CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2014/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2014 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao.
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao; thanh tra viên, công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và cộng tác viên thanh tra Ngoại giao; trách nhiệm và mối quan hệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra Ngoại giao.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA NGOẠI GIAO
Điều 3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan thanh tra chuyên ngành: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 4. Tổ chức của Thanh tra Bộ Ngoại giao
1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
2. Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh Thanh tra.
3. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ, có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Ngoại giao
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì, phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Ngoại giao thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định.
4. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành; hướng dẫn Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra Ngoại giao theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
6. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra Ngoại giao.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao
Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Quyết định hoặc trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Điều 7. Tổ chức của Thanh tra Sở Ngoại vụ
1. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
2. Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Ngoại vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Ngoại vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh Thanh tra.
3. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Ngoại vụ; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra tỉnh); chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra chuyên ngành và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Ngoại vụ
Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Ngoại vụ.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Ngoại vụ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Ngoại vụ
Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở Ngoại vụ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Ngoại vụ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hoạt động thanh tra Ngoại giao ở các địa phương chưa thành lập Sở Ngoại vụ
Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa thành lập Sở Ngoại vụ thì Thanh tra tỉnh thực hiện công tác thanh tra hành chính, Thanh tra Bộ thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành Ngoại giao theo quy định của Nghị định này và các quy định của Luật thanh tra.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là Nghị định số 07/2012/NĐ-CP) và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Quyết định thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
4. Kiến nghị xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam ở nước ngoài
1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam ở nước ngoài tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức theo mô hình Vụ.
2. Biên chế của Bộ phận tham mưu do Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài quyết định trong tổng số biên chế được giao.
HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGOẠI GIAO
Điều 14. Nội dung thanh tra hành chính
1. Thanh tra Bộ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao.
2. Thanh tra Sở thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 15. Nội dung thanh tra chuyên ngành
1. Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:
a) Việc tuân thủ các quy định pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;
b) Việc tuân thủ các quy định pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Về quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế ở Việt Nam:
a) Việc cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;
b) Việc thực hiện các quy trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Về quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam:
a) Việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
b) Việc tuân thủ các nội dung theo giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
c) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
a) Việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy hộ chiếu, cấp thị thực và thực hiện các quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng, chứng thực và ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật;
c) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về quốc tịch, hộ tịch của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Việc thực hiện các công việc lãnh sự khác theo quy định của pháp luật.
a) Việc thực hiện các quy định về nghi lễ đối ngoại trong công tác tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài, đón tiếp khách nước ngoài, đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế;
b) Việc thực hiện các quy định, chế độ ưu đãi, miễn trừ dành cho các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam và thành viên của các Cơ quan đại diện này.
6. Về công tác thông tin đối ngoại:
a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động của văn phòng thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam;
b) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài thường trú và không thường trú tại Việt Nam.
7. Về công tác ngoại giao kinh tế:
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ngoại giao kinh tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.
8. Về công tác ngoại giao văn hóa:
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ngoại giao văn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.
9. Về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra chuyên ngành về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.
10. Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài:
Việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
Điều 16. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra Bộ thanh tra việc thực hiện các quy định tại các
Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
2. Thanh tra Sở thanh tra việc thực hiện các quy định tại Điểm b Khoản 1 và các
3. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định tại
Điều 17. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm
1. Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật thanh tra.
2. Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành Ngoại giao được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP; cụ thể:
a) Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Chậm nhất ngày 15 tháng 11 hàng năm, Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê duyệt kế hoạch thanh tra của Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
b) Chậm nhất ngày 05 tháng 12 hàng năm, Thanh tra Sở trình Giám đốc Sở Ngoại vụ phê duyệt kế hoạch thanh tra của Sở Ngoại vụ.
Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Giám đốc Sở Ngoại vụ phê duyệt.
4. Kế hoạch thanh tra quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được gửi cho các đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 18. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
1. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra Bộ với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra Ngoại giao với các cơ quan thanh tra của địa phương, trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét khi cần thiết.
2. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.
3. Chánh Thanh tra Sở báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra tại địa phương và báo cáo Thanh tra Bộ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Điều 19. Thời hạn, trình tự, thủ tục thanh tra
1. Thời hạn thanh tra Ngoại giao được thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật Thanh tra, Điều 16 và Điều 30 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Hoạt động thanh tra do Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở tiến hành được thực hiện theo quy định Luật thanh tra; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thanh tra (sau đây gọi là Nghị định số 86/2011/NĐ-CP); Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
3. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định Luật Thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
4. Hoạt động thanh tra của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thực hiện theo quy định của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
1. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 44, Điều 52 Luật thanh tra. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
3. Căn cứ quyết định thanh tra lại, thời hiệu thanh tra lại, thời gian thanh tra lại, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại, Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo kết quả thanh tra lại theo quy định Luật thanh tra, Nghị định số 86/2010/NĐ-CP, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
4. Người ra quyết định thanh tra lại ra kết luận thanh tra lại. Nội dung kết luận thanh tra lại theo quy định của pháp luật thanh tra.
5. Kết luận thanh tra lại gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thanh tra Chính phủ để báo cáo.
Điều 21. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra
1. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Giám đốc Sở Ngoại vụ ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
2. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và thành lập Đoàn thanh tra.
Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều đơn vị thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ra quyết định thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra.
Điều 22. Công tác tổng hợp, báo cáo
1. Chánh Thanh tra Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Chánh Thanh tra Sở tổng hợp, báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Thanh tra Bộ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình để Thanh tra Bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Tổng Thanh tra Chính phủ.
THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA
1. Thanh tra viên là công chức của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra Sở. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở và trước pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Tiêu chuẩn các ngạch; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều kiện bảo đảm hoạt động đối với thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Công chức thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài
1. Công chức thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài là công chức thuộc biên chế của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Công chức thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác về người Việt Nam ở nước ngoài phải có đủ điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các tiêu chuẩn cụ thể do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định.
3. Công chức thanh tra chuyên ngành được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Điều 25. Cộng tác viên thanh tra
1. Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức được Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở trưng tập tham gia Đoàn thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Cộng tác viên thanh tra phải có phẩm chất chính trị; có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, công minh; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra được giao.
3. Cộng tác viên thanh tra được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGOẠI GIAO
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoai giao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao.
2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất làm công tác thanh tra Ngoại giao; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra Ngoại giao.
5. Yêu cầu cơ quan thuộc quyền quản lý báo cáo về công tác thanh tra theo quy định của pháp luật. Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo Giám đốc Sở Ngoại vụ kiện toàn tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở, bảo đảm hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở và chế độ chính sách đối với người làm công tác thanh tra Ngoại giao theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ.
2. Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ đạo hoạt động thanh tra Ngoại giao thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho Thanh tra Sở.
Điều 28. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Ngoại vụ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ.
2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra.
3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.
4. Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất làm công tác thanh tra Ngoại giao; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra Ngoại giao.
5. Yêu cầu cơ quan thuộc quyền quản lý báo cáo về công tác thanh tra theo quy định của pháp luật. Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thanh tra Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức khác
1. Thanh tra Bộ:
a) Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Thanh tra Sở và các cơ quan khác trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Sở:
a) Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ; về nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh; báo cáo Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định;
b) Có trách nhiệm phối hợp, cử người tham gia các đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định thành lập khi có yêu cầu;
c) Phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở và các cơ quan khác ở địa phương trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Trách nhiệm và quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thanh tra.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 5 năm 2014, thay thế Nghị định số 157/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao.
1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- 1Nghị định 157/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao
- 2Quyết định 1133/QĐ-TTCP năm 2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I) do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 140/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Thông tin và Truyền thông
- 4Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
- 5Nghị định 54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp
- 6Quyết định 31/QĐ-BNG năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 7Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- 1Nghị định 157/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao
- 2Quyết định 31/QĐ-BNG năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 3Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009
- 3Nghị định 86/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
- 4Luật thanh tra 2010
- 5Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 6Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
- 7Quyết định 1133/QĐ-TTCP năm 2013 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I) do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 140/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Thông tin và Truyền thông
- 9Nghị định 213/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
- 10Nghị định 54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp
- 11Thông tư 06/2016/TT-BNG hướng dẫn thực hiện Điều 15 tại Nghị định 17/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
Nghị định 17/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao
- Số hiệu: 17/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/03/2014
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 26/03/2014
- Số công báo: Từ số 401 đến số 402
- Ngày hiệu lực: 02/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực