Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2007/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2007 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối, các hoạt động khác được quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại.
2. Xuất khẩu, nhập khẩu là các hoạt động được quy định tại Điều 28 của Luật Thương mại.
4. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt
5. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt
6. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.
7. Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
8. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
9. Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.
1. Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt
b) Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
c) Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt
d) Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt
đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm công bố lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấp phép kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt
Điều 6. Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan
1. Ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật liên quan khác.
2. Trường hợp các hoạt động quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại đã được Nghị định khác điều chỉnh thì áp dụng quy định của Nghị định đó.
3. Khi thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại.
2. Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại
4. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 8. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh
1. Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sao gửi Giấy phép kinh doanh đến Bộ Thương mại và Ủy ban nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 9. Nội dung và thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh
1. Nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Nội dung kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định tại
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh.
2. Đối với trường hợp quy định tại
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh khi có yêu cầu thay đổi một trong những nội dung quy định tại
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh đã được cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh nếu đề nghị sửa đổi, bổ sung đó phù hợp với pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
4. Khi nhận Giấy phép kinh doanh mới đã được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy phép kinh doanh cũ cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
1. Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
2. Trường hợp bị mất Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi mất giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ba lần liên tiếp. Sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo lần thứ nhất, doanh nghiệp có công văn đề nghị cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh cấp lại Giấy phép.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy phép kinh doanh; bản giải trình lý do bị rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh có trách nhiệm cấp lại Giấy phép kinh doanh.
1. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được quy định cụ thể trong Giấy phép kinh doanh, trong đó nêu rõ:
a) Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được quyền thực hiện;
b) Các loại hàng hoá không được kinh doanh đối với từng hoạt động nêu ở mục a khoản 1 Điều này;
c) Các loại dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá được thực hiện.
3. Trường hợp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ
Điều 13. Hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ
1. Văn bản đề nghị lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam theo mẫu của Bộ Thương mại, gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Tên, địa chỉ các cơ sở bán lẻ đã thành lập;
c) Tên, địa chỉ cơ sở bán lẻ dự định thành lập;
d) Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ;
đ) Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ;
e) Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Bản sao Giấy phép kinh doanh.
Điều 14. Quy trình cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp không cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sao gửi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đến Bộ Thương mại và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 15. Nội dung và thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Nội dung của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;
c) Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ;
d) Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ;
đ) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Trong trường hợp được quy định tại
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi một trong những nội dung quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo mẫu của Bộ Thương mại, trong đó nêu rõ nội dung sửa đổi, bổ sung.
b) Bản sao Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
4. Khi nhận Giấy phép lập cơ sở bán lẻ mới đã được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp lại bản gốc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cũ cho cơ quan cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Điều 17. Cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
2. Hồ sơ và thủ tục cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được thực hiện như quy định đối với việc cấp lại Giấy phép kinh doanh tại
2. Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức và việc quản lý lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ Nguyễn Tấn Dũng |
- 1Quyết định 10/2007/QĐ-BTM về việc công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành
- 2Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Quyết định 10/2007/QĐ-BTM về việc công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương Mại ban hành
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6Thông tư 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định 23/2007/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Thương mại ban hành
- 7Thông tư 05/2008/TT-BCT sửa đổi Thông tư 09/2007/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 23/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ thương mại ban hành
- 8Thông tư 08/2013/TT-BCT hướng dẫn về hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 9Thông tư 34/2013/TT-BCT công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Nghị định 23/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Số hiệu: 23/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/02/2007
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 103 đến số 104
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra