Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2006/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2006 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Áp dụng quy phạm pháp luật
Tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các quy định nêu trên thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
1. Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức tổ chức sau đây:
a) Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;
b) Ngân hàng liên doanh;
c) Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
3. Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài và người làm việc tại các tổ chức này được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp và có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Thẩm quyền cấp giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 6. Quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Ngân hàng nước ngoài” là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng.
2. “Ngân hàng mẹ” là ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
3. “Nước nguyên xứ” đối với một tổ chức tín dụng nước ngoài là nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập.
4.“Chi nhánh ngân hàng nước ngoài” là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ, không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được ngân hàng mẹ bảo đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
5. “Ngân hàng liên doanh” là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
6. “Ngân hàng 100% vốn nước ngoài” là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
7. “Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nuớc ngoài” là đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng nước ngoài, đặt tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép mở văn phòng đại diện và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam. Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
8. “Giấy phép” dùng để gọi chung hoặc gọi tắt các loại giấy phép: giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, giấy phép mở văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước cấp.
9. “Vốn được cấp” là số vốn ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
10. “Vốn điều lệ” là số vốn góp được ghi trong Điều lệ của ngân hàng liên doanh, Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
11. “Giá trị thực có của vốn được cấp, vốn điều lệ” được xác định bằng vốn được cấp, vốn điều lệ thực góp cộng (trừ) lợi nhuận chưa phân phối (lỗ chưa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế.
12. “Điểm giao dịch” là địa điểm nằm ngoài trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện một số giao dịch hạn chế với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Điều kiện cấp giấy phép
1. Để được cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện chung sau đây:
a) Ngân hàng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 3 năm gần nhất liền kề trước khi xin cấp giấy phép;
b) Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;
c) Ngân hàng nước ngoài đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế;
d) Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ có khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế; có cam kết hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngoài những điều kiện chung nêu tại khoản 1 Điều này, để được cấp giấy phép mở chi nhánh, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau:
a) Các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm trước năm xin cấp giấy phép.
3. Ngoài những điều kiện chung nêu tại khoản 1 Điều này, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau:
a) Các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Ngân hàng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tham gia thành lập ngân hàng liên doanh, thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
c) Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 10 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm xin cấp giấy phép;
d) Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Để được cấp giấy phép mở văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng.
Điều 9. Thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép của ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài phải lập thành hai bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Bộ hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thông dụng phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định của pháp luật về công chứng.
2. Căn cứ Điều 108 và các điều khoản khác có liên quan của Luật các Tổ chức tín dụng, quy định về điều kiện cấp giấy phép nêu tại
3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích lý do.
Điều 10. Nội dung giấy phép và sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung giấy phép cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép do Ngân hàng Nhà nước quyết định bằng văn bản. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép là một phần không tách rời của giấy phép.
1. Thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài được quy định cụ thể trong Giấy phép và được tính từ ngày ký Giấy phép.
2. Thời hạn hoạt động tối đa của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài không quá 99 năm; thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ.
3. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tối đa không quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Điều 12. Gia hạn thời hạn hoạt động
1. Khi có nhu cầu gia hạn thời hạn hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải nộp hồ sơ xin gia hạn cho Ngân hàng Nhà nước trước khi thời hạn hoạt động kết thúc tối thiểu 180 ngày, riêng đối với văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tối thiểu trước 60 ngày. Hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động được lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc gia hạn thời hạn hoạt động do Ngân hàng Nhà nước xem xét từng lần. Mỗi lần gia hạn tối đa bằng thời hạn hoạt động trước đó được quy định trong Giấy phép.
3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin gia hạn thời hạn hoạt động, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc từ chối gia hạn thời hạn hoạt động. Trong trường hợp từ chối gia hạn thời hạn hoạt động, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích lý do.
Điều 13. Lệ phí cấp giấy phép và lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài phải nộp lệ phí cấp giấy phép và lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Thủ tục nộp lệ phí cấp giấy phép và lệ phí gia hạn thời hạn hoạt động được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Tối thiểu 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải hoàn tất việc đăng báo ba (03) số báo liên tiếp trên một tờ báo của Trung ương và một tờ báo của địa phương nơi đặt trụ sở. Nội dung đăng báo bao gồm các thông tin chủ yếu ghi trong Giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và ngày dự kiến khai trương hoạt động.
Điều 15. Điều kiện khai trương hoạt động
Để khai trương hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Riêng chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện yêu cầu về điều lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng.
Điều 16. Khai trương hoạt động
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài phải khai trương hoạt động.
2. Trong trường hợp không thể khai trương hoạt động trong thời hạn quy định tại khoản 1 nêu trên, đại diện của ngân hàng nước ngoài, các bên trong liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản đề nghị xin gia hạn thời hạn khai trương hoạt động gửi Ngân hàng Nhà nước trước khi thời hạn này kết thúc tối thiểu 30 ngày.
3. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét việc gia hạn thời hạn khai trương hoạt động nhưng thời hạn gia hạn không quá 6 tháng, riêng đối với văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài thời hạn gia hạn không quá 3 tháng.
1. Nội dung Điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện theo khoản 1 Điều 30 Luật các Tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; cũng như mọi sự sửa đổi, bổ sung Điều lệ chỉ được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
Văn bản giao dịch chính thức của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài với các cá nhân, tổ chức Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt hoặc đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
Điều 19. Quản trị, điều hành và kiểm soát
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện việc quản trị, điều hành và kiểm soát theo mục 3 chương II Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định cụ thể tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Riêng chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện quy định tại Điều 37, 38 Luật các Tổ chức tín dụng; đồng thời, các quy định tại các Điều 36, 40 và tại các điều khoản khác của Luật các Tổ chức tín dụng có liên quan đến Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát cũng không áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 20. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định tại mục 4 chương II Luật các Tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 21. Quy định về an toàn hoạt động
1. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải tuân thủ quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định tại mục 5 chương III Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định cụ thể tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện giới hạn cho vay, bảo lãnh quy định tại Điều 79 Luật các Tổ chức tín dụng, căn cứ trên cơ sở vốn tự có của ngân hàng mẹ khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 1 nêu trên về các hạn chế để đảm bảo an toàn và ngân hàng mẹ cũng đáp ứng được các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế.
Điều 22. Gía trị thực có của vốn được cấp, vốn điều lệ
1. Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định.
Điều 23. Chuyển lợi nhuận, tài sản ra nước ngoài
Việc chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, bên nước ngoài trong ngân hàng liên doanh thực hiện theo Điều 112 Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 24. Tài chính, hạch toán, báo cáo
Chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện theo các quy định tại chương IV và Điều 110, Điều 111 Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định cụ thể tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 25. Các nội dung phải thông báo
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước các nội dung sau đây:
1. Tình hình tài chính, hoạt động hàng năm của ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài trong liên doanh;
2. Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, thanh lý, phá sản, giải thể của ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài trong liên doanh;
3. Đổi tên, chuyển trụ sở của ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài trong liên doanh;
4. Thay đổi về cổ đông lớn, hội đồng quản trị, ban điều hành của ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài trong liên doanh;
5. Mọi thay đổi bất thường có ảnh hưởng lớn đến tổ chức, hoạt động của ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài trong liên doanh.
Điều 26. Thanh tra, giám sát của bên nước ngoài
1. Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ, ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài được thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trước khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan giám sát, thanh tra của nước nguyên xứ, ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước về nội dung, thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc thanh tra, kiểm tra.
2. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra, ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải gửi báo cáo thanh tra, kiểm tra và báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước kết quả việc thanh tra, kiểm tra.
3. Trường hợp trong quá trình thanh tra, kiểm tra, phát hiện thấy những sai phạm, những hoạt động bất thường có khả năng ảnh hưởng nguy hại đến hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng mẹ, ngân hàng nước ngoài phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước.
Điều 27. Kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể, thanh lý
1. Việc kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể, thanh lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện theo chương V Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định cụ thể tại Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Trước khi phá sản, giải thể, kết thúc hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện trao đổi thông tin và bảo mật thông tin theo quy định tại chương VI Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định tại Mục 2 chương IX Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 30. Chuyển đổi hình thức tổ chức
1. Ngân hàng liên doanh có thể chuyển đổi thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc ngược lại.
2. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ chuyển đổi hình thức tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này do Ngân hàng Nhà nước quy định.
1. Việc tổ chức lại của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài bao gồm: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
2. Hồ sơ, thủ tục xin chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Việc mở điểm giao dịch ngoài địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 33. Chuyển địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng nước ngoài được chuyển địa điểm của chi nhánh trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ chuyển địa điểm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Điều 34. Điều kiện để được mở thêm chi nhánh
1. Các điều kiện để ngân hàng nước ngoài được mở thêm chi nhánh:
a) Các điều kiện được quy định tại
b) Chi nhánh hoặc các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động có hiệu quả, không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
2. Hồ sơ, thủ tục mở thêm chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Việc sử dụng vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác khi được ngân hàng mẹ uỷ quyền và cấp vốn để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần đó. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể việc góp vốn, mua cổ phần của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 37. Tài chính, hạch toán, báo cáo tổng hợp
Trường hợp ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, tài chính, hạch toán, báo cáo của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam bao gồm cả việc kê khai, nộp và quyết toán thuế được thực hiện trên cơ sở tổng hợp tại một chi nhánh do ngân hàng nước ngoài lựa chọn và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước pháp luật, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.
3. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật các Tổ chức tín dụng, do cấp có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
4. Trường hợp ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện tài chính, hạch toán, báo cáo tổng hợp, ngân hàng nước ngoài phải uỷ quyền một Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, phù hợp với quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mẹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các nghiệp vụ mà chính ngân hàng mẹ cũng không được thực hiện theo quy định của nước nguyên xứ.
Điều 40. Phong toả vốn, tài sản
1. Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào Ngân hàng Nhà nước hoặc vào một tổ chức tín dụng hay một tổ chức khác tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước chỉ định thực hiện giữ và quản lý phần vốn, tài sản đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về các trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quyền phong toả vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 41. Giải thể, kết thúc hoạt động
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam giải thể, kết thúc hoạt động trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn hoạt động: trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép 180 ngày, ngân hàng mẹ không nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc có nộp hồ sơ xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
2. Tự nguyện chấm dứt hoạt động: trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng mẹ phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
4. Ngân hàng mẹ bị giải thể hoặc bị phá sản.
Ngân hàng liên doanh được phép mở sở giao dịch tại địa điểm đặt trụ sở chính; mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty trực thuộc theo quy định tại Điều 32, 33 Luật các Tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngân hàng liên doanh. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
2. Hội đồng quản trị có tối thiểu là 3 thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do các bên tham gia liên doanh quyết định trên cơ sở số vốn góp của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh.
3. Thành viên Hội đồng quản trị là những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng.
4. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng liên doanh và không được phép tham gia quản trị hoặc điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng liên doanh.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị được quy định cụ thể trong Điều lệ ngân hàng liên doanh.
6. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị do các bên tham gia trong ngân hàng liên doanh thỏa thuận, nhưng không được quá 5 năm.
1. Ban kiểm soát của ngân hàng liên doanh có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng liên doanh, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của ngân hàng liên doanh.
2. Ban kiểm soát của ngân hàng liên doanh có tối thiểu 3 thành viên; trong đó phải có một người là Trưởng ban và ít nhất một nửa số thành viên là chuyên trách. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 3 thành viên thì tối thiểu phải có 1 thành viên chuyên trách.
3. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định, không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng, và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
4. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng liên doanh để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
5. Nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát được quy định cụ thể trong Điều lệ ngân hàng liên doanh.
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng liên doanh trừ trường hợp Điều lệ ngân hàng liên doanh có quy định khác, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định khác của pháp luật và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng liên doanh không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng liên doanh.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng liên doanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật các Tổ chức tín dụng, và không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc (Giám đốc) phải được ghi trong Điều lệ của ngân hàng liên doanh.
Điều 46. Tỷ lệ, phương thức góp vốn điều lệ
Tỷ lệ, phương thức góp vốn điều lệ của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh do các Bên thoả thuận và phải được ghi rõ trong Điều lệ. Mức góp vốn của Bên nước ngoài tối đa không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, trừ những trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 47. Chuyển nhượng vốn góp
1. Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong ngân hàng liên doanh được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các Bên trong ngân hàng liên doanh.
2. Việc chuyển nhượng vốn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện. Hồ sơ, thủ tục xin chấp thuận việc chuyển nhượng vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Trong trường hợp việc chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận, bên chuyển nhượng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các Bên tham gia ngân hàng liên doanh phân chia lãi, lỗ theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các Bên có thoả thuận khác quy định trong hợp đồng liên doanh.
Điều 49. Vai trò quản lý của các Bên tham gia liên doanh
1. Các Bên tham gia quản trị ngân hàng liên doanh thông qua các thành viên đại diện cho mình trong Hội đồng quản trị, theo quy chế do Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh ban hành; không được trực tiếp can thiệp vào việc quản trị, điều hành ngân hàng liên doanh.
2. Các Bên tham gia liên doanh thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của ngân hàng liên doanh, yêu cầu ngân hàng liên doanh cung cấp thông tin, báo cáo theo quy chế do Hội đồng quản trị ngân hàng liên doanh ban hành phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Ngân hàng liên doanh được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho ngân hàng liên doanh căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 51. Giải thể, kết thúc hoạt động
Ngân hàng liên doanh giải thể, kết thúc hoạt động trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn hoạt động: trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phộp 180 ngày, ngân hàng liên doanh không nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc có nộp hồ sơ xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
2. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận: trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng liên doanh phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
3. Ngân hàng liên doanh bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép mở sở giao dịch tại địa điểm đặt trụ sở chính; mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty trực thuộc theo quy định tại Điều 32, 33 Luật các Tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Các thành viên góp vốn (bao gồm cả ngân hàng mẹ) sở hữu vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp thuộc sở hữu của mình cho các thành viên góp vốn hoặc các tổ chức nước ngoài khác nhưng phải đảm bảo luôn có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
2. Việc chuyển nhượng vốn phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện. Hồ sơ, thủ tục xin chấp thuận việc chuyển nhượng vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Trong trường hợp việc chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận, thành viên chuyển nhượng số vốn đó phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch và các thành viên.
2. Hội đồng quản trị ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động theo Điều 37 Luật các Tổ chức tín dụng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định liên quan của pháp luật.
4. Thành viên Hội đồng quản trị là những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng, và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng 100% vốn nước ngoài và không được phép tham gia quản trị hoặc điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
1. Ban kiểm soát của ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động theo Điều 38 Luật các Tổ chức tín dụng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Ban kiểm soát được quy định tại Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật.
3. Ban kiểm soát của ngân hàng 100% vốn nước ngoài có tối thiểu 3 thành viên; trong đó phải có một người là Trưởng ban và ít nhất một nửa số thành viên là chuyên trách. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 3 thành viên thì tối thiểu phải có 1 thành viên chuyên trách.
4. Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định, không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng.
5. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát thực hiện theo Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
Điều 56. Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng 100% vốn nước ngoài trừ trường hợp Điều lệ ngân hàng 100% vốn nước ngoài có quy định khác, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng 100% vốn nước ngoài không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc (Giám đốc) được quy định tại Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
4. Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng giám đốc thực hiện theo Điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
1. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, hoặc của các loại hình ngân hàng khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động của loại hình ngân hàng đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về loại hình và nội dung hoạt động trong Giấy phép cấp cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài căn cứ theo các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Các thành viên góp vốn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài phân chia lãi, lỗ theo tỷ lệ góp vốn của mình trong vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, trừ trường hợp các thành viên này có thoả thuận khác.
Điều 59. Giải thể, kết thúc hoạt động
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài giải thể, kết thúc hoạt động trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn hoạt động: trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép 180 ngày, ngân hàng 100% vốn nước ngoài không nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc có nộp hồ sơ xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
2. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận: trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
3. Bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật các Tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI
Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên lãnh thổ Việt Nam. Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép đặt một văn phòng đại diện.
Điều 61. Chuyển địa điểm của văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài được chuyển địa điểm của văn phòng đại diện trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Điều kiện, thủ tục, hồ sơ chuyển địa điểm của văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài được thực hiện toàn bộ hoặc một phần các hoạt động dưới đây theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp:
1. Làm chức năng văn phòng liên lạc;
2. Nghiên cứu thị trường;
3. Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
4. Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận đã ký giữa tổ chức tín dụng nước ngoài với các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, các dự án do tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
5. Các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn hoạt động: trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép 60 ngày, tổ chức tín dụng nước ngoài không nộp hồ sơ xin gia hạn hoặc có nộp hồ sơ xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
2. Tự nguyện chấm dứt hoạt động: trong trường hợp này tối thiểu 60 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
3. Bị thu hồi Giấy phép khi xảy ra một trong các trường hợp quy định ghi tại các điểm a, b, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng hoặc khi tổ chức tín dụng nước ngoài bị phá sản, giải thể;
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 189/HĐBT ngày 15 tháng 6 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quy chế chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam và các quy định tại các văn bản trước đây trái với Nghị định này hết hiệu lực thi hành.
Điều 65. Điều chỉnh tổ chức và hoạt động
Trong thời gian 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài phải điều chỉnh tổ chức và hoạt động phù hợp với Nghị định này và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 189-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 13/1999/NĐ-CP về việc tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
- 3Nghị định 42/2018/NĐ-CP về bãi bỏ Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng
- 1Nghị định 189-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 13/1999/NĐ-CP về việc tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
- 3Nghị định 57/2012/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- 4Nghị định 42/2018/NĐ-CP về bãi bỏ Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng
- 1Thông tư 03/2007/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 4Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 5Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
- Số hiệu: 22/2006/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/02/2006
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra