Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128-HĐBT | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1991 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ khoản 1 điều 28 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 4 tháng 4 năm 1989;
Căn cứ các điều 3, điều 5 của Pháp lệnh hải quan ngày 21 tháng 2 năm 1990;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi địa bàn hoạt động cụ thể của Hải quan Việt Nam được quy định như sau:
1. Các khu vực cửa khẩu đường bộ, bao gồm các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dọc theo biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng.
2. Các cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng biển, cảng sông có thông thương với nước ngoài bằng đường biển, đường sông.
Riêng đối với cảng biển quốc tế, khu vực này còn bao gồm cả khu vực xung quanh phao số "0" và nơi quy định cho tầu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển quốc tế và dọc theo các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển quốc tế.
3. Các Bưu kiện quốc tế (Bưu cục ngoại dịch) có chuyển nhận thư từ, bưu kiện với nước ngoài theo Công ước của Liên minh bưu chính viễn thông quốc tế và các quy định về bưu chính viễn thông của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tại các địa điểm khác ở nội địa gồm: kho, bãi chuyên dụng chứa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức vận tải, kinh doanh và giao nhận xuất, nhập khẩu: địa điểm của các tổ chức được phép làm dịch vụ xuất, nhập khẩu hoặc dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ; bưu cục kiểm quan; địa điểm của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội được hải quan chấp nhận làm địa điểm kiểm tra hải quan và những địa điểm ở nội địa mà hải quan phát hiện có dấu hiệu hoạt động buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới.
5. Các tuyến đường quá cảnh, mượn đường Việt Nam: là các tuyến đường được Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định cho hoạt động quá cảnh, mượn đường Việt Nam tính từ cửa khẩu nhập tới cửa khẩu xuất.
Điều 2. Khu vực kiểm soát hải quan được quy định như sau:
1. Khu vực kiểm soát hải quan dọc theo biên giới đất liền bao gồm các xã và các đơn vị hành chính tương đương trong khu vực biên giới Việt Nam.
2. Khu vực kiểm soát hải quan trên sông suối biên giới là phần sông suối biên giới trong phạm vi các xã và các đơn vị hành chính tương đương trong khu vực biên giới.
3. Khu vực kiểm soát hải quan dọc theo bờ biển và hải đảo bao gồm các xã và các đơn vị hành chính tương đương ở ven biển và hải đảo.
4. Khu vực kiểm soát hải quan trên biển bao gồm nội thuỷ, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Pháp lệnh Hải quan năm 1990
- 4Thông tư 967-TCHQ/PC năm 1991 hướng dẫn thi hành Nghị định 128-HĐBT 1991 quy định phạm vi địa bàn hoạt động cụ thể và khu vực kiểm soát của Hải quan Việt Nam do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 5Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Nghị định 128-HĐBT năm 1991 quy định phạm vi địa bàn hoạt động cụ thể và khu vực kiểm soát của Hải quan Việt nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 128-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/04/1991
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra