Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 171-HĐBT | Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 1991 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ điều 12 của Pháp lệnh hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan.
Bản Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
QUY ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ LỆ PHÍ HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 171-HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng)
Để việc kiểm tra, kiểm soát hải quan phục vụ đúng chính sách của Nhà nước về phát triển quan hệ kinh tế và văn hoá với nước ngoài, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia, Hội đồng Bộ trưởng quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN
Điều 3. Trình tự thủ tục hải quan:
1. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ khi hàng nhập khẩu và 24 giờ sau khi phương tiện vận tải nhập cảnh và 2 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh, chủ hàng hoặc người đại diện, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải nộp tờ khai hải quan theo mẫu của Tổng cục Hải quan ấn hành và các giấy tờ cần thiết khác (gọi chung là hồ sơ hải quan) có kèm theo chữ ký của mình. Sau khi hải quan tiếp nhận, hồ sơ hải quan không được sửa chữa, thêm bớt.
Thời điểm đối tượng kiểm tra hải quan bắt đầu chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan được tính từ thời điểm hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan.
Riêng đối với hàng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu có thể làm thủ tục hải quan tại nơi nào chủ hàng thấy thuận tiện nhất.
Địa điểm kiểm tra tại cửa khẩu cảng biển, cảng sông, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ, ga tàu liên vận quốc tế bằng đường sắt, bưu cục ngoại dịch, bưu cục kiểm quan, trạm trả hàng nhập khẩu.
Nếu có yêu cầu của chủ hàng hoá, hành lý, chủ phương tiện vận tải và được hải quan chấp nhận thì việc kiểm tra hải quan được tiến hành tại địa điểm khác ở nội địa: Cơ quan, tổ chức xã hội, tổ chức kinh doanh, vận tải, giao nhận hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong trường hợp này, các tổ chức nói trên phải tạo điều kiện làm việc cho nhân viên hải quan và chịu phí tổn phát sinh.
3. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp ghi trên tờ khai hải quan và giấy báo thuế, chủ hàng có nghĩa vụ nộp đúng, nộp đủ theo luật định, làm các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và nộp lệ phí hải quan.
4. Khi hồ sơ hải quan bảo đảm hợp lệ, nhân viên hải quan xác nhận việc hoàn thành thủ tục hải quan vào tờ khai hải quan, đồng thời giao chủ đối tượng kiểm tra hải quan giữ một bản.
1. Trong thời gian đối tượng kiểm tra hải quan chịu sự giám sát hải quan, hải quan cửa khẩu tiến hành giám sát việc xếp, dỡ, vận chuyển, bảo quản tại kho hoặc trên phương tiện vận tải chuyên dụng.
2. Hàng hoá, hành lý xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan nhưng chưa thực xuất: hàng hoá, hành lý nhập khẩu nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, phải được bảo quản theo quy chế kho đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nhân viên hải quan có nhiệm vụ:
a/ Giám sát việc di chuyển hàng hoá, hành lý trong kho, lấy mẫu hàng, thay đổi hoặc gia cố bao bì các kiện hàng hoá.
b/ Giám sát khi có hàng hoá, hành lý xuất, nhập kho.
c/ Mở niêm phong, cặp chì hải quan với sự chứng kiến của chủ kho.
Tổng cục Hải quan quy định cụ thể quy chế kho đối với hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Hàng hoá, hành lý ký gửi và lưu kho hải quan.
2. Hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải yêu cầu làm thủ tục hải quan tại các địa điểm ở nội địa theo quy định tại
3. Hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải phải thực hiện chế độ áp tải, niêm phong, cặp chì hải quan.
4. Hàng hoá, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác cho nước ngoài.
5. Hàng hoá, hành lý yêu cầu hải quan cấp lại các chứng từ hải quan.
Tổng cục Hải quan cùng với Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức thu lệ phí và sử dụng các khoản lệ phí này.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ XUẤT KHẤU, NHẬP KHẨU
Điều 6. Đối với hàng hoá kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Thương nghiệp cấp.
b/ Bảng kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không cùng chủng loại).
c/ Vận đơn (bản sao) đối với hàng nhập khẩu.
d/ Trong trường hợp nghi vấn, hải quan tạm ngừng làm thủ tục, đồng thời thông báo cho Bộ Thương nghiệp xác minh để làm rõ hồ sơ hải quan.
- Khi nhập khẩu:
a/ Giấy phép nhập nguyên liệu, hàng hoá do Bộ Thương nghiệp cấp.
b/ Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không cùng chủng loại).
c/ Vận đơn (bản sao).
- Khi xuất khẩu:
a/ Giấy phép xuất hàng gia công của Bộ Thương nghiệp cấp.
b/ Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không cùng chủng loại).
Bộ Thương nghiệp phối hợp với Tổng cục Hải quan quy định chế độ kiểm tra, giám sát hàng gia công xuất khẩu.
Điều 8. Đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu của tổ chức đầu tư và chuyển giao công nghệ:
1. Phải khai cụ thể vào từng loại tờ khai hải quan:
a/ Hàng nhập khẩu để góp vào vốn đầu tư nước ngoài của xí nghiệp hoặc một phần tổng số vốn đầu tư của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b/ Hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
c/ Hàng xuất của tổ chức đầu tư và chuyển giao công nghệ.
2. Tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu do Bộ Thương nghiệp cấp.
b/ Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu đóng gói không cùng chủng loại).
c/ Vận đơn (bản sao).
1. Tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Thương nghiệp cấp nếu là hàng quá cảnh. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cấp nếu là hàng mượn đường.
b/ Bản kê chi tiết hàng hoá.
c/ Vận đơn (bản sao) đối với hàng nhập. Riêng hàng mượn đường thì không cần có vận đơn.
2. Nếu hàng xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, mượn đường Việt Nam phải tạm nhập kho riêng để chờ vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái chế phải thực hiện quy chế kho đối với hàng hoá hành lý xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại
3. Hàng quá cảnh uỷ thác cho tổ chức xuất nhập khẩu Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu thì tổ chức được uỷ thác phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại điều này.
4. Liên bộ Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan quy định chi tiết thi hành điều này.
Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm:
1. Chủ hàng hoặc người đại diện phải làm tờ khai hải quan riêng cho từng loại hàng sau:
- Hàng tạm xuất, sau hội chợ, triển lãm sẽ tái nhập; hàng tạm nhập, sau hội chợ, triển lãm sẽ tái xuất.
- Hàng bán trong hội chợ, triển lãm.
- Hàng bán sau hội chợ, triển lãm.
- Hàng làm quà biếu trong thời gian hội chợ, triển lãm.
- Hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của chủ hàng có hàng dự hội chợ, triển lãm.
2. Tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Giấy phép xuất hàng, nhập hàng của Bộ Thương nghiệp cấp.
b/ Bản kê chi tiết hàng hoá.
3. Hàng nhập khẩu có thể được khai báo tại hải quan cửa khẩu và tiếp tục hoàn thành thủ tục hải quan tại địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm.
Điều 11. Đối với hàng mẫu, hàng quảng cáo xuất khẩu, nhập khẩu, tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá do Tổng cục Hải quan cấp.
b/ Bản kê chi tiết hàng hoá.
Bộ Thương nghiệp cùng Tổng cục Hải quan quy định thể lệ, tiêu chuẩn hàng mẫu, hàng quảng cáo.
1. Tổ chức kinh doanh xuất, nhập khẩu muốn mua bán, trao đổi hàng hoá với các chủ phương tiện vận tải ngoài nước phải được Bộ Thương nghiệp cấp giấy phép kinh doanh.
2. Tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Giấy phép xuất, nhập từng chuyến do Bộ Thương nghiệp cấp.
b/ Đối với hàng hoá, vật phẩm cung ứng cho các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, tổ chức cung ứng phải nộp cho hải quan: Tờ khai hải quan kèm theo đơn yêu cầu của chủ phương tiện vận tải; bản thanh khoản sau khi giao hàng.
Trường hợp chưa có thoả thuận giữa hai nước thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Điều 15. Đối với hàng viện trợ xuất khẩu, nhập khẩu, tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, do Bộ Thương nghiệp cấp.
b/ Bản kê chi tiết hàng hoá.
c/ Vận đơn (bản sao đối với hàng nhập khẩu).
Điều 16. Đối với hàng tiếp tế và quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu tờ khai hải quan phải kèm theo:
a/ Sổ gửi và nhận hàng do Tổng cục Hải quan cấp thay cho giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (đối với người thường xuyên gửi và nhận hàng).
b/ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cấp (đối với người không thường xuyên gửi và nhận hàng).
a/Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế do Tổng cục Hải quan cấp.
b/Bản kê chi tiết tài sản.
Tài sản di chuyển, tài sản thừa kế xuất khẩu, nhập khẩu không bao gồm hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Điều 18. Đối với hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trôi dạt, vứt bỏ, nhầm lẫn:
Chủ hàng hoá, hoặc chủ phương tiện vận tải có hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trôi dạt, vứt bỏ, nhầm lẫn được làm thủ tục hải quan để nhận lại nhưng phải kèm theo:
a/ Đơn xin nhận lại hàng của chủ hàng, chủ phương tiện vận tải kèm theo chứng từ chứng minh là hàng hoá của mình.
b/ Phải thanh toán mọi phí tổn phát sinh.
Điều 19. Đối với hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Ngay sau khi hành lý tới cửa khẩu (bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi cùng chuyến) chủ hành lý phải khai báo và nộp tờ khai hải quan cho hải quan cửa khẩu.
2. Hành khách nhập cảnh là công dân nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong tờ khai hải quan có khai vật dụng là hàng tạm nhập, khi xuất cảnh phải mang ra đúng số lượng, chủng loại vật dụng đó. Hành khách xuất cảnh là công dân Việt Nam khi xuất cảnh có khai báo vật dụng là hàng tạm xuất, khi nhập cảnh phải mang về đúng số lượng, chủng loại vật dụng đó.
3. Vật dụng là hàng tạm nhập, tạm xuất nói tại khoản 2 điều này nếu không tái xuất, không tái nhập sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh Hải quan.
4. Hành khách bao gồm cả công dân Việt Nam khi nhập cảnh có mang tư trang bằng kim loại quý, đá quý, ngoại tệ phải khai vào tờ khai hải quan đúng số lượng mang theo.
Khi xuất cảnh, được mang ra số kim loại quý, đá quý với số lượng, trọng lượng, chất lượng tối đa bằng số lượng đã mang vào khi nhập cảnh, được mang ra số ngoại tệ còn lại sau khi đã chi dùng tại Việt Nam.
Riêng công dân Việt Nam khi xuất cảnh có mang theo tư trang bằng kim loại quý, đá quý, không phải xuất trình giấy phép nếu số lượng mang theo đúng với số lượng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Trường hợp vượt mức quy định của Ngân hàng thì phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoại tệ mang theo phải có giấy phép của Ngân hàng.
Tổng cục Hải quan cùng với Bộ Thương nghiệp, Bộ Tài chính xây dựng tiêu chuẩn hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trình Hội đồng Bộ trưởng.
Hải quan phải niêm yết các quy định của Nhà nước về xuất, nhập khẩu hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam tại các cửa khẩu.
a/ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cấp.
b/ Bản kê chi tiết các vật dụng.
c/ Vận đơn (bản sao) đối với vật dụng nhập khẩu.
d/ Nếu là vật dụng tái xuất: phải kèm theo chứng từ khi tạm nhập.
1. Hành lý và phương tiện vận tải xuất, nhập của những người sau đây được miễn thủ tục hải quan:
a/ Lãnh đạo, đoàn viên các đoàn đại biểu Đảng, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Chấp hành Trung ương của các đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đi công tác nước ngoài và trở về.
b/ Lãnh đạo, đoàn viên các đoàn đại biểu, các cá nhân là khách mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban chấp hành Trung ương của các đoàn thể trong Mặt trận vào thăm Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tham dự các hội nghị tại Việt Nam.
2. Hành lý và phương tiện vận tải của những người sau đây được miễn kiểm tra hải quan:
a/ Những người mang hộ chiếu ngoại giao do Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp hoặc do Bộ Ngoại giao của những nước đã công nhận Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp.
b/ Gia đình những người nói ở mục a, khoản 2 của điều nay, bao gồm vợ (hoặc chồng) các con chưa đến tuổi thành niên cùng đi.
c/ Những người được Tổng cục Hải quan cấp giấy miễn kiểm tra hải quan.
Tổng cục Hải quan cùng với Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định của điều này.
THỦ TỤCHẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH VÀ NHẬP CẢNH
Điều 23. Đối với máy bay xuất cảnh, nhập cảnh:
1. Chỉ huy trung tâm điều hành sân bay thông báo kịp thời cho hải quan tại sân bay về giờ máy bay hạ cánh, cất cánh đối với máy bay không theo lịch bay thường xuyên.
2. Ngay sau khi máy bay hạ cánh và trước một giờ máy bay cất cánh, lái trưởng máy bay phải khai báo và nộp cho hải quan tại sân bay những giấy tờ sau đây:
a/ Lược khai hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm và hành lý ký gửi xuất khẩu, nhập khẩu.
b/ Danh sách và tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên máy bay.
c/ Danh sách hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
Điều 24. Đối với tầu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh:
1. Cảng vụ thông báo kịp thời cho hải quan tại cảng về giờ tàu, thuyền tới phao số "0".
2. Chậm nhất là 12 giờ kể từ khi tầu, thuyền tời phao số "0" và 2 giờ trước khi tầu, thuyền rời bến xuất cảnh, thuyền trưởng (hoặc người đại diện phải khai báo và nộp cho hải quan tại cảng những giấy tờ sau đây:
a/ Lược khai hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm, hành lý ký gửi xuất khẩu, nhập khẩu, kể cả hàng hoá quá cảnh (nếu có).
b/ Danh sách và tờ khai hành lý của sĩ quan, thuyền viên.
c/ Tờ khai lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật liệu của tầu, thuyền.
d/ Tờ khai ngoại tệ của tầu thuyền.
e/ Danh sách hành khách (nếu có).
g/ Tờ khai hành lý của hành khách (đối với khách nhập cảnh rời khỏi tầu, thuyền). Nếu hành khách không rời khỏi tầu, thuyền chỉ phải khai hành lý mang theo mỗi khi đi bờ. Đối với hành khách xuất cảnh phải làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá và hành lý mang theo.
3. Thuyền trưởng xuất trình cho hải quan:
a/ Sổ nhật ký hành trình của tầu, thuyền.
b/ Sơ đồ hầm hàng.
Điều 25. Đối với tầu liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh bằng đường sắt:
A - TÀU LIÊN VẬN QUỐC TẾ XUẤT CẢNH BẰNG ĐƯỜNG SẮT:
1. Khi đoàn tàu xuất cảnh khởi hành từ một ga liên vận nội địa, Trưởng tầu phải nộp cho hải quan tại ga những giấy tờ sau đây:
a/ Lược khai hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng quá cảnh và hàng mượn đường (nếu là tầu chuyên chở hàng hoá).
b/ Danh sách hành khách và phiếu ký gửi hành lý không theo người của hành khách (nếu là tầu chuyên chở hành khách).
2. Khi đoàn tầu tới ga biên giới, Trưởng tàu phải nộp cho hải quan tại ga những giấy tờ sau đây:
a/ Tờ khai thành phần đoàn tầu, danh sách, tờ khai hành lý nhân viên phục vụ.
b/ Lược khai hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng quá cảnh, mượn đường, các vận đơn (nếu là tầu chuyên chở hàng hoá).
c/ Danh sách hành khách và phiếu ký gửi hành lý không theo người của hành khách (nếu là tầu chuyên chở hành khách).
d/ Tờ khai nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm của đoàn tầu.
B - TẦU LIÊN VẬN QUỐC TẾ NHẬP CẢNH BẰNG ĐƯỜNG SẮT:
1. Khi đoàn tầu nhập cảnh tới ga biên giới, Trưởng tàu nộp cho hải quan tại ga những giấy tờ sau đây:
a/ Lược khai thành phần đoàn tầu, danh sách và tờ khai hành lý nhân viên phục vụ.
b/ Lược khai hàng hoá nhập khẩu hoặc giấy giao tiếp thay thế các vận đơn (bản sao), các giấy tờ liên quan đến hàng hoá (nếu có), kể cả hàng quá cảnh, mượn đường (nếu là tầu chuyên chở hàng hoá).
c/ Các phiếu gửi hành lý không theo người (nếu là tầu chuyên chở hành khách).
d/ Tờ khai nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm của đoàn tầu.
e/ Bản trích lược khai hàng hoá dỡ xuống từng ga nội địa.
2. Khi đoàn tầu tới ga liên vận nội địa, Trưởng tầu phải nộp cho Hải quan tại ga:
a/ Bản trích lược khai hàng hoá nhập khẩu được hải quan ga liên vận biên giới cho phép chuyển về nội địa để làm thủ tục hải quan; các vận đơn (bản sao).
b/ Giấy giao tiếp hàng quá cảnh, mượn đường vận chuyển (nếu có).
3. Tổng cục Hải quan cùng với Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện quy định chi tiết việc thực hiện
Điều 26. Đối với ô-tô xuất cảnh, nhập cảnh:
1. Ô-tô Việt Nam xuất cảnh là tạm xuất, phải tái nhập. Ô-tô nước ngoài nhập cảnh là tạm nhập, phải tái xuất.
2. Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện quy định tiêu chuẩn đối với ô-tô xuất cảnh, nhập cảnh chuyên chở hành khách, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điều này theo tập quán quốc tế.
3. Ô-tô xuất cảnh, nhập cảnh tới cửa khẩu biên giới phải dừng lại và đỗ đúng nơi quy định để làm thủ tục hải quan.
Chủ hàng hoặc người lái xe phải khai báo và nộp cho hải quan cửa khẩu những giấy tờ sau đây:
a/ Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
b/ Tờ khai hành lý hoặc sổ hành lý xuất khẩu, nhập khẩu của lái xe (đối với lái xe Việt Nam thường xuyên qua lại biên giới, do hải quan cấp tỉnh cấp).
c/ Danh sách hành khách và tờ khai hành lý của hành khách.
Điều 27. Đối với phương tiện vận tải quân sự có chuyên chở hành khách và hàng hoá dân sự:
1. Nếu phương tiện vận tải quân sự xuất cảnh, nhập cảnh có chuyên chở hàng hoá dân sự phải làm thủ tục hải quan như đối với các phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khác.
2. Tổng cục Hải quan cùng với Bộ Quốc phòng quy định chi tiết thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải quân sự xuất cảnh, nhập cảnh chuyên chở hàng quân sự và quân nhân qua lại biên giới quốc gia.
Điều 28. Đối với phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường Việt Nam:
1. Ngay sau khi tới cửa khẩu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải phải khai báo và nộp cho hải quan cửa khẩu tờ khai hải quan và các giấy tờ cần thiết như các phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh khác.
2. Người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải phải thực hiện đúng các điều mà hải quan cửa khẩu ghi trên tờ khai:
a/ Hành trình.
b/ Cửa khẩu xuất cảnh.
3. Phải thực hiện chế độ áp tải hoặc chế độ niêm phong hải quan.
a/ Lược khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
b/ Tờ khai hành lý của chủ hoặc của người đại diện và của những người làm việc trên phương tiện vận tải và của hành khách (nếu có).
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành những phần có liên quan để thi hành các điều khoản trong bản Quy định này.
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Pháp lệnh Hải quan năm 1990
- 3Thông tư liên tịch 31-TC-TCHQ/TTLB năm 1993 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hải quan do Bộ Tài chính-Tổng cục Thống kê ban hành
- 4Thông tư liên bộ 80/TT-LB năm 1994 sửa đổi chế độ thu, nộp lệ phí hải quan do Bộ Tài Chính - Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 5Công văn về việc chấn chỉnh thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo chế độ PMD
- 6Quyết định 02-TCHQ/GQ năm 1992 về việc cấp và quản lý giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan cấp giấy phép do Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 7Thông tư liên bộ 1010-TTLB/TC-HQ năm 1991 quy định mức thu và việc sử dụng các loại lệ phí hải quan do Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Thông tư 968-TCHQ/PC năm 1991 hướng dẫn thi hành Nghị định 171-HĐBT bản quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 9Công văn 202/TCHQ-GSQL-CV của Tổng cục Hải quan về thủ tục hải quan giữa các xí nghiệp chế xuất trong một khu chế xuất
Nghị định 171-HĐBT năm 1991 Quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 171-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/05/1991
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 27/05/1991
- Ngày hết hiệu lực: 11/04/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra