Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 200-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 1981

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 200-CP NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 1981 QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Nhằm khuyến khích các ngành, các địa phương khai thác các tiềm năng của nền kinh tế để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu;
Căn cứ Nghị quyết số 26 ngày 23-6-1980 của Bộ chính trị Trung ương Đảng;
Căn cứ tình hình thực hiện bản quy định về chín sách và biện pháp nhằm khuyến khích phát triển sản xuât hàng xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị đinh số 40-CP ngày 7-2-1980 cỉa Hội đồng chính phủ;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 22-4-1981; xét đề nghị của đồng chí bộ trưởng Bộ ngoại thương.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Các toỏ chức sau đây được trực tiếp kinh doanh xuất, nhập khẩu(dưới đây gọi tắt là được trực tiếp xuất, nhập khẩu):

1. Các tổng công ty, công ty chuyên doanh ngoại thương do Bộ Ngoại thương trực tiếp quản lý;

2. Các tổng công ty, công ty, liên hiệp các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp và xí nghiệp thuộc các cơ quan quản lý ngành sản xuất ở trung ương (dưới đây goị tắt là các xí nghiệp trung ương)có các điều kiện ghi ở Điều 2 dưới đây.

Các liên hiệp công ty xuất nhập khẩu và công ty liên hiệp xuất nhập khẩu thuộc các địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý (gọi tắt là các công ty xuất nhập khẩu địa phương) có các điều kiện ghi ở điều 4 và điều 5 dưới đây.

Điều 2.- Các xí nghiệp trung ương được trực tiếp kinh doanh xuất khẩu (dưới đây gọi tắt là trực tiếp xuất khẩu) phải có các điều kiện sau đây:

1. Có trình độ chuyên môn hóa và tập trung sản xuất cao, sản xuất chuyên đề xoất khẩu hoặc chủ yếu để xuất khẩu, hoặc sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị thương phẩm của đơn vị .

2. Có cán bộ nắm vững đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quan hệ kinh tế với nước ngoài, có phẩm chất chính trị tất và có trình độ chuyên môn về ngoại thương.

Các đơn vị nói trên muốn trực tiếp kih doanh nhập khẩu(dưới đây gọi tắt là trực tiếp nhập khẩu)phaỉ có các điều kiện sau đây:

1. Hàng nhập khẩu phải là tư liệu sản xuất(thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu, không kể thiết bị toàn bộ), có tính chất chuyên dùng cho sản xuất của xí nghiệp mình (hàng thông dụng phải nhập khẩu thông qua các công ty chuyên doanh ngoại thương).

Danh mục hàng hóa và thị trường xí nghiệp được phép xuất khẩu và nhập khẩu do Bộ Ngoại thương ấn định, căn cứ vào đề nghị của Bộ chủ quản.

2. Được phân phối ngoại tệ để nhập khẩu hoặc được sử dụng ngoại tệ theo các Điều 32 và 34 của bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 40-CP ngày 7-2-1980.

Điều 3.- Các xí nghiệp trung ương được trực tiếp xuất, nhập khẩu phải tiến hành xuất, hập khẩu thông quan một tổ chức chuyên trách gọn nhẹ trực thuộc cí nghiệp (dưới hình thức một công ty xuất nhập khẩu) hoặc thông qua xông ty xuất, nhập khẩu thuộc tổ chức liên hiệp sản xuất.

Điều 4.- Các địa phương được trực tiếp xuất, nhập khẩu phải có các điều kiện sau đây:

1. Có sản hẩm xuất khẩu là hàng của địa phương (hàng xuất khẩu của địa phương gồm các mặt hàng Nhà nước không giao chỉ tiêu xuất khẩu cho địa phường, hoặc vượt chỉ tiêu xuất khẩu được giao và hàng Nhà nước giao chỉ tiêu nhưng không cung cấp đủ nguyên liệu, vật tư để sản xuất, địa phương sản suất bằng nguyên liệu, vật tư tự lo liệu).

2. Có cán bộ nắm vững đường lối của Đảng và Nhà nước về quan hệ kinh tế với nước ngoài, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ và năng lực cần thiết để kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc trực tiwps xuất khẩu thông quan liên hiệp công ty hoặc công ty liên hiệp xuất, nhập khẩu của địa phương mình.

Danh mục hàng hóa và thị trường xuất, nhập khẩu trực tiếp cảu địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị lên Bộ Ngoại thương xét duyệt.

Điều 5.- Mỗi tỉnh, thành phố được trực tiếp xuất, nhập khẩu chỉ được thành lập một tổ chữc chuyên doanh xuất, nhập khẩu để thống nhất kinh doanh các mặt hàng xuất, nhập khẩu của địa phương.

Điều 6.- Các công ty xuất nhập khẩu của trung ương hoặccủa địa phương đều phải có điều lệ quy định phạm vi,điều kiện hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của xí nghiệp, công ty trong quan hệ kinh doanh với nước ngoài. Điều lệ này phải theo đúng luật lệ, chế độ quản lý xuất, nhập khẩu của Nhà nước, được Bộ, hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chủ quản phê chuẩn, Bộ Ngoại thương nhất trí và phải đăng ký ở Bộ Ngoại thương.

Điều 7.- Đối với hàng xuất khẩu của địa phương, Uỷ ban nhân dân địa phương được sự dụng từ 70% đến 90% ngoại tệ thực thu. Bộ Ngoại thương ấn định tỷ lệ cụ thể cho từng loại hàng.

Điều 8.- Các địa phương và các xí nghiệp được hưởng quyền sự dụng ngoại tệ hoặc có ngoại tệ do nguồn hàng xuất khẩu ngoài kế hoạch đem lại, được bảo đảm quyền sử dụng số ngoại tệ của mình.

Địa phương hoặc xí nghiệp có ngoại tệ tư bản có quyền rút ngoại tệ của mình ra bất cứ lúc nào để thanh toán các khoản hàng nhập khẩu.

Các địa phương hoặc xí nghiệp có ngoại tệ là đồng rúp được thanh toán bằng hàng mua từ các nước xã hội chủ nghĩa. Bộ Ngoại thương bàn với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước lập kế hoạch hàng năm về quỹ hàng hoá nhập khẩu đề cung ứng cho các địa phương và các xí nghiệp có quyền sử dụng ngoại tệ và co nguồn ngoại tệ riêng.

Điều 9.- Các hợp tác, các tập đoàn sản xuất hoặc hộ nông dân riêng lẻ không thuộc diện được vung ứnglương thực và vật tư quy định trong các chương II và II của bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 40-CP mà xó nông sản, lâm sản xuất khẩu bàn cho Nhà nước thì được mua của Nhà nước một số lương thực, tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng, nhiều mất không quá 50% giá trị ngoại tệ thu được từ sản phẩm xuất khẩu bán cho Nhà nước.

Điều 10.- Các xí nghiệp, công ty được trực tiếp xuất, nhập khẩu, chịu sự quản lý của Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương chủ quản về kế hoạch và sản xuất. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân địa phươngchủ quản có trách nhiệm:

1. Chỉ đạo đơn vị xuất, nhập khẩu trực thuộc mở rộng và phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới và với thị hiếu của khách hàng nước ngoài.

2. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho đơn vị bảo đảm chất lượng hang xuất khẩu, phát huy khả năng cạnh tranh của xuất khẩu và nhập khẩu, theo sự hướng dẫn của Bộ Ngoại thương.

3. Giúp đỡ đơn vị tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và các hình thức tuyên truyền quảng cáo khác ở nước ngoài, theo sự hướng dẫn của Bộ Ngoại thương.

4. Cùng với Bộ Ngoại thương bảo đảm hoàn thành các nghĩa vụ có liên quan đến ngững điều ước Nhà nước ký với nước ngoài và giao cho đơn vị thực hiện.

5. Chỉ đạo đơn vị chấp hành đúng đắn các chế độ, thể lệ quản lý ngoại thương, ngoại hối, tài chính ... thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kế hoạch và tài chính đối với Nhà nước, theo sự hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành.

6. ấn định phạm vi, hình thức và điều kiện đặt đại diện thường trú của đơn vị ở nước ngoài (nếu có) theo sự hướng dẫn của Bộ Ngoại thương.

Điều 11.- Các xí nghiệp, các công ty thuộc các Bộ khác và các địa phương đợc trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự quản lý của Bộ Ngoại thương về chính sách, chế độ và nghiệp vụ kinh doanh ngợi thương, Bộ Ngoại thương có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp đỡ đơn vị trong công ty thuộc các Bộ khác và các địa phương đợc trực tiếp xuất khẩu, và nập khẩu và các kế hoạch xuất khẩu và nhập khẩu và các kế hoạch khác có liên quan (kể cả kế hoạch ngắn hạn và đì hạn), hệ thống giá và các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực ngoại thương, hệ thống biểu mẫu kế hoạch, chế độ báo cáo kế hoạch. Cùng các Bộ, Uỷ ban chủ quản xác định chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu của đơn vị,giúp đỡ, giám sát, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước và các nghĩa vụ có liên quan đến những điều ước và hợp đồng ký với nước ngoài .

2. Hướng dẫn, giúp đỡ,giám sát và kiểm tra đơn vị trong việc thực hiện chính sách mặt hàng xuất khẩu, chính sách thị trường và thương nhân (đối với thị trường tư bản chủ nghĩa), chính sách giá cả xuất, nhập khẩu .

3. Hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ đạo đơn vị tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh :nghiên cứu, khảo sát thị trường, giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, gia công, v.v...hàng hoá xuất nhập khẩu và các hợp đồng dịch vụ có liên quan, khiếu nại, tố tụng...

4. Giúp đào tạo cán bộ và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xuất, nhập khẩu.

5. Cúng các Bộ, Uỷ ban nhân dân địa phương chủ quản xác định tổ chức và biên chế cán bộ làm công tác xuất, nhập khẩu .

Việc bổ nhiệm, thi hành kỷ luật, thuyên chuyển sang đơn vị khác các Bộ, các địa phương phải được sự thoả thuận của bộ trưởng Bộ Ngoại thương.

Điều 12.- Các xí nghiệp, công ty trực tiếp xuất, nhập khẩu, ngoài việc chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản và của Bộ Ngoại thương theo quy định ở Điều 10 và Điều 11, còn phải thực hiện nghiêm luật pháp của Nhà nước, nhất là các chế độ, thể lệ về quản lý ngoại hối, tài chính, phải chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước quản lý các lĩnh vực nói trên.

Điều 13.- Mọi việc xuất khẩu và nhập xuất khẩu, nhập khẩu, hàng mẫu, hàng triển lãm quảng cáo, hàng tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu, hàng vận tải quá cảnh ... kể cả các văn hóa phẩm và bằng sáng chế phát minh có tính chất hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam đều phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Bộ Ngoại thương là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Thủ tục xin và cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do bộ trưởng Bộ Ngoại thương quy định .

Mọi hoạt động vi phạm ché độ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và điều lệ hải quan sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

Điều 14.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Các quy định ban hành trước đây về quản lý xuất, nhập khẩu trái với nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 15.- Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 16.- Các đồng chí Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và chỉ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Tố Hữu

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 200-CP năm 1981 quy định chính sách và biện pháp nhằm phát triển sản xuất hàng xuất khẩu do Hội đồng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 200-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 26/05/1981
  • Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
  • Người ký: Tố Hữu
  • Ngày công báo: 15/06/1981
  • Số công báo: Số 10
  • Ngày hiệu lực: 26/05/1981
  • Ngày hết hiệu lực: 15/06/1985
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản