ,nơicông tác | Số phiếu đạt | Tỷ lệ (%) |
8.Số cá nhân có ít nhất 90% số phiếu đồng ý trên tổng số thành viên Hội đồng:…..người.
THƯ KÝ | TM.HỘI ĐỒNG |
Ghi chú:
1.Ghi đủ số cá nhân trong danh sách bỏ phiếu, xếp thứ tự theo số phiếu từ cao - thấp; Thầy thuốc nhân dân” đến “Thầy thuốc ưu tú”.
2.Tỷ lệ % = Số phiếu đồng ý/Tổng số thành viên trong quyết định thành lập Hội đồng.
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH TRÍCH NGANG THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẦY THUỐC NHÂN DÂN”
TT | Đơnvị trình | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ,đơnvị công tác | Dân tộc thiểu số | Trình độ đào tạo | Học hàm, học vị | Thâm niên công tác | Sốnăm làmCMKT | Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến,ứngdụng KH | Thành tích về khen thưởng | Sốphiếu tín nhiệm | Ghi chú |
| |||
Nam | Nữ |
| |||||||||||||||
Quần chúng (%) | HĐ Cơsở(số phiếu) | HĐ bộ, tỉnh (số phiếu) |
| ||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
|
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày .... tháng.... năm…… |
Ghi chú:
-Cột (6): Ghi chức vụ hiện tại cao nhất hoặc01 chức vụ tiền nhiệm cao nhất (nếu có).
-Cột (7): Chỉ những cá nhân là người dân tộcthiểusố mớiđượcghi vào.
-Cột (12): Chỉ ghi những nhiệm vụ khoa học công nghệ, sáng kiến theo quy định tại tiêu chuẩn xét tặng. Ghi rõ tên, số, ngày tháng công nhận, nghiệm thu.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A tham gia 01 đề tài cấp Nhà nước, Chủ nhiệm 02 Đề tài cấp bộ, tỉnh, thì cột 12 ghi: Tham gia 01 NCKH cấp NN: tên đề tài, Quyết định công nhận số.... ngày......
-Cột (13): Khai thứ tự danh hiệu vinh dự nhà nước, danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, từ khen cao xuống khen thấp:
+ Anh hùng Lao động;
+ Huân chương, Bằng khen Chính phủ, Bằng khen bộ (tỉnh);
+ Chiến sĩ thi đua toàn quốc, cấp bộ (tỉnh), cấp cơ sở.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A từ khi đạt Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” năm 2008 đã đạt 01 Huân chương Lao động hạng Ba năm 2012 (theo ngày, tháng, năm ký quyết định), 01 Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2009 và 01 Bằng khen của tỉnh năm 2011, 02 lần CSTĐ cấp bộ năm 2010 và năm 2014. Cột (13) sẽ ghi là:
-01 HCLĐ3:2012.
-01 BKbộ, tỉnh: 2009,2011.
-02 CSTĐ bộ: 2010, 2014.
-Đềnghị soạn thảo trên hệđiều hành Microsoft Word, Font chữ Unicode, kiểu chữ Times New Roman.
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH TRÍCH NGANG THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẦY THUỐC ƯU TÚ”
TT | Đơnvị trình | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ,đơnvị công tác | Dân tộc thiểu số | Trình độ đào tạo | Học hàm, học vị | Thâm niên công tác | Sốnăm làmCMKT | Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến,ứngdụng KH | Thành tích về khen thưởng | Sốphiếu tín nhiệm | Ghi chú |
| |||
Nam | Nữ |
| |||||||||||||||
Quần chúng (%) | HĐ Cơsở(số phiếu) | HĐ bộ, tỉnh (số phiếu) |
| ||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
|
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày .... tháng.... năm…… |
Ghi chú:
-Cột (6): Ghi chức vụ hiện tại cao nhất hoặc 01 chức vụ tiền nhiệm cao nhất (nếu có).
-Cột (7): Chỉ những cá nhân là người dân tộc thiểu số mới được ghi vào.
-Cột (12): Chỉ ghi những nhiệm vụ khoa học công nghệ, sáng kiến theo quy định tại tiêu chuẩn xét tặng. Ghi rõ tên, số, ngày tháng công nhận, nghiệm thu. Ví dụ: ông Nguyễn Văn A chủ nhiệm 02 đề tài cấp cơ sở, thì cột (12) ghi:
Chủ nhiệm 02 ĐT cấp cơ sở 2011, 2013:
+ ĐT cấp cơ sở 2011: tên đề tài, Quyết định công nhận đề tài số…….ngày.
+ ĐT cấp cơ sở 2013: tên đề tài, Quyết định công nhậnđề tài số……...ngày.
-Cột (13): Khai thứ tự khen thưởng trước danh hiệu thi đua sau, từ khen cao xuống khen thấp:
+ Huân chương, Bằng khen Chính phủ, Bằng khen bộ (tỉnh).
+ Chiến sĩ thi đua toàn quốc, cấp bộ (tỉnh), cấp cơ sở.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đạt 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 (theo ngày, tháng, năm ký quyết định), phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2013; 02 Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2009, 2013 và 01 Bằng khen của tỉnh năm 2011, 2 lần CSTĐ cấp bộ năm 2007 và năm 2013; 06 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Cột 13 sẽ ghi là:- 01 BKCP: 2008.
-01 CSTĐTQ:2013.
-03 BK bộ,tỉnh: 2009, 2011, 2013.
-02 CSTĐ bộ: 2007, 2013.
-06 CSTĐ cơ sở: 2001, 2007, 2009 -2011.
-Đềnghị soạn thảo trên hệđiều hành Microsoft Word, Font chữ Unicode, kiểu chữ Times New Roman.
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
….., ngày….tháng…..năm….. |
Quy trình xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”
Kính gửi: | Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưutú”……………………………. |
Thực hiện Nghị định số………ngày……tháng……năm…….của Chínhphủ quy định về hướng dẫn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cấp…………………….đãtriểnkhai các bước theo quy định, kết quả như sau:
I.Thành lập Hội đồng -Phổ biếnvăn bảnhướng dẫn
-Quyết định thành lập Hội đồng số…….ngày………., Hội đồng có…..thành viên.
-Thời gian, thành phần, số lượng đơn vị, người tham dựphổbiến Nghị định và các văn bản hướng dẫn:
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
-Tổng số cá nhân của các Hội đồng cấp dưới trực tiếp đề nghị xét tặng:
+ Thầy thuốc nhân dân:………………………..người.
+ Thầy thuốc ưu tú:………………………………..người.
II.Hội nghị quần chúng
-Số cá nhân trong danh sáchtổchức hội nghị quần chúng:
+ Thầy thuốc nhân dân:…………………………..người.
+ Thầy thuốc ưu tú:………………………………..người.
-Số cá nhân đạt ít nhất 80% số người ủng hộ trên tổng số người tham gia lấy ý kiến:
+Thầythuốc nhân dân:…………………………..người.
+ Thầy thuốc ưu tú:……………………………….người.
-Kết quả:
+ Thầy thuốc nhân dân:…………………………người.
+ Thầy thuốc ưu tú:………………………………..người.
III.Hội đồng bỏ phiếu tín nhiệm
-Số cá nhân trong danh sách bỏ phiếu tín nhiệm:
+ Thầy thuốc nhân dân:……………………………người.
+ Thầy thuốc ưu tú:………………………………..người.
-Số cá nhân có số phiếu đồng ý từ 90%/tổng số thành viên Hội đồng trở lên:
+ Thầy thuốc nhân dân:………………………….người.
+ Thầy thuốc ưu tú:…………………………………..người.
-Số cá nhân có số phiếu đồng ý dưới 90%/tảng số thành viên Hội đồng:
+ Thầy thuốc nhân dân:……………………………………người.
+ Thầy thuốc ưu tú:………………………………………người.
-Số cá nhân đủ điều kiện được Hội đồng cấp……………………………….đềnghị lên Hộiđồng cấp…………….là:
+ Thầy thuốc nhân dân:………………………………..người.
+ Thầy thuốc ưu tú:…………………………………….người.
| CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”
I.Tiểu sử bản thân
1.Họ và tên: Giới tính:
2.Ngày, tháng, năm sinh: Dân tộc thiểu số:
3.Số căn cước công dân:
4.Quê quán:
5.Chỗ ở hiện nay:
6.Nơi công tác:
7.Chức danh,đơnvị công tác hiện nay (Đối với cán bộ đã nghỉ hưu ghi đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu và hiện nay làm gì):
8.Chức vụ hiện nay:
9.Học hàm, học vị:
10.Trình độ chuyên môn được đào tạo: (ghi rõ thời gian và hệ đào tạo: chính quy, không chính quy và các hình thức khác ...).
11.Năm được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”:
12.Khenthưởng: (ghi thành tích khen thưởng liên quan đến tiêu chuẩn).
13.Kỷ luật: (thời gian, hình thức, lý do).
II.Quá trình công tác
(Ghi rõ quá trình công tác từ khi bắt đầu làm trong ngành y đến nay; từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm nào, làm gì, đơn vị nào).
Thời gian công tác (Từ ngày...tháng...năm đến...) | Chứcdanh, chức vụ,đơnvị công tác |
III.Phẩm chất đạo đức, chính trị
1.Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, pháttriểnkhoa học, kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng.
IV.Thành tích nghiên cứu khoa học
Số TT | Tên: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến, sáng chế | Vai trò đóng góp | Cấp công nhận, năm |
(1) | (2) | (3) | (4) |
V.Tài năng và cống hiến
Nêunhững thành tích nổi bật của cá nhân đã đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân (kể cả chuyên môn và quản lý).
LỜI CAM KẾT
…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
...., ngày.... tháng.... năm.... |
Ghichú:
-Font chữ Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
-Phần khai khen thưởng: Chỉ ghi những hình thức khen thưởng liên quan đến tiêu chuẩn của Danh hiệu TTND (Điều 8, Chương II).
-Phần tài năng, cống hiến: nêu những thành tích đóng góp chính, nổi bật cho đơn vị, ngành và Tổ quốc.
-Chỉ khainhữngnhiệm vụ khoa học công nghệ, sáng kiến được công nhận từ sau khi được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.
-Báo cáo tóm tắt thành tích phải ký nháytừngtrang.
-Hồ sơ cá nhân không được đóng quyển.
-Đềnghị cá nhân cam kết về độ tin cậy, tính chính xác của hồ sơ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-Lưu ý: Đối với trường thông tin giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quê quán, chỗ ở hiện nay không cần khai báo nếu nộp hồ sơ theo dịch vụ công mức độ 4.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”
I. Tiểu sử bản thân
1.Họ và tên: Giới tính:
2.Ngày, tháng, năm sinh: Dân tộc thiểu số:
3.Số căn cước công dân:
4.Quê quán:
5.Chỗ ở hiện nay:
6.Nơi công tác:
7.Chức danh,đơnvị công tác hiện nay (Đối với cán bộ đã nghỉ hưu ghi đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu và hiện nay làm gì).
8.Chức vụ hiện nay:
9.Học hàm, học vị:
10.Trình độ chuyên môn được đào tạo: (ghi rõ thời gian và hệ đào tạo: chính quy, không chính quy và các hình thức khác...).
11.Khen thưởng: (ghi thành tích khen thưởng liên quan đến tiêu chuẩn).
12.Kỷ luật: (thời gian, hình thức, lý do).
II. Quá trình công tác
(Ghi rõ quá trình công tác từ khi bắt đầu làm trong ngành y đến nay; từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm nào, làm gì, đơn vị nào).
Thời gian công tác (Từngày...tháng...năm đến...) | Chức danh,chứcvụ,đơnvị công tác |
III.Phẩm chất đạo đức, chính trị
1.Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học, kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng.
IV.Thành tích nghiên cứu khoa học
Số TT | Tên: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến, sáng chế | Vai trò đóng góp | Cấp công nhận, năm |
(1) | (2) | (3) | (4) |
V.Tài năng và cống hiến
Nêu những thành tích nổi bật của cá nhân đã đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân (kể cả chuyên môn và quản lý).
LỜI CAM KẾT
…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
...., ngày.... tháng.... năm.... |
Ghi chú:
-Font chữ Unicode,kiểuchữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
-Phần khai khen thưởng: Chỉ ghi những thành tích khen thưởng liên quan đến tiêu chuẩn của Danh hiệu TTƯT (Điều 9, Chương II).
-Phần tài năng, cống hiến: nêu những thành tích đóng góp chính, nổi bật cho đơn vị, ngành và Tổ quốc.
-Báo cáo tóm tắt thành tích phải được ký nháy từng trang.
-Hồ sơ cá nhân khôngđượcđóng quyển.
-Đềnghị cá nhân cam kết vềđộtin cậy, tính chính xác của hồ sơ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-Lưu ý: Đối với trường thông tin giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quê quán, chỗ ở hiện nay không cần khai báo nếu nộp hồ sơ theo dịch vụ công mứcđộ 4.
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
….., ngày….tháng…..năm….. |
Về việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”
(Nếu thành viên Hội đồng không đồng ý với cá nhân nào, đề nghị gạch ngang tên cá nhân đó)
TT | Họ và tên | Chức danh,chứcvụ,đơnvị công tác |
1 | ||
2 | ||
3 |
HỘI ĐỒNG CẤP ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
….., ngày….tháng…..năm….. |
Về việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”
(Nếu thành viên Hội đồng không đồng ý với cá nhân nào, đề nghị gạch ngang tên cá nhân đó)
TT | Họ và tên | Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác |
1 | ||
2 | ||
3 |
- 1Nghị định 41/2015/NĐ-CP Quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân", "Thầy thuốc Ưu tú"
- 2Công văn 2925/BYT-TT-KT năm 2019 giải đáp thắc mắc về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú" do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 7888/QĐ-BYT năm 2018 về Kế hoạch xét tặng Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú" lần thứ 13 - năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 105/QĐ-TTg về thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú lần thứ 13 - năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 61/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"
- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Công văn 2925/BYT-TT-KT năm 2019 giải đáp thắc mắc về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú" do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 7888/QĐ-BYT năm 2018 về Kế hoạch xét tặng Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú" lần thứ 13 - năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Luật Thi đua, Khen thưởng 2022
- 8Quyết định 105/QĐ-TTg về thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú lần thứ 13 - năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 61/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"
Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"
- Số hiệu: 25/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2024
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Trần Lưu Quang
- Ngày công báo: 14/03/2024
- Số công báo: Từ số 409 đến số 410
- Ngày hiệu lực: 15/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết