Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 161/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ ĐĂNG KÝ VÀ MUA, BÁN, ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

2. Các quy định về đăng ký tàu biển tại Nghị định này cũng áp dụng đối với việc đăng ký tàu công vụ.

3. Nghị định này không áp dụng đối với việc mua, bán, đóng mới các loại tàu biển sau:

a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đóng mới tại Việt Nam;

b) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và mang cờ quốc tịch nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Tàu công vụ.

4. Nghị định này không áp dụng đối với việc đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và thủy phi cơ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Đăng ký tàu biển bao gồm các hình thức sau:

a) Đăng ký tàu biển không thời hạn;

b) Đăng ký tàu biển có thời hạn;

c) Đăng ký lại tàu biển;

d) Đăng ký thay đổi;

đ) Đăng ký tàu biển tạm thời;

e) Đăng ký tàu biển đang đóng;

g) Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

2. Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và quy định tại Nghị định này.

3. Đăng ký tàu biển có thời hạn là việc đăng ký tàu biển trong một thời hạn nhất định theo đề nghị của chủ tàu khi tàu biển đó có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và quy định tại Nghị định này.

4. Đăng ký lại tàu biển là việc đăng ký tàu biển mà trước đây tàu biển đó đã đăng ký vào số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng sau đó đã xóa đăng ký.

5. Đăng ký thay đổi là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng có sự thay đổi về tên tàu, tên chủ tàu, kết cấu và thông số kỹ thuật, công dụng của tàu, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực, tổ chức đăng kiểm tàu biển.

6. Đăng ký tạm thời tàu biển là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định;

b) Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký biên bản bàn giao tàu. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu;

c) Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu;

d) Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

7. Đăng ký tàu biển đang đóng là việc đăng ký tàu biển đối với tàu đã được đặt sông chính nhưng chưa hoàn thành việc đóng tàu.

8. Đăng ký tàu biển loại nhỏ là việc đăng ký tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 KW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 GT hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 m.

9. Mua, bán tàu biển là quá trình tìm hiểu thị trường, chuẩn bị hồ sơ dự án, quyết định mua, bán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua, bán tàu biển.

10. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này.

11. Tàu công vụ là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các công vụ, không vì mục đích thương mại.

12. Tuổi tàu biển được tính từ ngày đặt sống chính.

Chương 2.

ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

MỤC 1. CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 4. Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm:

1. Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia là Cục Hàng hải Việt Nam;

2. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định.

Điều 5. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia

1. Lập và quản lý Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đăng ký tàu biển Việt Nam tại các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

3. Tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển, cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.

4. Thống nhất quản lý việc in ấn, phát hành các mẫu giấy tờ liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký tàu biển theo quy định.

5. Hợp tác quốc tế về đăng ký tàu biển.

6. Thông báo thông tin cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về địa chỉ, tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực để tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc gửi hồ sơ qua đường bưu chính và nộp phí, lệ phí liên quan bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Điều 6. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực

1. Thực hiện việc đăng ký tàu biển theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam và Nghị định này.

2. Thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.

3. Lưu trữ và quản lý hồ sơ liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển tại khu vực và cung cấp các thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.

4. Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nội dung Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam

1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam ghi các thông tin liên quan đến đăng ký và xóa đăng ký tàu biển, sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được lập dưới dạng sổ ghi chép trên giấy hoặc lập sổ điện tử.

2. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

MỤC 2. ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 8. Giới hạn tuổi tàu biển đăng ký lần đầu tại Việt Nam

Tàu biển đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam phải có tuổi tàu biển theo quy định sau đây:

a) Tàu khách không quá 10 tuổi;

b) Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi.

2. Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tàu biển thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.

3. Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 9. Đặt tên tàu biển và cảng đăng ký

1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:

a) Đơn đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển theo Mẫu số 5 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu chọn tên cảng đăng ký cho tàu biển của mình theo tên cảng biển nơi cơ quan đăng ký tàu biển đặt trụ sở.

Điều 10. Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.

a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp cho tàu biển đăng ký không thời hạn có đủ các điều kiện và đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp 01 (một) bản chính theo Mẫu số 4 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng kể từ ngày được cấp đến ngày xóa đăng ký tàu biển đó.

2. Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn, bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);

c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

d) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

e) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

g) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

h) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 11. Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn.

a) Thời hạn đăng ký của tàu biển được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với thời hạn của hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần hoặc theo đề nghị của chủ tàu.

b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn được cấp 01 (một) bản chính theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần, bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính);

e) Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

g) Biên bản bàn giao tàu (bản chính);

h) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

i) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính).

3. Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, bao gồm các giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, g và h Khoản 2 Điều này; giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

4. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

5. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

6. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 12. Thủ tục đăng ký lại tàu biển

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển trong trường hợp tàu biển được đăng ký lại là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển do cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp cho chủ tàu căn cứ vào hình thức đăng ký lại của tàu biển đó.

2. Hồ sơ đăng ký lại tàu biển bao gồm:

a) Trường hợp đăng ký lại tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;

b) Trường hợp đăng ký lại tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;

c) Trường hợp đăng ký lại tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ quy định tại Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này;

d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 13. Thủ tục đăng ký thay đổi tên tàu biển

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp trong trường hợp tàu biển thay đổi tên tàu là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với hình thức đăng ký trước đây với tên mới của tàu biển đó.

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi tên tàu biển.

a) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm d, đ Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

b) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b, c và e Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

c) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 14. Thủ tục đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp trong trường hợp thay đổi tên gọi của chủ tàu biển là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó với tên gọi mới của chủ tàu.

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển.

a) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm d, đ, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

b) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b, c, d và i Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

c) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, các giấy tờ quy định tại các Điểm đ, e và g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 15. Thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu tàu biển là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển cấp cho chủ tàu mới tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó.

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển.

a) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp);

b) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b, c, d, e, g, h và i Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp);

c) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm d, đ Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp);

d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, e và g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này; bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản chính văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp (đối với trường hợp tàu biển đang trong tình trạng thế chấp).

3. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 16. Thủ tục đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp trong trường hợp tàu biển thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó cấp cho chủ tàu có tàu biển đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển.

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển.

a) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

b) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn: hồ sơ đăng ký bao gồm Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b và c Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

c) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 17. Thủ tục đăng ký thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp khi có thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển do cơ quan đăng ký tàu biển khu vực mới cấp cho chủ tàu tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó.

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

a) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định; các giấy tờ quy định tại các điểm d, đ, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển;

b) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d, e, g và i Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển;

c) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm b, d và đ Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển;

d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm đ, e và g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 18. Thủ tục đăng ký thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển khi có thay đổi tổ chức đăng kiểm của tàu biển là giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được cấp cho chủ tàu tương ứng với hình thức đăng ký trước đây của tàu biển đó.

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển.

a) Trường hợp đăng ký tàu biển không thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

b) Trường hợp đăng ký tàu biển có thời hạn, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

c) Trường hợp đăng ký tàu biển đang đóng, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu số 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

d) Trường hợp đăng ký tàu biển loại nhỏ, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 22 của Nghị định này và bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 19. Thủ tục đăng ký tàu biển tạm thời

1. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam:

a) Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp 01 (một) bản chính cho chủ tàu đăng ký tàu biển tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam có giá trị 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam hết hiệu lực khi tàu biển chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam gia hạn một lần nhưng không quá 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam lần đầu. Trường hợp sau khi gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam mà tàu biển chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức vì lý do bất khả kháng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định gia hạn thời gian đăng ký tàu biển tạm thời nhưng không quá 180 (một trăm tám mươi) ngày.

2. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời bao gồm:

a) Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm b, c, d, đ, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;

b) Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;

c) Trường hợp thử tàu đóng mới, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;

d) Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, đ, g và h Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 20. Thủ tục cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam

1. Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam:

a) Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam do cơ quan đại điện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam) cấp 01 (một) bản chính theo Mẫu số 6 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mua tàu biển của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

b) Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam chỉ có hiệu lực cho 01 (một) hành trình cụ thể của tàu biển đó và có giá trị sử dụng từ khi được cấp cho đến khi tàu biển về đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam.

2. Hồ sơ cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký đối với trường hợp tàu biển đã qua sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với trường hợp nhận tàu đóng mới ở nước ngoài để đưa tàu về Việt Nam (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

d) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

e) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

g) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực);

h) Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các Cơ quan đại diện Việt Nam nơi mua tàu hoặc nơi bàn giao tàu.

4. Cơ quan đại diện Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện Việt Nam cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Điều 21. Thủ tục đăng ký tàu biển đang đóng

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng:

a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng được cấp 01 (một) bản chính theo Mẫu số 3 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng không có giá trị thay thế giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

2. Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hợp đồng đóng mới tàu biển (bản chính);

c) Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);

d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 22. Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ

1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển loại nhỏ được cấp 01 (một) bản chính theo Mẫu số 4 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 2 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);

c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);

d) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

e) Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

g) Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 23. Thủ tục xóa đăng ký tàu biển Việt Nam

1. Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và được cấp 01 (một) bản chính theo Mẫu số 5 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ xóa đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm:

a) Tờ khai xóa đăng ký tàu biển theo Mẫu số 3 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển (bản chính). Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị mất, chủ tàu phải nêu rõ lý do;

c) Trường hợp tàu biển đang thế chấp phải được sự chấp thuận bằng văn bản của người nhận thế chấp và phải xóa đăng ký thế chấp.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí xóa đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Điều 24. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

1. Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị mất, hư hỏng, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp lại cho chủ tàu trên cơ sở hình thức đăng ký trước đó của tàu biển.

2. Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo Mẫu số 4 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị hư hỏng.

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu nộp lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

MỤC 3. TÀU BIỂN THUỘC SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM ĐĂNG KÝ MANG CỜ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI

Điều 25. Điều kiện tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài

1. Tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước phải đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

2. Tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp không có vốn nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân, được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp tàu biển không đủ điều kiện để được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo quy định tại Điều 16 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và quy định tại Nghị định này.

3. Trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mua hoặc thuê tàu trần được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài nếu chủ tàu yêu cầu.

Điều 26. Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài

1. Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật của quốc gia tàu mang cờ.

2. Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê hoặc thuê mua trước khi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài phải thực hiện xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

Chương 3.

MUA, BÁN VÀ ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN

Điều 27. Nguyên tắc mua, bán, đóng mới tàu biển

1. Việc mua, bán, đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù. Trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương; quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tàu biển được mua, bán, đóng mới phải đáp ứng điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Điều 28. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển

1. Hình thức mua, bán tàu biển của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.

a) Việc mua, bán tàu biển giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất có 03 (ba) người chào hàng là chủ sở hữu hoặc người môi giới;

b) Việc mua, bán tàu biển giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện bằng hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật hoặc chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế.

2. Đối với dự án đóng mới tàu biển của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.

3. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển của doanh nghiệp không có vốn nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.

Điều 29. Trình tự thực hiện việc mua tàu biển

1. Phê duyệt chủ trương mua tàu biển.

2. Lựa chọn tàu, xác định giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu.

3. Lập, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác.

4. Quyết định mua tàu biển.

5. Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.

Điều 30. Trình tự thực hiện việc bán tàu biển

1. Phê duyệt chủ trương bán tàu biển.

2. Xác định giá bán khởi điểm và dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch bán tàu biển.

3. Lập, phê duyệt dự án bán tàu biển. Dự án bán tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc bán tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá bán dự kiến, hình thức bán tàu và các nội dung cần thiết khác.

4. Quyết định bán tàu biển.

5. Hoàn tất thủ tục bán tàu biển.

Điều 31. Trình tự thực hiện dự án đóng mới tàu biển

1. Phê duyệt chủ trương đóng tàu biển.

2. Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển và các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển.

3. Lập, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác.

4. Quyết định đóng tàu.

5. Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.

Điều 32. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương; quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển

1. Đối với việc mua, bán, đóng mới tàu biển của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.

Thẩm quyền phê duyệt chủ trương; quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với việc mua, bán, đóng mới tàu biển của doanh nghiệp không có vốn nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.

Điều 33. Hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển

1. Hồ sơ quyết định mua tàu biển:

a) Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả chào hàng cạnh tranh hoặc đấu giá;

b) Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;

c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài, giám định viên tàu biển quốc tế theo chỉ định của người mua, bán tàu biển được Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận;

đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do tổ chức đăng kiểm có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;

e) Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).

2. Hồ sơ quyết định bán tàu biển, bao gồm cả tàu biển đang đóng:

a) Tờ trình đề nghị bán tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả chào hàng cạnh tranh hoặc đấu giá;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

c) Văn bản thẩm định hồ sơ bán tàu của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp liên quan đến tàu biển dự định bán hoặc của tổ chức, cá nhân đang nhận thế chấp tàu biển dự định bán;

d) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do tổ chức đăng kiểm có thẩm quyền cấp.

3. Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển:

a) Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả chào hàng cạnh tranh;

b) Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;

c) Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;

d) Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;

đ) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.

Điều 34. Trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển

1. Tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển chịu trách nhiệm về:

a) Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển;

b) Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển; giá mua, bán, đóng mới tàu biển và điều kiện tài chính của dự án mua, bán, đóng mới tàu biển;

c) Nội dung các điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;

d) Tính hiệu quả đầu tư của dự án; tính hợp lý của phương thức mua, đóng mới, phương thức huy động vốn đã lựa chọn trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.

2. Quyền hạn của tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển:

a) Được trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển trên cơ sở quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;

b) Trong trường hợp xét thấy cần thiết, tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án và/hoặc ủy thác cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển.

Điều 35. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển

Căn cứ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển; hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển; biên bản giao nhận tàu biển và văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển của Cục Đăng kiểm Việt Nam sau khi thực hiện kiểm tra lần đầu đối với tàu biển nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển. Việc kiểm tra thực tế tàu biển xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện tại Việt Nam hoặc các địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và bãi bỏ Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển; Nghị định số 77/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển.

2. Ban hành kèm theo Nghị định này 03 Phụ lục sau:

a) Phụ lục I: Mẫu Tờ khai, đơn đề nghị.

b) Phụ lục II: Mẫu Giấy chứng nhận,

c) Phụ lục III: Mẫu Sổ đăng ký tàu biển quốc gia.

Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và đăng ký thế chấp tàu biển được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong các giấy chứng nhận hoặc cho đến khi thay đổi đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp tàu biển đó.

2. Các dự án mua, bán, đóng mới tàu biển đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Nghị định này.

Điều 38. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC I

MẪU TỜ KHAI, ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Mẫu số 1: Tờ khai đề nghị đăng ký thay đổi.

Mẫu số 2: Tờ khai đăng ký tàu biển.

Mẫu số 3: Tờ khai xóa đăng ký tàu biển.

Mẫu số 4: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển

Mẫu số 5: Đơn đề nghị chấp thuận việc đặt tên tàu biển

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI
APPLICATION FOR CHANGING REGISTRATION

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)
To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số và thay đổi dưới đây:
Kindly register change of the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………………………
Ship's name

Trọng tải toàn phần: …………………………
Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Năm đóng: ………………………………………
Year of building

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Nơi đóng: ………………………………………..
Place of building

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Cảng đăng ký: ………………………………….
Port of registry

Tổng công suất máy chính: ……………………
M.E. power

Tổ chức đăng kiểm: ……………………………
Classification Agency

Nội dung thay đổi: ……………………………………………………………………………………….
Change in

Lý do thay đổi: …………………………………………………………………………………………..
Reasons to change

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ………………………………………………………………
Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN
APPLICATION FOR REGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)
To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị đăng ký tàu biển với các thông số dưới đây:
Kindly register the ship with the following particulars:

Tên tàu: ……………………………………………
Ship's name

Trọng tải toàn phần: …………………………
Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Năm đóng: ………………………………………
Year of building

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Nơi đóng: ………………………………………..
Place of building

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Cảng đăng ký: ………………………………….
Port of registry

Tổng công suất máy chính: ……………………
M.E. power

Tổ chức đăng kiểm: ……………………………
Classification Agency

Nội dung đăng ký:

- Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam
Registration for flying Vietnamese flag

- Đăng ký quyền sở hữu tàu biển
Registration for ownership

Hình thức đăng ký: ………………………………………………………………………………………
Kind of registration

Chủ tàu (tên, địa chỉ, fax, tỉ lệ sở hữu tàu): ………………………………………………………………
Shipowner (name, address, fax, ratio of ownership)

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

TỜ KHAI XÓA ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM
APPLICATION FOR DEREGISTRATION OF SHIP

Kính gửi: ………………… (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)
To: …………………………(Name of the Regional Registrar of ship)

Đề nghị xóa đăng ký tàu biển Việt Nam với các thông số dưới đây kể từ ngày ... tháng ... năm ...
Kindly deregister the ship with the following particulars from date …………………….

Tên tàu: ………………………………………. Hô hiệu/số IMO: …………………………………………
Ship's name Call sign/IMO number

Chủ tàu (tên, địa chỉ và tỉ lệ sở hữu tàu): ………………………………………………………………..
Shipowner (name, address and ratio of ownership)

Người đề nghị xóa đăng ký (tên, địa chỉ): ……………………………………………………………..
Applicant (name, address)

Cảng đăng ký: …………………………………………………………………………………………….
Port of registry

Số đăng ký: ……………………..…………………; Ngày đăng ký: ……………………………………
Number of registration Date of registration

Cơ quan đăng ký: …………………………………………………………………………………………..
The Registrar of ship

Lý do xin xóa đăng ký …………………………………………………………………………………….
Reasons to deregister

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

Mẫu số 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN
APPLICATION FOR RE-ISSUE CERTIFICATE OF REGISTRY

Kính gửi: …………………………………….. (Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)
To ..................................................................................................................

Chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): ……………………………………………………………
Shipowner (name, address, ratio of ownership)

………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký cho tàu biển có các thông số dưới đây:
Kindly re-issue the certificate for the ship with the following particulars

Tên tàu: …………………………………………………………………………………………………..
Ship’s name

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………………………………………………………………….
Call sign/IMO number

Số Giấy chứng nhận đăng ký: ……………………………….; Ngày đăng ký: ……………………….
Number of registration Date of registration

Lý do đề nghị cấp lại: ……………………………………………………………………………………..
Reason of re-issue

Tài liệu liên quan kèm theo (nếu có): ………………………………………………………………….
Relevance documents attachment (if any)

………….., ngày … tháng … năm ……..
Date
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

Mẫu số 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN ĐẶT TÊN TÀU BIỂN
APPLICATION FOR REGISTRATION OF NAME OF SHIP

Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký tàu biển khu vực)
To: (Name of the Regional Registrar of ship)

Chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………………………………………………………..
Shipowner (name, address, ratio of ownership)

………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị đặt tên là: …………………………………………………………………………………………
To request the ship under name

cho tàu biển với các thông số thiết kế dưới đây:
The ship with the following designed particulars:

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Trọng tải toàn phần: ………………………….
Dead weight

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Ngày đặt ky: ……………………………………
Date of the keel laid

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Nơi đóng: ………………………………………..
Place of building

Công suất máy chính: …………………………
M.E. power

………….., ngày … tháng … năm ……..
place Date month year .......
CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

Mẫu số 1: Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam.

Mẫu số 2: Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam.

Mẫu số 3: Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam đang đóng.

Mẫu số 4: Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.

Mẫu số 5: Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam.

Mẫu số 6: Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ CÓ THỜI HẠN TÀU BIỂN VIỆT NAM
CERTIFICATE OF PERIODICAL REGISTRY

CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN KHU VỰC …………..
(THE REGIONAL REGISTRAR OF SHIP)

Chứng nhận tàu biển có các thông số dưới đây đã được đăng ký có thời hạn mang cờ quốc tịch Việt Nam trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
Hereby certify that the ship with the following particulars has been periodically registered into the Viet Nam national ships registration book and sailing under Vietnamese flag:

Tên tàu: ……………………………………………
Ship's name

Trọng tải toàn phần: …………………………
Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Năm đóng: ………………………………………
Year of building

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Nơi đóng: ………………………………………..
Place of building

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Cảng đăng ký: ………………………………….
Port of registry

Tổng công suất máy chính: ……………………
M.E. power

Tổ chức đăng kiểm: ……………………………
Classification Agency

NỘI DUNG ĐĂNG KÝ
CONTENT OF REGISTRATION

A. ĐĂNG KÝ MANG CỜ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Registration for being Vietnamese flagged ship)

Tàu …………… được phép mang cờ quốc tịch Việt Nam từ ngày …/ …/ … đến ngày …/ …/ ….
The ship is sailing under Vietnamese flag from

B. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TÀU BIỂN (Registration for ownership)

Tàu: ......................... thuộc sở hữu của chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………..
Ship: is owed by the shipowner (name, address, ratio of ownership)

Số đăng ký: …………………………………..
Number of registration

Ngày đăng ký: ………………………………..
Date of registration

Cấp tại …………., ngày … tháng … năm …
Issued at ……………., on ……………

Tên, chữ ký người có thẩm quyền
Full name, signature of duly authorized official

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TẠM THỜI TÀU BIỂN VIỆT NAM
CERTIFICATE OF PROVISIONAL REGISTRATION OF SHIP

CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN KHU VỰC …………..
(NAME OF THE REGIONAL REGISTRAR OF SHIP)

Chứng nhận tàu biển có các thông số dưới đây đã được đăng ký tạm thời vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
Hereby certify that the ship with the following particulars has been provisionally registered into the Viet Nam national ships registration book:

Tên tàu: ……………………………………………
Ship's name

Trọng tải toàn phần: …………………………
Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Năm đóng: ………………………………………
Year of building

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Nơi đóng: ………………………………………..
Place of building

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Cảng đăng ký: ………………………………….
Port of registry

Tổng công suất máy chính: ……………………
M.E. power

Tổ chức đăng kiểm: ……………………………
Classification Agency

NỘI DUNG ĐĂNG KÝ
CONTENT OF REGISTRATION

A. ĐĂNG KÝ MANG CỜ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Registration for being Vietnamese flagged ship)

Tàu …………… được phép mang cờ quốc tịch Việt Nam từ ngày …/ …/ … đến ngày …/ …/ ….
The ship is sailing under Vietnamese flag from

B. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TÀU BIỂN (Registration for ownership)

Tàu: ....................... thuộc sở hữu của chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………..
Ship: is owed by the shipowner (name, address, ratio of ownership)

Số đăng ký: …………………………………..
Number of registration

Ngày đăng ký: ………………………………..
Date of registration

Cấp tại …………., ngày … tháng … năm …
Issued at ……………., on ……………

Tên, chữ ký người có thẩm quyền
Full name, signature of duly authorized official

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM ĐANG ĐÓNG
CERTIFICATE OF REGISTRY OF SHIP UNDER CONSTRUCTION

CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN KHU VỰC …………..
(NAME OF THE REGIONAL REGISTRAR OF SHIP)

Chứng nhận tàu biển đang đóng có các thông số thiết kế dưới đây đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
Hereby certify that the ship under construction with the following designed particulars has been registered into the Viet Nam National Ships Registration Book:

Tên tàu: ……………………………………………
Ship's name

Trọng tải toàn phần: …………………………
Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Nơi đóng: ………………………………………
Place of building

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Ngày đặt ký: …………………………………..
Date of Keel is laid

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Tổ chức đăng kiểm: ……………………………
Classification Agency

Tổng công suất máy chính: ……………………
M.E. power

ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TÀU BIỂN (Registration for ownership)

Tàu: ........................... thuộc sở hữu của chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………..
Ship: is owed by the shipowner (name, address, ratio of ownership)

Số đăng ký: …………………………………..
Number of registration

Ngày đăng ký: ………………………………..
Date of registration

Cấp tại …………., ngày … tháng … năm …
Issued at ……………., on ……………

Tên, chữ ký người có thẩm quyền
Full name, signature of duly authorized official

Mẫu số 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM
CERTIFICATE OF REGISTRY

CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN KHU VỰC …………..
(THE REGIONAL REGISTRAR OF SHIP)

Chứng nhận tàu biển có các thông số dưới đây đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
Hereby certify that the ship with the following particulars has been registered into the Viet Nam national ships registration book:

Tên tàu: ……………………………………………
Ship's name

Trọng tải toàn phần: …………………………
Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Năm đóng: ………………………………………
Year of building

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Nơi đóng: ………………………………………..
Place of building

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Cảng đăng ký: ………………………………….
Port of registry

Tổng công suất máy chính: ……………………
M.E. power

Tổ chức đăng kiểm: ……………………………
Classification Agency

NỘI DUNG ĐĂNG KÝ
CONTENT OF REGISTRATION

A. ĐĂNG KÝ MANG CỜ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Registration for being Vietnamese flagged ship)

Tàu …………… được phép mang cờ quốc tịch Việt Nam từ ngày .............................
The ship is sailing under Vietnamese flag from

B. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TÀU BIỂN (Registration for ownership)

Tàu:...................... thuộc sở hữu của chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): …………………..
Ship: is owed by the shipowner (name, address, ratio of ownership)

Số đăng ký: …………………………………..
Number of registration

Ngày đăng ký: ………………………………..
Date of registration

Cấp tại …………., ngày … tháng … năm …
Issued at ……………., on ……………

Tên, chữ ký người có thẩm quyền
Full name, signature of duly authorized official

Mẫu số 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

GIẤY CHỨNG NHẬN
XÓA ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM
CERTIFICATE OF SHIP DEREGISTRATION

CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN KHU VỰC …………..
(NAME OF THE REGIONAL REGISTRAR OF SHIP)

Chứng nhận tàu biển có các thông số dưới đây đã được xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
Hereby certify that the ship with the following particulars has been deregistered from the Viet Nam National ships registration book:

Tên tàu: …………………………………….Hô hiệu/số IMO: ………………………………………….
Ship's name Call sign/IMO number

Chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): ………………………………………………………………….
Shipowner (name, address, ratio of ownership)

Số GCN đăng ký: ……………………………………………………………………………………….
Number of registration

Ngày đăng ký: …………………………………………………………………………………………..
Date of registration

Cơ quan đăng ký: ……………………………………………………………………………………..
The Registrar of ship

Người đề nghị (tên, địa chỉ): ………………………………………………………………………….
Applicant (name, address)

Lý do xóa đăng ký ………………………………………………………………………………………..
Reasons to deregister

Ngày có hiệu lực xóa đăng ký: ………………………………………………………………………….
Date of deregister

Số Giấy chứng nhận: ……………………………
Number of certificate

Cấp tại …………., ngày … tháng … năm …
Issued at ……………., on ……………

Tên, chữ ký người có thẩm quyền
Full name, signature of duly authorized official

Mẫu số 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

GIẤY PHÉP TẠM THỜI MANG CỜ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
PROVISIONAL PERMISSION OF FLYING VIETNAMESE FLAG

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN LÃNH SỰ VIỆT NAM TẠI……..
THE REPRESENTATIVE OF VIETNAMESE CONSULATE AT

Chứng nhận tàu biển có các thông số dưới đây được phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam:
Hereby certify that the ship the following particulars has been provisional permitted of flying Vietnamese flag:

Tên tàu: ……………………………………………
Ship's name

Trọng tải toàn phần: …………………………
Dead weight

Hô hiệu/Số IMO: ………………………………..
Call sign/IMO number

Tổng dung tích: ……………………………….
Gross tonnage

Loại tàu: ………………………………………….
Type of ship

Dung tích thực dụng: ………………………….
Net tonnage

Chiều dài lớn nhất: ……………………………..
Length over all

Năm đóng: ………………………………………
Year of building

Chiều rộng: ……………………………………..
Breadth

Nơi đóng: ………………………………………
Place of building

Mớn nước: ………………………………………
Draft

Cảng đăng ký: ……………………………….
Port of registry

Tổng công suất máy chính: ……………………
M.E. power

Tổ chức đăng kiểm: ………………………….
Classification Agency

NỘI DUNG CẤP PHÉP
PERMISSION OF

TẠM THỜI MANG CỜ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Provisional permission of flying Vietnamese flag

Tàu ………………………. được phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam kể từ ngày cấp đến khi tàu về đến cảng biển Việt Nam đầu tiên.
The ship …………… is permitted of sailing under Vietnamese flag from the date of issuance to the date of her arrival at the first Vietnamese sea port.

Chủ tàu (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu tàu): ………………………………………………………………..
Shipowner (name, address, ratio of ownership).

Số giấy phép: ………………………………..
Number of permission

Cấp tại …………., ngày … tháng … năm …
Issued at ……………., on ……………

Tên, chữ ký người có thẩm quyền
Full name, signature of duly authorized official

PHỤ LỤC III

MẪU SỐ ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

Số: …………………….

I. SỞ HỮU TÀU

Tên tàu: …………………. Hô hiệu …………….. Số IMO ……………. Mã nhận dạng MMSI: ……..

Chủ tàu (tên; địa chỉ; điện thoại; fax, tỉ lệ sở hữu tàu):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Nguồn gốc (đóng mới, mua bán, tặng cho, thay đổi đăng ký): ......................................................

Tên tàu cũ (nếu có): ………………………….. Hô hiệu …………………….. Số IMO .........................

Chủ tàu (tên; địa chỉ; điện thoại; fax):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

II. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA TÀU

Loại tàu: ………………………………………….

Kiểu máy chính: ………………………………….

Cấp tàu: …………………………………………

Số lượng/Tổng công suất: ………………. KW

Năm đóng: ……………………………………..

Tốc độ tàu: ………………………….. hải lý/giờ

Nơi đóng: ……………………………………….

Định biên thuyền bộ tối thiểu: ………..T/viên

Năm hoán cải: ……………………………………

Cơ quan đăng kiểm: ……………………………

Nơi hoán cải: ……………………………………..

Số đăng kiểm của tàu: …………………………

Vật liệu đóng tàu: ………………………………

Cảng đăng ký: ………………………………….

Chiều dài lớn nhất: …………………………… m

Cơ quan đăng ký khu vực: ……………………

Chiều rộng: ……………………………………. m

Ngày đăng ký mang cờ quốc tịch: ……………

Chiều cao mạn: ………………………………. m

Số GCN đăng ký: ………………………………

Mớn nước mùa hè: ………………………….. m

Ngày đăng ký sở hữu: …………………………

Trọng tải toàn phần: …………………………Tấn

Số GCN đăng ký: ………………………….

Dung tích toàn phần: ………………………..GT

Ngày cấp lại GCN đăng ký: ……………………

Dung tích thực dụng: ………………………Tấn

Số GCN đăng ký cấp lại: ……………………..

Số lượng hành khách chở được: ……… người

Lần cấp:………………………………………….

Người khai thác tàu (tên; địa chỉ; điện thoại; fax)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

III. ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀU BIỂN, XÓA ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀU BIỂN

Ngày / tháng / năm

Người đề nghị

Nội dung đăng ký

Số GCN

IV. THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

Ngày / tháng / năm

Lý do

Nội dung

Số GCN

V. XÓA ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

Ngày / tháng / năm

Lý do xóa đăng ký

Số GCN xóa đăng ký

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

  • Số hiệu: 161/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 12/11/2013
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 823 đến số 824
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản