Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 167-HĐBT

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 1989

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 167-HĐBT NGÀY 22-5-1991 BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 50-HĐBT NGÀY 24-5-1989 VỀ CHẾ ĐỘ NGHĨA VỤ PHỤC VỤ TẠI NGŨ CỦA HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30-12-1981 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990;
Căn cứ điều 16 Pháp lệnh về lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 11 năm 1987; điều 25 Pháp lệnh về lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 1 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Bổ sung điều 2, sửa đổi điều 3, điều 6, điều 8 trong Nghị định số 50-HĐBT ngày 24 tháng 5 năm 1989 thành các điều 2, 3, 6, 8 mới như sau:

1. Điều 2: Hàng năm, theo kế hoạch đã được Hội đồng Bộ trưởng duyệt, Bộ Nội vụ được tuyển chọn thanh niên đã đăng ký nghĩa vụ quân sự có đủ các tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định để bổ sung vào lực lượng công an nhân dân từ một đến hai lần, cùng thời gian với việc gọi nhập ngũ vào quân đội nhân dân. Phụ nữ có chuyên môn cần cho lực lượng công an nhân dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ trong công an nhân dân.

2. Điều 3: Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ vào công an nhân dân bảo đảm đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn theo quy định. Các đơn vị công an nhân dân có chỉ tiêu tuyển quân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này.

3. Điều 6: Thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan,

chiến sĩ công an nhân dân như sau:

- Ba năm, đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ chuyên môn kỹ thuật do công an nhân dân đào tạo phục vụ trong bộ đội biên phòng; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ trong các lực lượng an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân.

- Hai năm, đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ đội biên phòng.

Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ endashđược quyền kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân không qua 6 tháng so với quy định trên.

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ câng an nhân dân được tính từ khi có quyết định nhập ngũ, đến ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định xuất ngũ.

4. Điều 8: Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ đủ thời hạn theo quy định tại điều 6 sửa đổi trên đây thì được xuất ngũ và hưởng chế độ xuất ngũ như hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị từ cấp Phó Cục trưởng, Phó Giám đốc cơng an tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trở lên có trách nhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan và chiến sĩ thuộc quyền.

Trong trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục phục vụ tại ngũ (sức khoẻ yếu, khó khăn...) hạ sĩ quan, chiến sĩ có thể được xuất ngũ trước thời hạn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành cụ thể.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 167-HĐBT năm 1991 sửa đổi Nghị định 50-HĐBT năm 1989 về chế độ nghĩa vụ phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 167-HĐBT
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 22/05/1991
  • Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Võ Văn Kiệt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 13
  • Ngày hiệu lực: 22/05/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 14/02/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản