- 1Nghị quyết số 54-CP về những chủ trương cơ bản và toàn diện nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản thực hiện tốt nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của trung ương Đảng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 354-TTg về biện pháp tăng cường quản lý công tác kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 217-HĐBT năm 1985 ban hành Quy chế về giao thầu và nhận thầu trong xây dựng cơ bản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 01/TTLT năm 1983 về việc lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng do Uỷ Ban kế hoạch nhà nước - Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 12-TC/ĐTXD-1985 hướng dẫn trích lập, quản lý và sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư liên tịch 72-TT/LB năm 1983 hướng dẫn thưởng, phạt về trách nhiệm hoàn thành thiết kế, xây lắp đưa công trình vào sản xuất, sử dụng do Uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước-Bộ tài chính ban hành
- 5Thông tư 35-TC/CĐKT-1983 hướng dẫn phương pháp kế toán ở đơn vị chủ đầu tư theo chế độ cấp phát, cho vay và thanh toán trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 36-TC/CĐKT-1983 quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232-CP | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 1981 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘ ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 232 - CP NGÀY 6-6-1981 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để tăng cường quản lý công tác xây dựng cơ bản;
Theo đề nghị của đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 7 và 8 tháng 11 năm 1980,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1 - Ban hành kèm theo nghị định này bản Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản.
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ)
Điều 1 - Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản phải thể hiện đúng đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và chính sách phát triển kinh tế, văn hoá của Đảng và Nhà nước, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên của đất nước, tận dụng tiềm lực lao động, đất đai và mọi tiềm lực sản xuất khác để xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải bảo đảm nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, đạt được hiệu quả kinh tế, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Điều 2 - Những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản
1. Thực hiện kế hoạch hoá toàn diện và đồng bộ công việc đầu tư xây dựng cơ bản, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng đến giai đoạn xây lắp, hoàn chỉnh công trình đầu tư, đưa công trình vào sản xuất, sử dụng.
2. Quản lý chặt chẽ hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và vận dụng các đòn bảy kinh tế nhằm kết hợp đúng đắn ba lợi ích, trong đó rất coi trọng lợi ích chính đáng của người lao động để sớm đưa các công trình vào sản xuất, sử dụng với chất lượng tốt, giá thành hạ.
3. Tuân thủ trình tự xây dựng cơ bản.
4. Thực hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước về kinh tế - kỹ thuật đối với toàn bộ công tác xây dựng cơ bản, nhằm bảo đảm đầu tư đúng phương hướng, nhiệm vụ của thời kỳ kế hoạch, đạt hiệu quả kinh tế cao và trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
5. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh, đề cao trách nhiệm của các tổ chưc sản xuất, kinh doanh đối với việc sử dụng vốn đầu tư; phân định quản lý vốn đầu tư với quản lý xây dựng, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trong quản lý vốn đầu tư và quản lý xây dựng bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Điều 3 - Phạm vi và trình tự xây dựng cơ bản.
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được dùng để:
- Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi mới kỹ thuật;
- Khai hoang trồng mới, xây dựng đồng ruộng, bảo vệ và cải tạo đất, gây đàn gia súc, gia cầm ban đầu ...;
- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng;
- Duy trì năng lực sản xuất của các xí nghiệp khai thác mỏ;
- Khôi phục các tài sản cố định bị thiên tai, địch hoạ làm hư hại.
2. Công tác xây dựng cơ bản phải được tiến hành đúng trình tự, theo ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn chuẩn bị xây dựng và giai đoạn xây lắp.
Các cơ quan lập kế hoạch, chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, cũng như các cơ quan khác có liên quan đến thực hiện đầu tư đều phải tuân thủ các trình tự xây dựng cơ bản do bản điều lệ này quy định.
Điều 4 - Đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối tượng để được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản là công trình hoặc liên hiệp công trình.
1. Công trình xây dựng phải thực hiện trên một địa điểm nhất định, một tuyến nhất định theo quy hoạch xây dựng hoặc trên địa điểm đã có công trình (nếu là xây dựng mở rộng, cải tạo, phục hồi). Mỗi công trình bao gồm một hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu rõ trong luận chính kinh tế kỹ thuật.
2. Liên hiệp công trình bao gồm nhiều công trình và hạng mục công trình tập trung tại một địa điểm hay một khu vực, hình thành các giai đoạn sản xuất rõ rệt và có liên quan hữu cơ với nhau về mặt công nghệ sản xuất, để làm ra sản phẩm cuối cùng hoặc để lợi dụng tổng hợp.
3. Hạng mục công trình không phải là đối tượng để được cấp vốn đầu tư xây dựng mới; không cho phép xé lẻ một công trình ra nhiều hạng mục công trình để xin vốn đầu tư.
Điều 5- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư; chi phí về thiết kế và xây dựng; chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí kiến thiết cơ bản khác ghi trong tổng dự toán được duyệt.
Điều 6- Trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý xây dựng cơ bản.
1. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh), là chủ quản đầu tư các công trình thuộc ngành hoặc địa phương quản lý.
Bộ trưởng chịu trách nhiệm thống nhất quản lý trong toàn ngành về chủ trương đầu tư và về các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc đầu tư xây dựng các công trình thuộc ngành hoặc lĩnh vực được phân công quản lý.
Chủ quản đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của các công trình và chịu trách nhiệm chung về kết quả cuối cùng của việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của ngành hoặc địa phương mình.
2. Người đứng đầu các tổ chức sản xuất, kinh doanh như liên hiệp các xí nghiệp, tổng công ty, công ty, xí nghiệp liên hợp, xí nghiệp, là chủ đầu tư các công trình xây dựng thuộc tổ chức mình.
Đối với các công trình không có tính chất sản xuất, kinh doanh thì người đứng đầu cơ quan hoặc tổ chức xã hội quản lý công trình ấy là chủ đầu tư.
Chủ đầu tư là người có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý vốn đầu tư và về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Khi thay đổi người chủ đầu tư thì người mới thay thế phải chịu trách nhiệm thừa kế về toàn bộ công việc đầu tư.
3. Các tổ chức khảo sát, thiết kế, chế tạo và cung ứng thiết bị, thi công xây lắp, cung ứng vật tư và vận tải có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế ký kết với chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các hợp đồng đó.
Cơ quan quản lý cấp trên của các tổ chức nói trên có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức trực thuộc thi hành đúng trách nhiệm đã được quy định trong bản điều lệ này.
4. Ngân hàng đầu tư và xây dựng có quyền tham gia việc thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật, nhất là thẩm tra hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư; khi chủ trương đầu tư đã được xét duyệt và đã có chỉ tiêu kế hoạch xây dựng của Nhà nước, ngân hàng có trách nhiệm bảo đảm cho vay và cấp vốn (sau đây gọi chung là cấp vốn) theo tiến độ xây dựng; phải bồi thường thiệt hại do việc giải quyết vốn chậm trễ gây ra; đồng thời có trách nhiệm thu hồi vốn đã bỏ ra; ngân hàng có quyền từ chối không cấp vốn nếu xét thấy việc sử dụng vốn đã cấp không đúng mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư, sai chế độ chính sách của Nhà nước.
Điều 7 - Công tác chuẩn bị đầu tư.
Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải được chuẩn bị chu đáo các công việc sau đây:
1. Xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng công trình.
2. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước, nếu là công trình có liên quan đến nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm trong nước hoặc ngoài nước.
3. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm để có căn cứ lập luận chứng kinh tế kỹ thuật.
4. Lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Điều 8 - Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
1. Tất cả các cơ quan, đơn vị có công trình đầu tư (không phân biệt nguồn vốn, hình thức đầu tư cũng như cấp quản lý) từ nay không lập nhiệm vụ thiết kế mà phải lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, để từ đó quyết định chủ trương đầu tư.
Riêng đối với những công trình có vị trí quan trọng quyết định cơ cấu và tốc độ phát triển nền kinh tế quốc dân, thì trước khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật phải có dự án đầu tư. Dự án đầu tư này được vận dụng theo nội dung quy định ở điều 9 của bản điều lệ này.
Khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, chủ đầu tư hoặc chủ quản đầu tư có nhiệm vụ và có quyền yêu cầu các cơ quan quản lý hữu quan của Nhà nước phát biểu ý kiến về các vấn đề có liên quan đến công trình như tài nguyên, nguồn nước, điện, vận tải, môi trường, phòng cháy, bảo vệ di tích văn hoá, lịch sử, quốc phòng, v.v... Các cơ quan được yêu cầu phát biểu ý kiến phải trả lời chính thức bằng văn bản về phần mình quản lý trong thời hạn quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về những tài liệu do mình cung cấp.
Điều 9 - Nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Nội dung chủ yếu để làm căn cứ tính toán, lập, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật là:
1. Sự cần thiết phải đầu tư.
2. Các phương án về hình thức đầu tư.
3. Đầu tư cho công trình chính; đầu tư cho những công trình liên quan trực tiếp như cơ sở nguyên liệu, điện, nước, giao thông, bưu điện từ các tuyến chính đến công trình, v.v...; đầu tư cho nhà ở của công nhân vận hành; dự kiến đầu tư cho các bước tiếp theo hoặc mở rộng công trình (nếu có).
4. Các phương án về địa điểm, tuyến công trình trong quy hoạch xây dựng tổng thể, dự kiến diện tích chiếm đất, khả năng tận dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và phục vụ công cộng, các giải pháp bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, sinh thái và di tích lịch sử, bảo đảm mỹ quan, mức độ an toàn trong thời chiến và khi có thiên tai.
5. Các phương án về sản phẩm, công nghệ và trang bị, khả năng hợp tác sản xuất, nguồn cung cấp thiết bị, các thông số và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị chủ yếu, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt được sau khi công trình đi vào sản xuất, sử dụng.
6. Nhu cầu về nguyên liệu, lao động, năng lượng, nước và vận tải, và khả năng đáp ứng những nhu cầu ấy khi vận hành công trình.
7. Các phương án xây dựng (kèm theo các bản vẽ cần thiết): tiêu chuẩn và cấp công trình, cơ cấu công trình, các phương án về tổng mặt bằng, các phương án về thi công xây lắp và tổng tiến độ, khối lượng công tác xây lắp chủ yếu, yêu cầu và khả năng đáp ứng về vật liệu xây dựng, thiết bị thi công và công xưởng phục vụ xây lắp.
8. Các chỉ tiêu kinh tế: suất vốn đầu tư, giá thành sản phẩm, thời hạn thu hồi vốn...
9. Đối với công trình nhập của nước ngoài phải tính toán thêm các mặt sau đây:
- Giá cả nhập khẩu công trình và giá sản phẩm loại tương ứng trên thị trường quốc tế.
- Khả năng ngoại tệ, điều kiện thương mại, hợp tác vay vốn và thanh toán.
- Khả năng xuất khẩu sản phẩm để trả nợ, giảm nhập hoặc trả nợ thông qua sản phẩm khác.
- Khả năng hợp tác với các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
- Các điều kiện hợp đồng về chuyên gia, đào tạo công nhân và cán bộ, cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế cho giai đoạn vận hành ban đầu.
Điều 10 - Chuẩn bị đầu tư các công trình hợp tác với nước ngoài.
Công trình hợp tác với nước ngoài dưới mọi hình thức, ngoài những quy định trên phải thực hiện các yêu cầu sau đây trong công tác chuẩn bị đầu tư:
1. Đối với những công trình quan trọng sau khi dự án đầu tư được thông qua thì mới tiếp xúc, thăm dò chính thức.
2. Phải tổ chức thẩm tra và xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật trong thời gian người đại diện nước ngoài đến bảo vệ.
Chủ quản đầu tư hoặc chủ đầu tư phải thông báo và gửi tài liệu cần thiết cho hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản lý các vấn đề có liên quan (điều 8 và điều 12 của bản điều lệ này) để nghiên cứu trước.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật và các cơ quan có liên quan quy định ở điều 8 và điều 12 của bản điều lệ này có trách nhiệm tham gia ý kiến với chủ quản đầu tư ngay từ khi bắt đầu làm việc với nước ngoài, trước khi đi đến các thoả thuận hoặc ký kết.
3. Chủ quản đầu tư hoặc chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về cung cấp tài liệu cho nước ngoài.
Điều 11 - Thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.
1. Thủ tướng Chính phủ xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình quan trọng, sau khi xem xét ý kiến của hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật cấp Nhà nước.
2. Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt các công trình còn lại, sau khi xem xét ý kiến của Hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật cấp ngành hoặc địa phương. Đối với các công trình trên hạn ngạch phải có sự thoả thuận của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về mặt xác định nhu cầu và cân đối kế hoạch; của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước về mặt kinh tế - kỹ thuật.
Bộ trưởng và chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải gửi các văn bản xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình thuộc ngành hoặc địa phương lên thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng đầu tư và Xây dựng để theo dõi và quản lý.
Điều 12 - Hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật.
1. Hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật cấp Nhà nước thực hiện việc thẩm tra công trình do Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
2. Hội đồng thẩm tra luận chứng kinh tế kỹ thuật cấp ngành và địa phương chịu trách nhiệm giúp bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm tra các công trình còn lại.
Điều 13. - Thời hạn xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thời gian thẩm tra là 60 ngày, thời gian xét duyệt là 15 ngày. Trường hợp phải lập lại hoặc bổ sung hồ sơ, thời gian tính từ ngày cơ quan thẩm tra, xét duyệt nhận đủ hồ sơ, tài liệu ấy.
Điều 14. - Sửa đổi luận chứng kinh tế kỹ thuật.
Khi luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được xét duyệt, nhất thiết không được thay đổi địa điểm, chủ trương đầu tư và phương án xây dựng; trường hợp chủ đầu tư muốn thay đổi phải lập và trình duyệt lại toàn bộ luận chứng kinh tế kỹ thuật. Chỉ cấp có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật mới được quyền cho phép thay đổi. Khi chưa có quyết định mới thì không được phép ngừng các công việc đang triển khai.
Điều 15 - Công tác chuẩn bị xây dựng.
Các công trình xây dựng chỉ được khởi công xây lắp khi chủ đầu tư, tổ chức thiết kế, tổ chức xây lắp... đã làm tốt các công việc chuẩn bị xây dựng sau đây:
1. Chủ đầu tư phải:
- Ký hợp đồng với các tổ chức thiết kế để tiến hành các bước thiết kế; tổ chức thẩm tra, xét duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán;
- Đặt mua thiết bị công nghệ, thiết bị thi công, vật tư kỹ thuật và mời chuyên gia (nếu có);
- Ký hợp đồng kinh tế giao thầu và nhận thầu xây lắp với các tổ chức xây lắp;
- Giải phóng và bàn giao mặt bằng xây dựng theo yêu cầu tổng tiến độ;
- Triển khai việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sản xuất, sử dụng, cơ sở nguyên liệu cho sản xuất, đào tạo công nhân vận hành,v.v...
2. Các tổ chức xây lắp phải:
- Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp: san lấp mặt bằng, xây dựng điện, nước, công xưởng, kho tàng, bến cảng, đường sá, lán trại và công trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng, v.v...;
- Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp; nhà ở của công nhân vận hành.
Điều 16 - Khảo sát và thiết kế.
1. Công tác thiết kế chỉ được tiến hành khi có tài liệu khảo sát xây dựng, nếu là công trình khai thác tài nguyên thì phải có báo cáo thăm dò trữ lượng tài nguyên theo quy định của Nhà nước về cấp trữ lượng và giai đoạn thăm dò.
2. Việc thiết kế các công trình xây dựng được tiến hành theo hai bước : bước thiết kế kỹ thuật (kèm theo tổng dự toán của thiết kế kỹ thuật) và bước thiết kế bản vẽ thi công (kèm theo dự toán của thiết kế bản vẽ thi công). Sau khi thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, bản vẽ thi công được giao từng phần cho tổ chức xây lắp phù hợp với tiến độ.
Trường hợp những công trình có kỹ thuật xây dựng và dây chuyền công nghệ đơn giản, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế định hình thì cơ quan xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật được quyết định cho thiết kế theo một bước - bước thiết kế kỹ thuật - thi công (kèm theo tổng dự toán của thiết kế kỹ thuật - thi công).
Điều 17. - Hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu thiết kế.
1. Việc thiết kế công trình do chủ đầu tư ký hợp đồng kinh tế với các tổ chức thiết kế. Trong trường hợp một công trình có nhiều tổ chức cùng tham gia thiết kế thì bắt buộcphải có một tổ chức nhận thầu chính về thiết kế. Tổ chức nhận thầu chính chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng nhận thầu với chủ đầu tư, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của thiết kế và được hưởng một khoản phụ phí trả cho công tác nhận thầu chính.
Đối với những công trình liên quan trực tiếp đã được phê chuẩn đầu tư riêng, chủ đầu tư những công trình đó có thể ký hợp đồng với các tổ chức thiết kế chuyên ngành.
2. Hợp đồng thiết kế phải bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu và nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt; phải theo đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và các chế độ, thể lệ khác có liên quan của Nhà nước; phải xác định rõ lịch giao thiết kế và trách nhiệm bảo đảm việc giao thiết kế theo lịch.
3. Đối với các công trình do tổ chức thiết kế nước ngoài đảm nhận, khi ký hợp đồng giao thầu thiết kế chủ đầu tư phải:
- Thi hành đúng các chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước về cung cấp tài liệu, số liệu cho nước ngoài.
- Nếu dùng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật của nước ngoài để thiết kế trong khi đã có quy định của Nhà nước thì phải được sự thoả thuận của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Điều 18 - Xét duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
1. Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm xét duyệt thiết kế kỹ thuật, và tổng dự toán các công trình thuộc Bộ hoặc địa phương quản lý.
Riêng đối với những công trình có tầm quan trọng đặc biệt thì Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
2. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước thẩm tra thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán những công trình do Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
Cơ quan quản lý xây dựng cơ bản của Bộ, tỉnh thẩm tra thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán những công trình thuộc Bộ và địa phương quản lý.
3. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thiết kế và dự toán.
Điều 19 - Định mức, đơn giá để lập dự toán và tổng dự toán.
Khi lập dự toán và tổng dự toán của tất cả các công trình xây dựng (kể cả các công trình hợp tác với nước ngoài) phải căn cứ các định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành theo sự quản lý thống nhất của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Điều 20 - Đặt mua thiết bị công nghệ, thiết bị thi công, vật tư kỹ thuật.
1. Việc đặt mua thiết bị công nghệ trong nước cũng như của nước ngoài do chủ đầu tư đảm nhận và thực hiện theo chế độ quản lý của Nhà nước.
2. Thiết bị thi công, công xưởng phục vụ xây lắp là tài sản cố định thuộc tổ chức xây lắp quản lý; trong trường hợp các loại thiết bị này được nhập theo công trình thiết bị toàn bộ, thì tổ chức nhận thầu xây lắp đơn hàng, chủ đầu tư tổng hợp lập đơn hàng và ký kết hợp đồng đặt mua với nước ngoài.
3. Trang bị và phương tiện phục vụ chuyên gia là tài sản thuộc Cục chuyên gia quản lý; trong trường hợp các loại trang bị, phương tiện này được nhập theo công trình thiết bị toàn bộ, thì Cục chuyên gia cùng với chủ đầu tư lập đơn hàng, chủ đầu tư tổng hợp đơn hàng và ký kết hợp đồng đặt mua với nước ngoài.
Điều 21 - Bàn giao mặt bằng xây dựng.
Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình được xét duyệt và chủ quản đầu tư ghi kế hoạch chuẩn bị xây dựng thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để được dùng đất xây dựng.
Chủ đầu tư phải giải phóng và bàn giao mặt bằng cho tổ chức nhận thầu xây lắp làm công tác chuẩn bị xây dựng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng.
Điều 22 - Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng.
Trong kế hoạch đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, các khu dân cư và cùng kinh tế mới, cơ quan lập kế hoạch phải căn cứ vào quy hoạch chung để bố trí vốn xây dựng trước các công trình kỹ thuật hạ tầng theo quy hoạch xây dựng. Vốn đầu tư của các công trình kỹ thuật hạ tầng này được giao cho các ngành và địa phương thực hiện dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.
Điều 23 - Hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu xây lắp.
Sau khi thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, chủ đầu tư được tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế về giao thầu và nhận thầu xây lắp toàn bộ công trình với tổ chức xây lắp. Hợp đồng giao thầu và nhận thầu xây lắp phải bảo đảm tổng tiến độ và thời hạn đưa công trình vào sản xuất, sử dụng đã được kế hoạch Nhà nước quy định.
Điều 24 - Ban quản lý công trình
1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện và trựctiếp quản lý việc thực hiện đầu tư.
2. Chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý công trình để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình trong các giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây lắp; công tác chuẩn bị vận hành. Đối với công trình sản xuất, kinh doanh, thì giám đốc cơ sở sản xuất, kinh doanh phải trực tiếp làm giám đốc Ban quản lý công trình.
Ban quản lý công trình có thể phụ trách nhiều công trình của cùng một chủ đầu tư được xây dựng trong một khu vực địa điểm nhất định.
Trường hợp xây dựng nhỏ, cải tạo, mở rộng không lớn, xen kẽ với sản xuất, kinh doanh thì không thành lập Ban quản lý công trình.
3. Ban quản lý công trình chỉ được thành lập khi công trình được ghi vào kế hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước và kết thúc hoạt động chậm nhất là 3 tháng sau khi công trình đi vào sản xuất, sử dụng.
Chỉ được ghi vào kế hoạch xây lắp các công trình chính khi đã làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng.
Chỉ tiêu pháp lệnh quan trọng nhất đối với công tác xây lắp là đưa công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn huy động theo tổng tiến độ, bảo đảm chất lượng và tổng dự toán được duyệt.
Điều 26 - Chế độ giao thầu và nhận thầu xây lắp.
Việc xây lắp công trình chỉ được thực hiện bằng phương thức giao thầu và nhận thầu giữa chủ đầu tư và tổ chức xây lắp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của công trình mà áp dụng một trong những chế độ nhận thầu sau đây:
- Chế độ nhận thầu chính xây lắp;
- Chế độ tổng nhận thầu xây dựng;
- Chế độ giao thầu xây lắp trực tiếp.
Trong các chế độ nhận thầu trên đây thì chế độ nhận thầu chính xây lắp là chủ yếu.
Điều 27 - Chế độ nhận thầu chính xây lắp.
1. Chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng giao thầu với một tổ chức nhận thầu chính về xây lắp toàn bộ công trình kể cả nhà ở của công nhân vận hành. Đối với những công trình liên quan trực tiếp đã được phê chuẩn đầu tư riêng, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với tổ chức xây lắp chuyên ngành.
2. Tuỳ khả năng và đặc điểm khối lượng công tác xây lắp, tổ chức nhận thầu chính xây lắp có thể ký hợp đồng giao thầu lại với các tổ chức nhận thầu phụ.
Tổ chức nhận thầu chính xây lắp chịu trách nhiệm về toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu đã ký với chủ đầu tư và được hưởng một khoản phụ phí cho công tác nhận thầu chính.
Điều 28 - Chế độ tổng nhận thầu xây dựng.
1. Chế độ tổng nhận thầu xây dựng chỉ được áp dụng trong việc xây dựng các công trình nhà ở, các công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.
2. Chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức nhận thầu toàn bộ việc thiết kế, công tác chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắp và có thể uỷ nhiệm cho tổ chức tổng nhận thầu làm một số việc khác thuộc nhiệm vụ của chủ đầu tư. Tổng nhận thầu xây dựng có thể tự mình thiết kế hoặc giao thầu lại thiết kế, đảm nhận chức năng nhận thầu chính xây lắp và được hưởng một khoản phụ phí cho các công tác tổng nhận thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm xét duyệt thiết kế, tổng dự toán, giám sát chất lượng, nghiệm thu và nhận bàn giao khi công trình hoàn thành xây dựng.
Điều 29 - Chế độ giao thầu xây lắp trực tiếp.
Chủ đầu tư ký hợp đồng giao thầu với nhiều tổ chức nhận thầu xây lắp cùng thi công một công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc phối hợp hoạt động xây lắp của các tổ chức nhận thầu.
Chế độ giao thầu này chỉ được áp dụng cho việc xây dựng các công trình mà chủ đầu tư xét thấy không có điều kiện áp dụng hai chế độ giao thầu nói trên.
Điều 30 - Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản thiết bị công nghệ và vật tư kỹ thuật.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản thiết bị công nghệ, vật tư kỹ thuật và giao thẳng cho tổ chức nhận thầu xây lắp tại một địa điểm thoả thuận thuộc khu vực công trường. Tổ chức nhận thầu chính xây lắp chịu trách nhiệm thi công kho, bãi chứa hàng và bốc dỡ, vận chuyển khi hàng đến khu vực công trường; cùng với chủ đầu tư phân giao việc bảo quản.
Nếu chủ đầu tư không đảm nhận được việc vận chuyển, bảo quản thiết bị công nghệ và vật tư kỹ thuật thì giao cho tổ chức nhận thầu chính đảm nhận, thông qua hợp đồng kinh tế.
2. Thiết bị, vật tư tiếp nhận từ các đầu mối giao thông cho đến khi lắp đặt xong phải được quản lý theo đúng quy định về chế độ bảo quản. Nếu mất mát hoặc hư hỏng ở khâu nào thì tổ chức đảm nhận khâu đó phải bồi thường.
3. Tổ chức nhận thầu chính xây lắp có trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển thiết bị thi công nhập theo thiết bị toàn bộ về đến hiện trường.
Thiết bị thi công nhập theo thiết bị toàn bộ cho công trình nào, thì phải dùng thi công công trình đó. Trường hợp đặc biệt phải điều động tạm thời các thiết bị thi công nói trên trong một thời gian ngắn thì nhất thiết phải được sự thoả thuận của chủ đầu tư và chuyên gia nước ngoài (nếu có).
Điều 31 - Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng.
Tổ chức nhận thầu xây lắp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và chủ đầu tư về kỹ thuật và chất lượng xây dựng. Đối với các khâu có liên quan đến chất lượng công trình, tổ chức xây lắp phải lập hồ sơ nghiệm thu, có sự kiểm tra, hoặc xác nhận của các bên có liên quan. Hồ sơ nghiệm thu phải được lưu trữ trong hồ sơ hoàn thành công trình và bàn giao cho chủ đầu tư.
Trong quá trình xây lắp, chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định xây dựng phải tổ chức giám sát chất lượng xây dựng và xử lý những trường hợp không bảo đảm chất lượng. Tổ chức nhận thầu xây lắp phải thực hiện yêu cầu xử lý của chủ đầu tư. Trường hợp có ý kiến khác nhau về việc xử lý thì phải thực hiện theo quyết định của cơ quan giám định chất lượng Nhà nước.
Điều 32 - Nghiệm thu và bàn giao.
1. Việc nghiệm thu và bàn giao giữa chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp phải làm từ đầu, ngay sau khi làm xong từng khâu công việc chủ yếu, từng bộ phận công trình và khi đã hoàn thành từng hạng mục công trình hay toàn bộ công trình.
2. Công tác nghiệm thu, bàn giao do Hội đồng nghiệm thu ở cơ sở tiến hành. Hội đồng này gồm đại diện chủ đầu tư, các tổ chức nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị, xây lắp, cơ quan giám định của Nhà nước tại cơ sở (nếu có) và do chủ đầu tư chủ trì. Đối với một số công trình đặc biệt quan trọng, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập hội đồng nghiệp thu của Nhà nước và giao cho Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước tổ chức việc nghiệm thu.
Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết, xử lý những vấn đề mà hội đồng nghiệm thu ở cơ sở đề nghị hoặc phát hiện.
3. Các hồ sơ về xây dựng công trình phải nộp lưu trữ theo các quy định về lưu trữ tài liệu của Nhà nước.
Điều 33 - Thanh toán và quyết toán.
Sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán với tổ chức nhận thầu xây lắp và quyết toán với chủ quản đầu tư và cơ quan cấp vốn. Việc thanh toán và quyết toán công trình được quy định cụ thể trong chương V của bản điều lệ này.
Điều 34 - Kết thúc đầu tư xây dựng.
Sau khi đã hoàn thành đồng bộ, hoàn chỉnh toàn bộ công trình theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt, nghiệm thu đạt các thông số kinh tế - kỹ thuật và đã bàn giao toàn bộ công trình (bao gồm các hạng mục công trình chính, phụ, kể cả vườn hoa, cây xanh, vệ sinh mặt bằng, nhà ở của công nhân vận hành) thì công việc đầu tư xây dựng công trình cũng như nhiệm vụ của đơn vị xây lắp mới được coi là kết thúc và lúc đó mới được khánh thành.
Từ nay tất cả tổ chức nhận thẩu khảo sát, thiết kế, cung ứng thiết bị, vật tư, xây lắp đều phải thực hiện chế độ bảo hành đối với công trình xây dựng theo thời hạn và nội dung do Nhà nước quy định.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
1. Vốn ngân sách Nhà nước,
2. Vốn tự có của các tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc các tổ chức xã hội,
3. Vốn vay của ngân hàng đầu tư và xây dựng.
Điều 37 - Sử dụng các nguồn vốn.
1. Vốn ngân sách Nhà nước dành để đầu tư cho:
- Các công trình sản xuất có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu, công trình không có khả năng thu hồi vốn nhanh, công trình kinh tế kết hợp quốc phòng ....;
- Các công trình thuộc kết cấu hạ tầng;
- Các công trình không có tính chất sản xuất, kinh doanh của các đơn vị hành chính, sự nghiệp; công trình phục vụ lợi ích công cộng;
- Nhà ở cho các khu dân cư.
2 2. Vốn tự có được dùng để đầu tư cho:
- Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng các công trình sản xuất, kinh doanh;
- Xây dựng thêm nhà ở cho công nhân và các công trình văn hoá, phúc lợi của bản thân thân xí nghiệp.
3. Vốn vay được dùng để:
- Đầu tư cho các công trình ngân sách Nhà nước không đầu tư mà vốn tự có không đủ;
- Chuẩn bị đầu tư;
- Đặt hàng sản xuất, chế tạo và vận chuyển, bảo quản thiết bị công nghệ, kể cả công trình do ngân sách Nhà nước cấp vốn đầu tư.
Điều 38 - Quản lý tổng dự toán.
1. Tổng dự toán của thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt là cơ sở để ghi vào kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Dự toán hạng mục công trình lập theo thiết kế bản vẽ thi công, bao gồm cả những khối lượng và chi phí tăng thêm hợp lý là căn cứ để thanh toán giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu xây lắp.
2. Trong tổng dự toán được phép ghi một khoản dự phòng bằng 10% vốn đầu tư để bảo đảm cho những khối lượng và chi phí tăng thêm không lường trước được. Nếu những khối lượng và chi phí tăng thêm hợp lý mà không vượt quá mức vốn dự phòng, thì được lấy vốn dự phòng để chi; trường hợp vượt quá mức vốn dự phòng quy định, thì chủ đầu tư phải làm thủ tục xin cấp có thẩm quyền bổ sung tổng dự toán.
3. Trường hợp vốn đầu tư vượt tổng dự toán đã được duyệt thì giải quyết như sau:
a) Chủ đầu tư phải báo cáo thuyết minh rõ lý do vượt vốn đầu tư để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xét duyệt lại.
b) Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước có nhiệm vụ thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt mức bổ sung tổng dự toán và kiểm tra việc xét duyệt vượt vốn đầu tư của các bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
c) Cơ quan quản lý xây dựng cơ bản thuộc các Bộ, các địa phương có nhiệm vụ giúp các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và xét duyệt lại các khoản đầu tư vượt tổng dự toán.
Điều 39 - Chế độ thanh toán sản phẩm xây lắp.
Việc thanh toán giữa chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp chỉ được tiến hành sau khi đã bàn giao xong các công trình hoặc hạng mục công trình. Đối với những công trình quy mô lớn, xây dựng trong nhiều năm, thì được thanh toán từng phần đã hoàn thành theo thời hạn huy động do tổng tiến độ quy định và đã được nghiệm thu giữa chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp.
Việc thanh toán được tiến hành theo biên bản của hội đồng nghiệm thu cơ sở.
Điều 40 - Chế độ thanh toán tiền thuê thiết kế.
Thực hiện việc thanh toán tiền thuê thiết kế theo giá thiết kế công trình. Sau khi đã nhận đủ hồ sơ thiết kế giao đúng hạn theo tiến độ ghi trong hợp đồng và đạt yêu cầu chất lượng, chủ đầu tư phải thanh toán tiền thuê thiết kế công trình cho tổ chức nhận thầu thiết kế, chỉ giữ lại 10% tiền thiết kế. Số tiền này sẽ được thanh toán khi tổ chức nhận thầu thiết kế đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Điều 41 - Lợi nhuận định mức trong xây lắp
Tổ chức nhận thầu xây lắp được tính lợi nhuận định mức bình quân là 6% của giá thành dự toán xây lắp.
Điều 42 - Quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.
Điều 43 - Thưởng, phạt đối với tổ chức nhận thầu thiết kế.
1. Tổ chức nhận thầu thiết kế đạt được những yêu cầu cơ bản dưới đây thì được chủ đầu tư xét thưởng; mức thưởng cao nhất không quá 10% tiền thiết kế:
- Bảo đảm chất lượng khảo sát, thiết kế, thể hiện ở mức độ đáp ứng yêu cầu của luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt bằng những thông số kinh tế - kỹ thuật đạt được với mức vốn đầu tư hợp lý, tiết kiệm.
- Giao hồ sơ khảo sát, thiết kế đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng hạn (kể cả trường hợp phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công).
2. Nếu không đạt những yêu cầu nói trên thì phải chịu phạt tuỳ theo mức sai sót nặng, nhẹ; mức chịu phạt tương ứng với mức thưởng. Trường hợp sai phạm lớn về kỹ thuật do phía thiết kế gây nên làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng công trình, gây sập đổ công trình (kể cả các trường hợp xẩy ra sau khi đưa vào sản xuất, sử dụng) thì phải bồi thường và bị truy tố trước pháp luật.
Điều 44 - Thưởng, phạt đối với tổ chức nhận thầu xây lắp.
1. Các tổ chức nhận thầu xây lắp nếu đạt các yêu cầu sau đây thì được chủ đầu tư xét thưởng; mức thưởng cao nhất cho cả bốn yêu cầu không quá 3% tính theo giá trị tổng dự toán xây lắp công trình:
- Hoàn thành bàn giao đưa toàn bộ công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định trong tổng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình và không vượt quá mức tổng dự toán được duyệt;
- Hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành tiến độ ở các khâu then chốt theo yêu cầu về thời hạn huy động của tổng tiến độ;
- Hoàn thành tiến độ hàng năm theo đúng thời hạn huy động của tổng tiến độ;
- Bảo đảm chất lượng công tác hoàn thiện.
2. Trường hợp không đạt tổng tiến độ quy định, không bảo đảm chất lượng hoặc kéo dài thời gian xây dựng công trình, thì phải chịu phạt; mức phạt không vượt quá 1% tính theo giá trị tổng dự toán xây lắp công trình. Trường hợp sai phạm lớn về kỹ thuật do phía thi công gây nên làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng công trình, gây sập đổ công trình (kể cả các trường hợp xảy ra sau khi đưa vào sản xuất, sử dụng) thì phải bồi trường và bị truy tố trước pháp luật.
Điều 45 - Thưởng, phạt đối với chủ đầu tư và tổ chức sản xuất, kinh doanh khác.
1. Chủ đầu tư và các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nếu thi hành đúng hợp đồng kinh tế, góp phần đưa toàn bộ công trình vào sản xuất, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh ... theo quy định ở điểm 1, điều 44 của bản điều lệ này thì được xét thưởng.
2. Khi chủ đầu tư không làm tròn nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng kinh tế như giao mặt bằng, giao hồ sơ thiết kế dự toán, giao thiết bị không đúng hạn, v.v... thì phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức thiết kế hoặc tổ chức xây lắp.
3. Các tổ chức cung ứng thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng, vận tải nếu không thi hành đúng hợp đồng kinh tế, gây chậm trễ, kéo dài tổng tiến độ và làm giảm sút chất lượng xây dựng, thì phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho chủ đầu tư hoặc tổ chức xây lắp.
Điều 46 - Thưởng, phạt đối với cá nhân.
Đối với cá nhân thuộc các tổ chức thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng, vận tải, chủ đầu tư và cơ quan quản lý có liên quan, nếu làm tốt thì được khen thưởng, nếu vì thiếu trách nhiệm gây ra những sai phạm thì sẽ tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ và mức thiệt hại để xử phạt.
Các hình thức khen thưởng và xử phạt như sau:
1. Khen thưởng: thưởng tiền hay hiện vật; nâng bậc lương, đề bạt.
2. Xử phạt: thi hành kỷ luật hành chính; hạ bậc lương; bắt bồi thường vật chất; truy tố trước pháp luật.
Điều 47 - Nguồn tiền thưởng, phạt và thực hiện việc thưởng, phạt.
1. Tiền thưởng quy định trong các điều 43, 44, 45 của chương này được trích trong giá trị sản phẩm tăng thêm hoặc trong lợi nhuận thu được do rút ngắn thời gian xây dựng đem lại, hoặc trích theo tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư xây dựng công trình.
2. Tiền phạt cơ quan thiết kế, xây lắp hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh phục vụ xây lắp trích từ vốn tự có hoặc từ quỹ xí nghiệp của tổ chức đó, sau đó tập thể cán bộ, công nhân, viên chức sẽ quyết định mức phạt đối với từng cá nhân trong đơn vị. Tiền phạt chủ đầu tư tính vào vốn tự có của tổ chức sản xuất, kinh doanh bỏ vốn đầu tư.
3. Việc thưởng, phạt phải ghi thành điều khoản trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu, bàn giao hoặc biên bản xác nhận giữa các bên. Khi có đủ văn bản về thưởng, phạt, thì ngân hàng làm thủ tục thanh toán. Những tranh chấp giữa các bên trong việc thực hiện thưởng, phạt do hội đồng trọng tài kinh tế các cấp giải quyết.
4. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng với Bộ Tài chính, Bộ Lao động quy định cụ thể tiêu chuẩn và mức thưởng, phạt cho từng đối tượng và từng trường hợp.
Đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước cùng với thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành các văn bản tiếp theo bản điều lệ này và chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành.
- 1Thông tư liên bộ 2615-TT/LB năm 1977 quy định tạm thời định mức chi phí khảo sát và thiết kế các công trình xây dựng cơ bản do Bộ xây dựng - Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị quyết số 54-CP về những chủ trương cơ bản và toàn diện nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản thực hiện tốt nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của trung ương Đảng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 354-TTg về biện pháp tăng cường quản lý công tác kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 38-CT về đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản năm 1983 do Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 251-CT năm 1983 về đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản trong quý IV năm 1983 và chuẩn bị kế hoạch xây dựng năm 1984 do Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ban hành
- 6Thông tư 17-TC/ĐT năm 1991 hướng dẫn chuyển vốn đầu tư XDCB của Ngân sách sang hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển để cấp phát vốn cho các công trình do ngân hàng đầu tư ghi trong kế hoạch Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 16-BTC/TT năm 1991 hướng dẫn việc xác định khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được thanh toán do Bộ tài chính ban hành
- 1Nghị quyết số 54-CP về những chủ trương cơ bản và toàn diện nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản thực hiện tốt nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của trung ương Đảng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 354-TTg về biện pháp tăng cường quản lý công tác kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 385-HĐBT năm 1990 sửa đổi thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 232-CP năm 1981
- 1Thông tư liên bộ 2615-TT/LB năm 1977 quy định tạm thời định mức chi phí khảo sát và thiết kế các công trình xây dựng cơ bản do Bộ xây dựng - Bộ Tài chính ban hành
- 2Chỉ thị 38-CT về đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản năm 1983 do Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Chỉ thị 251-CT năm 1983 về đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản trong quý IV năm 1983 và chuẩn bị kế hoạch xây dựng năm 1984 do Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ban hành
- 4Thông tư 17-TC/ĐT năm 1991 hướng dẫn chuyển vốn đầu tư XDCB của Ngân sách sang hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển để cấp phát vốn cho các công trình do ngân hàng đầu tư ghi trong kế hoạch Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 16-BTC/TT năm 1991 hướng dẫn việc xác định khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được thanh toán do Bộ tài chính ban hành
- 6Quyết định 217-HĐBT năm 1985 ban hành Quy chế về giao thầu và nhận thầu trong xây dựng cơ bản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Thông tư liên tịch 01/TTLT năm 1983 về việc lập, thẩm tra, xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng do Uỷ Ban kế hoạch nhà nước - Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành
- 8Thông tư 12-TC/ĐTXD-1985 hướng dẫn trích lập, quản lý và sử dụng vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản của các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư liên tịch 72-TT/LB năm 1983 hướng dẫn thưởng, phạt về trách nhiệm hoàn thành thiết kế, xây lắp đưa công trình vào sản xuất, sử dụng do Uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước-Bộ tài chính ban hành
- 10Thông tư 35-TC/CĐKT-1983 hướng dẫn phương pháp kế toán ở đơn vị chủ đầu tư theo chế độ cấp phát, cho vay và thanh toán trong đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 36-TC/CĐKT-1983 quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 232-CP năm 1981 Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 232-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/06/1981
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 06/06/1981
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định