BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT |
Số: 124-NĐ | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1956 |
ẤN ĐỊNH GIÁ TRỊ THỜI HẠN THƯ CHUYỂN TIỀN VÀ THỂ THỨC LĨNH TIỀN CỦA THƯ CHUYỂN TIỀN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Chiếu nghị quyết của Hội đồng Chính phủ họp tháng 10 năm 1955, tách Bộ Giao thông và Bưu điện;
Chiếu nghị định số 112-NĐ ngày 10 tháng 3 năm 1955 mở công vụ thư chuyền tiền;
Theo đề nghị của ông Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện
NGHỊ ĐỊNH:
Quá thời hạn một năm, thư chuyển tiền xem như hoàn toàn vô giá trị và số tiền đã gửi thuộc quyền sở hữu của Quốc gia.
Điều 6. Muốn lĩnh thư chuyển tiền hay lệnh trả tiền, người gửi hay người nhận phải xuất trình một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy cho phép đi lại trong tỉnh do Ủy ban Hành chính xã hoặc khu phố cấp (theo thông tư ngày 20-12-1954 của Bộ Công an về thể thức tự do đi lại).
b) Giấy thông hành cho phép đi lại từ tỉnh này qua tỉnh khác hay khu khác do Quận Công an thành phố, Đồng Công an thị xã, thị trấn hay Công an huyện cấp (theo thông tư ngày 20-12-1954).
Các giấy tờ trên đều có giá trị để lĩnh tiền thư chuyển tiền trong một năm kể từ ngày cấp giấy.
Chứng minh thư phải có ảnh hoặc nhận dang, có số dấu của cơ quan, xí nghiệp, chữ ký của Thủ trưởng và chữ ký của người được cấp giấy.
Thời hạn có giá trị của chứng minh thư để lĩnh tiền thư chuyển tiền là thời hạn có giá trị đã ghi trong chứng minh thư. Nếu trong chứng minh thư không ghi thời hạn có giá trị thì chứng minh thư đó cũng được dùng để lĩnh tiền thư chuyển tiền trong thời hạn một năm, kể từ ngày cấp giấy.
Người làm chứng phải có một trong những giấy tờ nói ở các điều trên để chứng minh căn cước.
Người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban Hành chính hay cơ quan, xí nghiệp quốc doanh nơi người ủy quyền công tác và người được ủy quyền cũng phải có giấy tờ để chứng minh căn cước mới được lĩnh tiền.
Điều 13. Đối với bộ đội thì việc lĩnh tiền quy định như sau:
- Nếu là bộ đội thuộc các Trung đoàn độc lập, ở Bộ Tổng tư lệnh, ở Bộ Tư lệnh liên khu hoặc ở các tỉnh đội, huyện đội khi lĩnh tiền thư chuyển tiền phải có giấy giới thiệu hay chứng minh thư của đơn vị nơi mình công tác.
- Nếu là bộ đội đi công tác hay đi nghỉ phép, khi lĩnh tiền thư chuyển tìen, ngoài chứng minh thư ra, còn phải xuất trình cả giấy đi công tác hay giấy nghỉ phép nữa.
- Nếu là bộ đội thuộc đơn vị chủ lực luôn luôn lưu động thì không trực tiếp lĩnh thư chuyển tiền ở bưu điện mà phải do Cục thông tin liên lạc lĩnh hộ và phát lại.
- Nếu là thương binh thì có thể dùng sổ thương binh do Bộ Thương binh cấp để chứng minh căn cước khi lĩnh tiền thư chuyển tiền.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
- 1Nghị định 43-NĐ năm 1958 về các giấy tờ để chứng minh căn cước khi lĩnh tiền chuyển bằng thư chuyển tiền tại bưu điện do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- 2Quyết định 137-QĐ/NH2 năm 1995 sửa đổi mẫu Giấy lĩnh tiền mặt ban hành kèm theo Quyết định số 265-QĐ/NH2 ngày 31-10-1994 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước
Nghị định 124-NĐ năm 1956 về việc ấn định giá trị thời hạn thư chuyển tiền và thể thức lĩnh tiền của thư chuyển tiền do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
- Số hiệu: 124-NĐ
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/11/1956
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Hữu Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 39
- Ngày hiệu lực: 11/12/1956
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định