CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2000/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2000 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà Nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là những hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định khác của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gồm:
a) Vi phạm các quy định về hoạt động phát hành chứng khoán;
b) Vi phạm các quy định về giao dịch chứng khoán;
c) Vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán;
d) Vi phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin và cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt hành chính theo Nghị định này, trừ trường hợp các Điều ước Quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 2. Hình thức xử phạt và biện pháp khác
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức, cá nhân vi phạm phải bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính:
Phạt cảnh cáo. áp dụng trong trường hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu;
b) Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật;
c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.
Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại các khoản 2, 3 Điều này được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết, nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gây ra.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính đó được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên, thì không xử phạt, nhưng có thể áp dụng các biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra.
2. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. Thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên.
3. Trong thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại khoản 1, 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT
MỤC I: VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
Điều 4 Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về phát hành chứng khoán ra công chúng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán gửi cho ủy ban Chứng khoán Nhà nước có các thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thực;
b) Sử dụng các thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép phát hành chứng khoán;
c) Phân phối chứng khoán trước khi thực hiện việc công bố phát hành;
d) Phát hành chứng khoán không theo đúng nội dung ghi trong giấy phép phát hành về: số lượng, chủng loại chứng khoán, thời hạn phát hành;
e) Thông báo phát hành chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian quy định, hoặc đăng ký phát hành nhưng không công bố rõ ràng các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đăng ký mua chứng khoán, quyền chuyển đổi chứng khoán, quyền khác cho các cổ đông và người đầu tư.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân tham gia soạn thảo hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng (báo cáo kiểm toán, báo cáo đánh giá tài sản và các văn bản ký cam kết bảo lãnh phát hành) có sự giả tạo trong hồ sơ xin phép phát hành.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phát hành chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán trong thời hạn 60 ngày đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán không thời hạn trong trường hợp tái phạm các quy định tại khoản 1 hoặc vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Tịch thu toàn bộ các khoản thu dịch vụ của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khác:
Trong trường hợp tổ chức phát hành bị xử phạt bổ sung quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này nếu người đầu tư có yêu cầu huỷ bỏ việc đặt mua hoặc trả lại chứng khoán đã mua thì tổ chức phát hành phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành; hoàn trả tiền mua chứng khoán, tiền đặt cọc và phải chịu tiền lãi tính theo lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng chỉ định thanh toán trên số tiền đã mua hoặc tiền đặt cọc cho người mua trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày có quyết định đình chỉ phát hành hoặc quyết định thu hồi giấy phép phát hành.
MỤC II: VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Điều 5. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động giao dịch chứng khoán
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự mình hoặc thông đồng với người khác, thực hiện đồng thời việc mua hoặc bán một loại chứng khoán nhằm mục đích tạo ra cung cầu hoặc giá cả giả tạo;
b) Thực hiện giao dịch mua hoặc bán chứng khoán mà không thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán nhằm mục đích thay đổi giá cả thị trường của loại chứng khoán đó;
c) Sử dụng hoặc tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác để thực hiện việc mua, đặt mua hoặc bán, đặt bán chứng khoán;
d) Tạo ra và tuyên truyền thông tin sai sự thật nhằm làm thay đổi giá cả chứng khoán, gây nhiễu loạn thị trường chứng khoán;
e) Liên tục mua chứng khoán giá cao hoặc liên tục bán chứng khoán với giá thấp để làm thay đổi giá chứng khoán trên thị trường;
g) Bán chứng khoán dưới mọi hình thức khi không sở hữu chứng khoán vào thời điểm giao dịch;
h) Mua, bán chứng khoán niêm yết bên ngoài Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;
i) Tổ chức phát hành, thực hiện việc mua, bán lại chứng khoán của chính mình khi chưa được phép của ủy ban Chứng khoán Nhà Nước.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời hạn 45 ngày, có thể gia hạn thêm 15 ngày trong trường hợp vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều này; nếu hết thời hạn đó mà vẫn không khắc phục được vi phạm thì bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán không thời hạn;
b) Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Áp dụng các biện pháp khác:
a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm g, h, i khoản 1 Điều này;
b) Buộc bồi thường thiệt hại cho người đầu tư đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, e, khoản 1 Điều này.
Điều 6. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cổ đông hoặc thâu tóm doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch, mua, bán chứng khoán làm thay đổi việc nắm giữ từ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên hoặc không còn nắm giữ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành mà không báo cáo với Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán trong 24 giờ;
b) Tổ chức, cá nhân hoặc người liên quan đến việc mua chứng khoán để nắm giữ trên 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành mà không qua đấu giá công khai theo quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Cổ đông sáng lập nắm giữ ít hơn 20% vốn cổ phần của một tổ chức phát hành hoặc thời hạn nắm giữ chưa đạt mức quy định tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch, mua chứng khoán để nắm giữ cổ phiếu hoặc trái phiếu của một tổ chức phát hành vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật.
3. Áp dụng các biện pháp khác:
Buộc khôi phục lại đúng các tỷ lệ theo quy định đối với trường hợp vi phạm điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng tên gọi không đúng quy định trong giấy phép hoạt động hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện được cấp;
b) Hoạt động vi phạm điều lệ hoặc sửa đổi điều lệ mà chưa được ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
c) Tổ chức khai trương hoạt động khi chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ chứng khoán khi chưa được cấp giấy phép;
b) Cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép;
c) Hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán trong lĩnh vực mà giấy phép không quy định hoặc giấy phép đã hết hạn;
d) Tẩy xoá, sửa chữa giấy phép hoạt động hoặc giấy phép mở chi nhánh, giấy phép đặt Văn phòng đại diện;
e) Chuyển hoặc thay đổi trụ sở, đóng hay mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi Giám đốc hoặc Phó giám đốc (Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc) của tổ chức kinh doanh chứng khoán khi chưa được ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
g) Tách ra hoặc sáp nhập với tổ chức kinh doanh chứng khoán khác khi chưa được ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ các khoản thu được đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày và có thể gia hạn thêm 15 ngày đối với trường hợp vi phạm tại điểm b, khoản 1; các điểm b, c, d, e khoản 2 của Điều này;
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán trong trường hợp vi phạm một trong những quy định sau đây:
a) Không duy trì đủ lượng vốn khả dụng theo quy định của pháp luật;
b) Mua sắm trang thiết bị và tài sản cố định vượt quá 50% vốn điều lệ;
c) Đầu tư vượt quá 20% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
d) Đầu tư vượt quá 15% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết;
e) Tổng giá trị bảo lãnh phát hành vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật;
g) Trích lập không đầy đủ hoặc sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ sai quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ đầu tư trong trường hợp vi phạm một trong những quy định sau đây:
a) Không duy trì đủ mức vốn lưu hoạt theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư vốn và tài sản của một quỹ vượt quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành;
c) Đầu tư vốn và tài sản của các quỹ vượt quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc một tổ chức không niêm yết;
d) Dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư quá 10% vốn cổ phần của một tổ chức không niêm yết hoặc đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào một tổ chức không niêm yết;
e) Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu phụ thuộc nhau;
g) Dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư trực tiếp vào bất động sản vượt quá 10% giá trị của quỹ đó.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các công ty chứng khoán trong trường hợp vi phạm một trong những quy định sau:
a) Mua, bán chứng khoán hay sử dụng tiền trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác;
b) Không thực hiện tách biệt nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới cho khách hàng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư trong trường hợp vi phạm một trong những quy định sau đây:
a) Tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán;
b) Dùng vốn và tài sản của Quỹ đầu tư chứng khoán để cho vay hoặc bảo lãnh;
c) Dùng vốn của Quỹ đầu tư này để đầu tư hoặc mua tài sản của Quỹ khác do mình quản lý.
5. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày và có thể gia hạn thêm 15 ngày trong trường hợp tái phạm các quy định tại khoản 1, khoản 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh không thời hạn trong trường hợp tái phạm khoản 4 Điều này; Hoặc hết thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mà vẫn không khắc phục được hậu quả vi phạm tại các khoản 1, khoản 2 và 3 Điều này.
6. Áp dụng các biện pháp khác
Buộc khôi phục đúng các tỷ lệ an toàn theo quy định đối với hành vi vi phạm các quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 9. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về người hành nghề kinh doanh chứng khoán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty kinh doanh và dịch vụ chứng khoán vi phạm một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí những người chưa có giấy phép hành nghề vào những nghiệp vụ mà ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định phải có giấy phép hành nghề;
b) Không thay đổi, thuyên chuyển công tác đối với những người có giấy phép hành nghề đã bị ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định thu hồi giấy phép hoặc buộc phải thuyên chuyển sang công tác khác.
2. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề trong các trường hợp:
a) Người hành nghề kinh doanh chứng khoán đồng thời làm việc hoặc góp vốn vào hai hoặc nhiều công ty chứng khoán; làm giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị hoặc cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành; cho mượn giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán;
b) Những người có giấy phép hành nghề trực tiếp tham gia bán khống chứng khoán không thuộc quyền sở hữu chứng khoán tại thời điểm giao dịch; mua chứng khoán trong khi tổ chức phát hành chưa công bố thông tin ra công chúng; công bố, tuyên truyền thông tin sai sự thật; tham gia hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán; tham gia hoạt động thao túng, lũng đoạn thị trường.
Điều 10. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của Ngân hàng giám sát
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của Quỹ đầu tư trái với điều lệ quỹ hoặc không tách biệt giữa tài sản của Quỹ đầu tư chứng khoán với các tài sản khác hoặc tài sản của quỹ đầu tư này với tài sản của quỹ đầu tư khác;
b) Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản vi phạm hợp đồng quản lý giám sát trong đầu tư chứng khoán đã ký kết với Công ty quản lý quỹ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép lưu ký chứng khoán trong thời hạn 30 ngày, có thể gia hạn thêm 15 ngày trong trường hợp vi phạm điểm a, b khoản 1 Điều này; nếu hết thời hạn đó mà vẫn không khắc phục được hậu quả vi phạm thì bị tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho mượn chứng khoán trên tài khoản khách hàng hoặc dùng chứng khoán của khách hàng để cầm cố;
b) Vi phạm quy định về thời hạn xác nhận số dư chứng khoán, chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán, hoặc sửa chữa chứng từ, giả mạo chứng từ trong thanh toán chuyển giao chứng khoán gây thiệt hại vật chất cho khách hàng;
c) Vi phạm chế độ bảo quản lưu giữ chứng khoán, chế độ lưu giữ chứng từ gốc về đăng ký, thanh toán, lưu giữ chứng khoán;
d) Không cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời danh sách người nắm giữ chứng khoán và tài liệu liên quan cho Công ty phát hành.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. áp dụng các biện pháp khác:
Buộc bồi thường thiệt hại đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC IV: VI PHẠM CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
Gửi báo cáo không đầy đủ; không đúng thời gian quy định hoặc không đúng mẫu biểu quy định của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những trường hợp tái phạm các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứng khoán ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được sự chấp thuận của ủy ban Chứng khoán Nhà Nước;
b) Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứng khoán không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xẩy ra các sự kiện bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứng khoán.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời hạn 30 ngày, có thể gia hạn thêm 15 ngày trong trường hợp Công ty chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ đầu tư, Tổ chức lưu ký chứng khoán vi phạm điểm a, b khoản 3 Điều này; Nếu hết thời hạn đó mà vẫn không khắc phục được vi phạm thì bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán không thời hạn.
Điều 13. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng định kỳ và đúng nơi quy định của pháp luật;
b) Cung cấp thông tin và báo cáo sai sự thật;
c) Làm lộ bí mật các số liệu và tài liệu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Công bố thay đổi nội dung thông tin quan trọng đã công bố mà không giải thích và không báo cáo ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;
đ) Công bố những thông tin trái ngược nhau hoặc phủ nhận các thông tin đã được công bố trước đó.
2. Áp dụng biện pháp khác:
a) Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật;
b) Buộc tổ chức công bố thông tin phải bồi thường thiệt hại gây ra cho các nhà đầu tư trong trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin.
1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức phát hành, kinh doanh và giao dịch chứng khoán, cá nhân hoạt động chứng khoán có một trong những hành vi vi phạm sau:
Trì hoãn, lẩn tránh hoặc đối phó không cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản, tài liệu, chứng từ, số liệu theo yêu cầu của Tổ chức Thanh tra, Đoàn Thanh tra, hoặc Thanh tra viên khi đang làm nhiệm vụ;
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những trường hợp tái phạm các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện các quyết định xử lý của Đoàn thanh tra;
b) Che giấu, sửa chữa chứng từ, tài liệu, sổ sách hoặc làm thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra;
c) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong tiền và chứng khoán, sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc tang vật, phương tiện đang bị niêm phong khác.
1.Thanh tra viên chuyên ngành ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu;
d) Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thất thiệt.
2. Chánh Thanh tra ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán có thời hạn hoặc không thời hạn;
d) Tịch thu sung công quỹ toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm trái phép;
e) Buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu;
g) Buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật;
h) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này.
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại các
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 18. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nếu không thi hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo Điều 55, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Các cơ quan tài chính, ngân hàng, lực lượng cảnh sát nhân dân và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính đựơc quy định tại Nghị định này của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998.
3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán dung túng, bao che cho tổ chức và cá nhân vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng quy định của pháp luật hoặc xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử phạt nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 22. Hướng dẫn thực hiện và trách nhiệm thi hành
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1Quyết định 163/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 3Nghị định 161/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 4Thông tư số 130/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 161/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 3Thông tư 01/2001/TT-UBCK hướng dẫn thực hiện Nghị định 22/2000/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 163/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 6Thông tư số 130/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 161/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Số hiệu: 22/2000/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/07/2000
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 30
- Ngày hiệu lực: 25/07/2000
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực