- 1Chỉ thị 183-CP năm 1969 hướng dẫn Nghị định 135-CP quy định chế độ huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên bộ 33-LB/TT năm 1970 hướng dẫn tổ chức y tế phục vụ các đội chủ lực làm công tác thủy lực dài ngày ở các địa phương do Bộ Y tế - Bộ Thủy lợi ban hành
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 135-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 1969 |
VỀ VIỆC HUY ĐỘNG, TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NGHĨA VỤ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ nghị quyết số 103-CP ngày 6-7-1967 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường quản lý lao động;
Để huy động, tổ chức và sử dụng hợp lý lao động nghĩa vụ do hợp tác xã và nhân dân đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và bồi dưỡng sức dân, ổn định lao động của hợp tác xã và của Nhà nước, thực hiện từng bước phân công mới lao động xã hội, góp phần củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Lao động;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 18 tháng 12 năm 1968,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Việc huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ phải quán triệt những nguyên tắc sau đây:
a) Đóng góp lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ yếu là nghĩa vụ của hợp tác xã, xã và khu phố dựa trên cơ sở thi hành nghĩa vụ của mỗi công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
b) Huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ phải có kế hoạch, phải được quản lý chặt chẽ và trang bị đủ công cụ, nhằm đạt năng suất cao.
c) Đãi ngộ những người đi làm lao động nghĩa vụ phải bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người đi làm nghĩa vụ, đồng thời phải giữ quan hệ mức thu nhập hợp lý đối với công nhân,viên chức Nhà nước và xã viên hợp tác xã.
Điều 2. Tất cả các hợp tác xã, xã và khu phố thuộc thành phố đều có nghĩa vụ cung cấp lao động nghĩa vụ theo chỉ tiêu phân bố của Nhà nước. Đi làm lao động nghĩa vụ là nhiệm vụ của mỗi công dân trong độ tuổi, nam từ 18 đến 50, nữ từ 18 đến 45.
Đối với công nhân, viên chức và những người khác đang làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, bộ đội và công an nhân dân vũ trang (trừ những đơn vị thường trực chiến đấu), thì chỉ động viên đi làm tại địa phương, trong những trường hợp khẩn cấp do thiên tai, dịchhọa gây ra, theo tinh thần nghị định số 232-CP ngày 24-11-1965 của Hội đồng Chính phủ.
Đối với học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động, chỉ động viên trong dịp hè, hoặc trong trường hợp khẩn cấp thì động viên từng đợt ngắn ngày tại địa phương, nhưng phải bảo đảm chương trình học tập, trừ trường hợp đặc biệt sẽ có quy định riêng.
Điều 3. Không động viên đi làm lao động nghĩa vụnhững thương binh, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, người gia đình neo đơn, người làm nghề tôn giáo chuyên nghiệp (mục sư, linh mục, sư, chức sắc), cán bộ chủ chốt của xã và hợp tác xã.
Điều 4. Hàng năm, Nhà nước giao chỉ tiêu cung cấp lao động nghĩa vụ cho từng địa phương trên cơ sở cân đối giữa yêu cầu sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu với khả năng lao động hiện có tại địa phương.
Căn cứ vào chỉ tiêu lao động nghĩa vụ Nhà nước phân bố và yêu cầu của các ngành trong địa phương, Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập kế hoạch cân đối lao động, phân bố chỉ tiêu lao động nghĩa vụ cho huyện, khu phố, xã, hợp tác xã với mức trung bình khoảng 6%, nơi cao nhất khoảng 10% tổng số lao động (tính thành người trong năm).
III. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÉP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NGHĨA VỤ
Điều 5. Được huy động và sử dụng lao động nghĩa vụ để làm những việc có thời hạn nhất định dưới đây:
a) Kiến thiết cơ bản: Xây dựng và tu sửa lớn các công trình đê, kè, cống, công trình đầu mối thuộc hệ thống trung, đại thủy nông, kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3; các công trình thủy điện; đường giao thông huyện, tỉnh, liên tỉnh, đường quốc phòng, đường vận xuất gỗ, nền đường sắt; sân bay; bến sông, bến cảng; công trình nạo vét lòng sông; công trình quốc phòng và các công trình lớn khác.
b) Sản xuất: Sản xuất và thu hoạch lớn, khẩn trương các loại nông sản như cói, chè, cà phê, mía, thuốc lá mà lực lượng lao động sẵn có của các nông trường, xí nghiệp không bảođảm kịp thời vụ.
c) Vận chuyển, xếp dỡ: vận chuyển, xếp dỡ một khối lượng lớn về vật tư, hàng hoá của Nhà nước để kịp thời phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu mà lực lượng vận chuyển, xếp dỡ chuyên nghiệp do ngành chủ quan quản lý không đủ sức bảo đảm được.
d) Phục vụ chiến đấu: Phục vụ chiến trường, vận chuyển thương binh, bệnh binh…
Điều 6. Ngoài những việc quy định ở điều 5, không được huy động và sử dụng lao động nghĩa vụ để làm các việc có thời hạn khác và những việc do nhân dân tự làm.
Đối với những việc làmcó thời hạn khác thì ngành hoặc đơn vị quản lý cũng phải lập kế hoạch xin lao động và chỉ được huy động lao động sau khi kế hoạch này được Chính phủ phê chuẩn (nếu thuộc kế hoạch trung ương) hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố duyệt (nếu thuộc kế hoạch địa phương) và được cơ quan lao động phân bố chỉ tiêu lao động.
Những việc do nhân dân tự làm là những việc trực tiếp phục vụ sản xuất, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân trong phạm vi một hợp tác xã hoặc một xã, một khu phố, bao gồm:
- Ở hợp tác xã: Việc xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, đê bối, trạm thủy điện nhỏ (dưới 200KW), trường mẫu giáo, nhà trẻ… do hợp tác xã bỏ vật tư, tiềnvốn và tổ chức xã viên đi làm.
- Ở xã hoặc khu phố: Việc xây dựng và sửa chữa đường giao thông, bệnh xá, nhà hộ sinh, trường học, trụ sở, nhà văn hóa, chợ, bến đò, nghĩa trang của xã, khu phố do Ủy ban hành chính xã, khu phố tổ chức những người lao động trong xã, khu phốđể làm. Số ngày công mà Ủy ban hành chính xã, khu phố được huy động tính bằng mỗi người lao động trong một năm, không quá 3 công ở đồng bằng và trung du, không quá 5 công ở miền núi.
Những việc trên đây, tuy do nhân dân tự làm, nhưng ở những nơi gặp khó khăn về kinh tế hoặckỹ thuật, nhân dân địa phương không đủ khả năng tự đảm đương, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét có thể giúp đỡ một phần tiền, lương thực, vật tư cần thiết, hoặc hướng dẫn về kỹ thuật, về kinh nghiệm tổ chức lao động, tổ chức sản xuất…; còn việc huy động tổ chức và sử dụng lao động vẫn do hợp tác xã, xã, khu phố tự quản lý.
IV. TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NGHĨA VỤ
Điều 7. Tuỳ theo tính chất công việc và đặc điểm của từng vùng, việc tổ chức lao động nghĩa vụ được thực hiện theo hai hình thức sau đây:
- Tổ chức lao động nghĩa vụ dài ngày (từ 6 tháng đến 2 năm); chủ yếuđểlàm những công việc tương đối ổn định trong một thời gian dài. Riêng các tỉnh miền núi, vùng miền núi thuộc các tỉnh trung du, khu 4 cũ được tổ chức lao động nghĩa vụ dài ngày để làm những công việc giống nhau, ngắn ngày, kế tiếp nhau trong phạm vi từng ngành sử dụng.
Chỉ tiêu huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ làm dài ngày phảiđược Chính phủ phê chuẩn và Bộ Lao động phân bố cụ thể.
- Tổ chức lao động nghĩa vụ ngắn ngày (dưới 6 tháng) để làm những công việc cần hoàn thành trong thời hạn ngắn, vừa đáp ứng yêu cầu của Nhà nước, vừa đáp ứng yêu cầu về nhân lực bảo đảm thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
Điều 8. Lao động nghĩa vụ làm dài ngày phục vụ kế hoạch của Trung ương do các cơ quan sử dụng ở Trung ương tổ chức và quản lý. Lao động nghĩa vụ làm dài ngày phục vụ kế hoạch của địa phương do các cơ quan sử dụng ở tỉnh, thành phố tổ chức và quản lý.
Lao động nghĩa vụ làm dài ngày được tổ chức thành các đội lao động nghĩa vụ. Mỗi đội lao động nghĩa vụ từ 70 đến 100 người. Dưới đội lao động có các tổ sản xuất. Mỗi tổ sản xuất có từ 10 đến 15 người.
Chỉ huy đội (đội trưởng, đội phó) và nhân viên nghiệp vụ (thống kê, kế toán, y tế, tiếp phẩm…) phải là cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của cơ quan sử dụng và tỷ lệ không được quá 7% ở miền đồng bằng và trung du, 10% ở miền núi (chưa kể cấp dưỡng) so với lao động trực tiếp sản xuất.
Điều 9. Lao động nghĩa vụ làm ngắn ngày do hợp tác xã tổ chức thành các đội lao động nghĩa vụ chuyên trách.
Số người trong đội lao động nghĩa vụ chuyên trách của mỗi hợp tác xã nhiều hay ít tùy theo hợp tác xã lớn, nhỏ và chỉ tiêu lao động nghĩa vụ Nhà nước phân bố.
Khi không đi phục vụ yêu cầu củaNhà nước thì những người tham gia đội lao động nghĩa vụ chuyên trách của hợp tác xã, vốn là thành viên của các đội sản xuất cơ bản, vẫn tham gia sản xuất như các xã viên khác ở đội sản xuất cơ bản.
V. TRANG BỊ CÔNG CỤ CHO NGƯỜI ĐI LÀM LAO ĐỘNG NGHĨA VỤ
Điều 10. Các cơ quan sử dụng lao động nghĩa vụ có trách nhiệm trang bị đầy đủ công cụ thường và tích cực trang bị công cụ cải tiến cho người đi làm lao động nghĩa vụ dài ngày, nhất là các khâu lao động nặng nhọc tốn nhiều sức lao động thì phải từng bước cơ giới hoá. Đồng thời Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã và những người lao động mang theo công cụ của hợp tác xã hoặc cá nhân khi đi làm nghĩa vụ ngắn ngày, và có chế độ bù đắp hao mòn đối với các công cụ ấy. Cụ thể là:
- ấac cơ quan sử dụng có trách nhiệm trang bịđủcông cụ thường và công cụ cải tiến cho người đi làm lao động nghĩa vụ dài ngày, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của đơn vị và của cá nhân trong việc bảo quản và sử dụng tốt các công cụ được giao.
- Hợp tác xã cần tích cực trang bị công cụ thường và công cụ cải tiến cho các đội lao động nghĩa vụ chuyên trách của hợp tác xã và mang theo khi đi làm lao động nghĩa vụ ngắn ngày. Cơ quan sử dụng có trách nhiệm trích trả tiền hao mòn những công cụ do hợp tác xã hoặc cá nhân mang đi phục vụ, trang bị thêm công cụ cải tiến thích hợp và những công cụ cần thiết mà đội lao động nghĩa vụ chuyên trách của hợp tác xã hay cá nhân không có mang theo hoặc mang đi làm nhưng đã bị hỏng.
VI. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI LÀM LAO ĐỘNG NGHĨA VỤ
Điều 11. Người đi làm lao động nghĩa vụ được hưởng một số chế độ sau đây:
1. Đối với người đi làm lao động nghĩa vụ dài ngày.
a) Về tiền lương:
Được áp dụng chế độ lương khoán theo khối lượng công việc. Đơn giá để tính khối lượng công việc giao khoán được tính trên cơ sở định mức lao động và các thang lương hoặc bảng lương cùng loại ngành, nghề của công nhân, viên chức Nhà nước.
b) Về trợ cấp, phụ cấp:
- Được hưởng phụ cấp khu vực (nếu có), phụ cấp tổ trưởng, trợ cấp những ngày ngừng việc, những ngày nghỉ lễ, nghỉ ốm, nghỉ đẻ; trợ cấp thôi việc theo quy định hiện hành.
- Được áp dụng các chế độ thưởng: tăng năng suất, tiết kiệm, thi đua.
- Được hưởng chế độ khám, chữa bệnh và tiền vệ sinh phí cho nữ như đối với nữ công nhân, viên chức Nhà nước.
- Được cấp tiền tầu xe, tiền ăn đường lượt đi, lượt về từ nơi ở đến nơi làm việc.
- Nếu bị tai nạn lao động thì tùy theo thương tật nặng nhẹ mà được hưởng theo chế độ trợ cấp tai nạn lao động hiện hành.
Nếu người đi làm lao động nghĩa vụ bị chết, được hưởng chế độ trợ cấp, chôn cất như chế độ hiện hành; tiền trợ cấp một lần cho gia đình mất người lao động chủ chốt như đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
c) Về trang bị bảo hộ lao động và bồi dưỡng hiện vật:
Tuỳ theo ngành, nghề và tính chất công việc, được trang bị dụng cụ phòng hộ lao động và được hưởng chế độ bồi dưỡng hiện vật theo quy định hiện hành.
d) Về lương thực, thực phẩm:
Được bán theo giá cung cấp lương thực, thực phẩm theo tiêu chuẩn hiện hành của công nhân, viên chức Nhà nước cùng loại ngành nghề. Những đơn vị hoặc cá nhân làm những việc nặng nhọc mà đạt năng suất lao động cao, vượt định mức, Nhà nước thì được bán thêm lương thực theo tỷ lệ vượt định mức, nhưng nhiều nhất mỗi người mỗi tháng không quá 30kg;
e) Về vải mặc và hàng tiêu dùng khác:
Được hưởng tiêu chuẩn phân phối phiếu vải và một số mặt hàng tiêu dùng khác tương đương với công nhân, viên chức Nhà nước.
Cơ quan sử dụng lao động nghĩa vụ có trách nhiệm bảo đảm nhà ở, cung cấp các dụng cụ nấu ăn tập thể và các phương tiện giải trí, học tập cho người đi làm lao động nghĩa vụ. Các khoản này được dự trù kinh phí theo quy định hiện hành đối với công nhân, viên chức Nhà nước làm việc ở công trường.
2. Đối với người đi làm lao động nghĩa vụ ngắn ngày:
Đối với người đi làm lao động nghĩa vụ ngắn ngày, tùy theo điều kiện cụ thể mà được hưởng một số chế độ đã quy định ở điểm 1 điều 11 trên đây, nhưng mức hưởng cao nhất không vượt quá những quy định đối với người đi làm lao động nghĩa vụ dài ngày. Riêng khoản cung cấp thực phẩm, phiếu vải và một số hàng hóa khác cho người đi làm lao động nghĩa vụ ngắn ngày thì do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố quy định tùy theo khả năng của địa phương.
Các Bộ Lao động, Tài chính, Nội thương, Tổng cục Lương thực các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các chế độ trên đây và hướng dẫn việc thi hành.
Điều 12. Người đi làm lao động nghĩa vụ có hành động dũng cảm, vượt khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ, nếu bị thương tật thì được điều trị cho đến khi khỏi và được ưu đãi trong chế độ trợ cấp thương tật. Trường hợp hy sinh vì nhiệm vụ, nếu đủ tiêu chuẩn thì được xác định là liệt sĩ, gia đình được hưởng quyền lợi liệt sĩ theo chính sách hiện hành.
Điều 13. Tuỳ thời gian phục vụ và tình hình thu nhập của những người đi làm lao động nghĩa vụ, cũng như tình hình phân phối thu nhập cụ thể trong hợp tác xã, mà giải quyết hợp lý quan hệ giữa xã viên đi làm lao động nghĩa vụ với hợp tác xã và xã viên ở lại sản xuất:
a) Người đi làm lao động nghĩa vụ dài ngày được hưởng các khoản đãi ngộdo Nhà nước đài thọ nhưng phải trích nộp vàoquỹ công ích xã hội của hợp tác xã từ 3 đến 5% số tiền công chính. Hợp tác xã bảo đảm cho người đi làm nghĩa vụ mọi khoản chia phụ (rơm, rạ, cá, hoa quả…) ngang với xã viên có mức công điểm trung bình tiên tiến trong hợp tác xã.
Trường hợp gia đình người đi làmlao động nghĩa vụ thu nhập thấp, đời sống cókhó khăn thì hợp tác xã giúp đỡ bảo đảm mức sinh hoạt bình thường như các gia đình xã viên khác trong hợp tác xã.
b) Người đi làm lao động nghĩa vụ ngắn ngày được hợp tác xã chấm công điểm và cho hưởng theo chế độ phân phối của hợp tác xã trong trường hợp hợp tác xã nhận làm khoán và thanh toán tiền công với cơ quan Nhà nước. Hợp tác xã nào chưa nhận làm khoán được thì có thể giải quyết như quy định ở điểm a điều 13 đối với người đi làm lao động nghĩa vụ dài ngày.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH.
Điều 14. Các cấp, các ngành có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt nghị định về việc huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ. Cụ thể là:
a) Ủy ban hành chính các cấp có trách nhiệm:
- Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch và chính sách lao động nghĩa vụ, lập kế hoạch cân đối lao động, bảo đảm việc huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ một cách hợp lý và tiết kiệm nhất nhằm đạt năng suất lao động cao; hướng dẫn các hợp tác xã tổ chức lao động nghĩa vụ, bảo đảm kế hoạch lao động của Nhà nước; kiểm tra việc tổ chức sử dụng, trang bị công cụ và chấp hàng các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người đi làm lao động nghĩa vụ.
- Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào chỉ tiêu lao động nghĩa vụ của Nhà nước mà phân bố, xét duyệt kế hoạch xin lao động nghĩa vụ của các ngành trong phạm vi địa phương mình, trên cơ sở cân đối lao động chung, lập kế hoạch phân bố và ra lệnh huy động.
b) Ban quản trị hợp tác xã có trách nhiệm:
- Dưới sự hướng dẫn của Ủy ban hành chính các cấp, lập kế hoạch cân đối lao động hàng năm trong hợp tác xã, tính toán lao động cần thiết để lại cho sản xuất ở cơ sở.
- Giáo dục, động viên và tổ chức xã viên làm lao động nghĩa vụ, bảo đảm cung cấp lao động nghĩa vụ đủ số, đúng tiêu chuẩn và kịp thời gian theo yêu cầu của Nhà nước.
- Chăm lo đời sống cho gia đình những xã viên đi làm lao động nghĩa vụ thay cho tập thể và giúp đỡ khi họ có khó khăn.
c) Các cơ quan sử dụng lao động nghĩa vụ có trách nhiệm:
- Hàng năm, hàng quý, lập kế hoạch ngày công lao động nghĩa vụ (tính số người phục vụ dài ngày riêng, ngắn ngày riêng), thời gian khởi công, thời gian hoàn thành để trình Chính phủ (nếu là kế hoạch thuộc trung ương) hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố (nếu là kế hoạch thuộc địa phương) xét duyệt.
- Trước khi tập trung lao động nghĩa vụ, phải chuẩn bị đầy đủ cán bộ quản lý các đội, nhân viên nghiệp vụ, công cụ làm việc, nguyên liệu, vật liệu, chỗ làm việc, nơi ăn, ở, lương thực, thực phẩm… Nếu chưa chuẩn bị đủ các điều kiện trên thì nhất thiết không được huy động lao động nghĩa vụ.
- Tổ chức và quản lý tốt lao động theo đúng quy đinh của Nhà nước, trang bị đủ công cụ làm việc, tổ chức phòng tránh tai nạn lao động, tổ chức phòng không nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với những người đi làm lao động nghĩa vụ.
d) Các ngành, các cơ quan khác có trách nhiệm:
- Hàng năm, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp và lập kế hoạch sử dụng lao động nghĩa vụ củaNhà nước. Kế hoạch này là mộtbộ phận quan trọng của kế hoạch lao động củaNhà nước.
- Bộ Lao động, căn cứ vào kế hoạch lao động nghĩa vụ của Nhà nước, phân bố chỉ tiêu cụ thể cho các ngành và địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ; bảo đảm việc chấp hành đúng đắn chính sách lao động nghĩa vụ của Nhà nước.
- Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp trung ương và Bộ Nông nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình, hướng dẫn, chỉ đạo các hợp tác xã trong việc tổ chức và quản lý các đội lao động nghĩa vụ chuyên trách của hợp tác xã, trong việc giải quyết tốt các chính sách phân phối và giúp đỡ gia đình người đi làm lao động nghĩa vụ, giữ quan hệ gắn bó giữa họ với hợp tác xã và xã viên sản xuất ở nhà.
- Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việcquản lý và sử dụng quỹ lương và các quỹ khác, theo đúng các nguyên tắc, chế độ tài chính của Nhà nước. Các ngành hoặc đơn vị sử dụng lao động nghĩa vụ không được dùng tiền ngoài quỹ lương để thuê lao động ngoài kế hoạch.
- Bộ Công nghiệp nặng, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, trong phạm vi trách nhiệm của mình, nghiên cứu và chỉ đạo việc sản xuất các loại công cụ thường, công cụ cải tiến thích hợp theo yêu cầu của các ngành, các cơ quan sử dụng. Tổng cục Vật tư, Bộ Nội thương, Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp vật tư, tiền vốn để sản xuất và phân phối kịp thời các loại công cụ nói trên.
Điều 15. Những ngành, cơ quan, cán bộ nào có nhiều thành tích trong việc huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ thì được khen thưởng. Nếu phạm khuyết điểm như: huy động lao động nghĩa vụ sai nguyên tắc, sử dụng lãng phí nghiêm trọng sức lao động, không nghiêm chỉnh thực hiện các chế độ Nhà nước đã quy định, hoặc gây thiệt hại đến tính mạng người đi làm lao động nghĩa vụ, thì tùy theolỗi nặngnhẹ mà bị kỷ luật thích đáng.
Những người đi làm lao động nghĩa vụ có thành tích như có sáng kiến cải tiến công cụ, cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất đạt năng suất laođộngcao, bảo vệ của công, chấp hành tốt kỷ luật lao động… thì được khen thưởng. Những người cố tình không tuân theo sự phân công của tập thể và chính quyền hoặc vi phạm kỷ luật trên công trường thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà bị phê bình, cảnh cáo, xử lý vềhành chính hoặc truy tố trước pháp luật.
Điều 16. Bộ Lao động cùng các Bộ, các ngành có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành nghị định này.
Điều 17. Ủy ban hành chính các khu tự trị, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nghị định này và những quy định chi tiết của các Bộ, các ngành ở trung ương mà hướng dẫn thực hiện việc huy động, tổ chức, sử dụng lao động nghĩa vụ cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
Điều 18. Nghị định này bãi bỏ điều lệ tạm thời về huy động vàsử dụng dân công thời chiến do nghị định số 77-CP ngày 26-4-1966 của Hội đồng Chính phủ ban hành.
Điều 19. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1Chỉ thị 183-CP năm 1969 hướng dẫn Nghị định 135-CP quy định chế độ huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 10-LĐ/TT-1972 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệnh về nghĩa vụ lao động trong thời chiến kèm theo Nghi định 117-CP năm 1972 do Bộ Lao động ban hành
- 3Thông tư liên bộ 33-LB/TT năm 1970 hướng dẫn tổ chức y tế phục vụ các đội chủ lực làm công tác thủy lực dài ngày ở các địa phương do Bộ Y tế - Bộ Thủy lợi ban hành
- 4Bộ luật Lao động 1994
Nghị định 135-CP năm 1969 về việc huy động, tổ chức và sử dụng lao động nghĩa vụ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 135-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/08/1969
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 05/08/1969
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực