Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 105-NĐ

Hà Nội , ngày 29 tháng 10 năm 1956

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ SỬ DỤNG ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC, ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ ĐIỆN THOẠI TRONG THÀNH THỊ TRONG TOÀN MIỀN BẮC VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN

Chiếu Nghị định số 117-NĐ ngày 14 tháng 07 năm 1952 tổ chức, Bộ Giao thông Công chính;
Chiếu Quyết nghị ngày 19 tháng 09 năm 1955 của Hội đồng Chính phủ tách Bộ Giao thông Công chính thành hai bộ; Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Thủy lợi và Kiến trúc;
Chiếu sự phê chuẩn của Thủ tướng Phủ theo công văn số 1668-CV ngày 16 tháng 10 năm 1956 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện về việc ban hành điều lệ tạm thời sử dụng điện báo trong nước, điện thoại đường dài trong nước và điện thoại trong thành thị.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành điều lệ tạm thời về sử dụng điện báo trong nước, điện thoại đường dài trong nước và điện thoại trong thành thị trong toàn miền Bắc Việt Nam.

Điều 2.Ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện và ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện chiếu nghị định thi hành.

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN




Nguyễn Văn Trân

ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

VỀ VIỆC DÙNG ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC, ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ ĐIỆN THOẠI TRONG THÀNH THỊ

Chương 1:

TỔ CHỨC VỤ ĐIỆN BÁO TRONG NƯỚC, ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI TRONG NƯỚC VÀ ĐIỆN THOẠI TRONG THÀNH THỊ (THỊ XÃ, THỊ TRẤN)

Điều 1. – Ngành Bưu điện được mở nghiệp vụ điện báo trong nước, điện thoại trong thành thị để phục vụ việc thông tin bằng điện cho các cơ quan chính quyền, quân sự, các đoàn thể, các xí nghiệp quốc doanh và nhân dân trong nước.

Điều 2. – Việc mở hay đóng nghiệp vụ bưu điện và điện thoại trong thành thị tại mỗi Ty Bưu điện do Bộ Giao thông và Bưu điện quyết định theo đề nghị của Tổng cục Bưu điện, tại mỗi phòng Bưu điện do Tổng cục Bưu điện quyết định. Việc đóng mở nghiệp vụ điện thoại đường dài giữa hai nơi ở khác tỉnh do Bộ Giao thông và Bưu điện quyết định theo đề nghị của Tổng cục Bưu điện giữa hai nơi trong một tỉnh do Tổng cục Bưu điện quyết định.

Tùy khối lượng công việc và điều kiện giây máy việc mở điện thoại đường dài trên từng quãng đường có thể quy định cho cả tư nhân được dùng hay hạn chế cho các cơ quan, đoàn thể hoặc chỉ một số cơ quan, đoàn thể được dùng.

Điều 3. – Ngày và thời gian mở cửa trong mỗi ngày để nhận điện báo cho nói chuyện điện thoại đường dài, điện thoại trong thành thị tại các Ty, Phòng Bưu điện do Bộ Giao thông và Bưu điện, tùy theo khối lượng công việc mà quy định cho từng loại, Ty, Phòng. Ngoài những ngày và thời gian đã quy định cho các Ty, Phòng Bưu điện chỉ nhận các loại điện báo cho nói chuyện các loại điện thoại sau đấy:

Về điện báo: Điện báo phòng không, điện báo an tòan Quốc gia, điện báo bão, điện báo an toàn tàu bay, tàu bể, điện báo chống lụt, điện báo chính vụ, điện báo phổ thông khẩn, điện báo báo chí khẩn, điện báo tư nhân khẩn.

Về điện thoại đường dài: Điện phòng không, chính vụ, phổ thông khẩn, nghiệp vụ Bưu điện khẩn, tư nhân khẩn.

Về điện thoại trong thành thị: các cơ quan và tư nhân xin nói chuyện về các việc khẩn cấp Bưu điện đều phải phục vụ bất kỳ đêm ngày

Chương 2:

CÁC LOẠI ĐIỆN BÁO

Điều 4. – Tùy theo đối tượng phục vụ khác nhau, điện báo chia làm các loại sau đây:

1) Điện báo phòng không.

2) Điện báo an toàn Quốc gia.

3) Điện báo bão.

4) Điện báo chống lụt.

5) Điện báo an tòan tàu bay, tàu bể.

6) Điện báo chính vụ.

7) Điện báo công ích.

8) Điện báo phổ thông.

9) Điện báo báo chí.

10) Điện báo tư nhân.

11) Điện báo nghiệp vụ Bưu điện.

Các loại điện báo phổ thông, điện báo nghiệp vụ bưu điện, điện báo báo chí và điện báo tư nhân chia làm hai hạng: khẩn và thường. Các loại điện báo phòng không, điện báo an toàn Quốc gia, điện báo bão, điện báo chống lụt, điện báo an toàn tàu bay, tàu bể, điện báo chính vụ và điện báo công ích đều có tính chất khẩn và xử lý như điện báo khẩn đươc ưu tiên nên không chia ta hai hạng như trên.

Điều 5. – Điện báo phòng không do các cơ quan phòng không dùng để báo cáo các hoạt động của máy bay, bố trí phương pháp đối phó nếu là máy bay địch, và loan báo cho nhân dân lánh nạn. Chỉ có các cơ quan thuộc hệ thống quân sự phòng không mới được sử dụng điện báo phòng không. Các cơ quan, đơn vị khác muốn dùng để báo cáo về tình hình máy bay thỉ phải có giấy ủy nhiệm của cơ quan phòng không có thẩm quyền do Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 6. – Điện báo an toàn quốc gia do các cơ quan từ Ủy ban Hành chính tỉnh và thành phố, Ty Công an tỉnh và thành phố và Ban chỉ huy Tiểu đoàn biên phòng trở lên dùng để xin chỉ thị và giải quyết công việc cấp bách về chống giặc giã, thổ phỉ, gián điệp để bảo đảm an toàn Quốc gia.

Điều 7. – Điện báo bão do Nha Khí tượng Thủy văn dùng để báo tin tức về bão. Điện báo bão chia làm ba loại:

- Loại dành cho tàu thủy ngoài khơi.

- Loại dành cho các Trạm báo hiệu, cho tàu bể và tau bay và các Trạm Khí tượng.

- Loại phổ biến cho cơ quan và dân chúng

Điều 8. – Điện báo chống lụt do các cơ quan phòng lụt, chống lụt để chỉ huy việc phòng lụt, chống lụt.

Điều 9. – Điện báo an tòan tàu bay, tàu bể dùng về các vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an toàn cho tàu bay hay tàu bể hoặc dùng khi các tàu đó gặp nguy hiểm xin cấp cứu. Chỉ có các cơ quan và cá nhân sau đây mới đựoc dùng loại điện báo trên:

1) Phi công trên tàu bay,

2) Thuyền trưởng trên tàu bể

3) Cơ quan phụ trách về hàng không hay phụ trách về Cảng ở địa phương

4) Cơ quan có trách nhiệm cấp cứu trên không hay ngoài bể

5) Các Công ty vận tải hàng không hay đường bể

Điều 10. – Điện báo chính vụ do các cơ quan chính quyền và quân sự quan trọng dùng để giải quyết các việc công quan trọng và khẩn cấp. Chỉ có các cơ quan sau đấy mới được dùng loại điện báo trên:

1) Chủ tịch Phủ.

2) Thủ tướng Phủ.

3) Ban Thường trực Quốc hội.

4) Các Bộ và Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

5) Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

6) Các ban thường trực Thủ tướng Phủ (như ban Kinh tế, ban Dân tộc, ban Quan hệ Bắc Nam, v.v…).

7) Ủy ban Hành chính từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên.

8) Các cấp quân sự Đại đoàn và Bộ Tư lệnh Liên khu hay bộ Tổng tư lệnh.

9) Các đại sứ quán, lãnh sự quán, các đoàn Ngoại giao.

Điều 11. – Điện báo công ích do các cơ quan dùng để giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp đến lợi ích chung như:

- Báo mực nước lũ trong mùa lụt.

- Báo và dự đoán thời tiết.

- Báo tình hình sông ngòi có ảnh hương đến việc vận tải thủy

- Báo tin, xin cấo cứu hoặc chỉ huy việc cứu chữa khi có bão, có dịch tễ, có tai nạn xe cộ, cháy nhà, cháy rừng, có giặc giã, phổ phỉ, v.v…

Điều 12. – Điện báo phổ thông do các cơ quan các cấp chính quyền, Quân sự không đựơc quy định dùng điện báo chính vụ, các cơ quan, các đoàn thể trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh hay thành phố trở lên và các xí nghiệp quốc doanh dùng để giải quyết các việc công, hoặc do các cơ quan được dùng điện báo chính vụ dùng để giải quyết những việc công có tính chất thông thường (không quan trọng và không khẩn cấp).

Điều 13. – Điện báo báo chí do các cơ quan thông tin và các phóng viên của cơ quan để dùng trong việc chuyển các tin tức và bình luận về thời sự, để phát thanh và đăng báo.

Điều 14. – Điện báo tư nhân do các tập đoàn, công ty hay cá nhân để giải quyết việc tư.

Điều 15. – Điện báo nghiệp vụ Bưu điện do các cấp Bưu điện dùng để giải quyết công việc trong ngành.

Chương 3:

THỨ TỰ CHUYỀN ĐIỆN BÁO

Điều 16. – Các điện báo được chuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1) Điện báo phòng không.

2) Điện báo an toàn quốc gia.

3) Điện báo bão.

4) Điện báo chống lụt.

5) Điện báo an tòan tàu bay, tàu bể.

6) Điện báo chính vụ.

7) Điện báo công ích.

8) Điện báo nghiệp vụ về tình hình giây.

9) Điện báo nghiệp vụ khẩn.

10) Điện báo báo chí khẩn.

11) Điện báo phổ thông thường.

12) Điện báo tư nhân khẩn.

13 Điện báo nghiệp vụ thường.

14) Điện báo báo chí thường.

15) Điện báo báo chí thường.

16) Điện báo tư nhân thường

Điện báo cùng mỗi loại thì cái nào ký gửi trước thì chuyển trước, cái nào ký gửi sau thì chuyển sau.

Điều 17. – Trường hợp giây đang bận mà có các điện báo cấp bách như điện báo phòng không. Điện báo an toàn quốc gia, báo bão thì tạm đình chuyển các điện báo khác để chuyển các điện báo đó đi trước

Chương 4:

TIẾNG DÙNG VIẾT ĐIỆN BÁO

Điều 18. – Điện báo có thể viết bằng minh ngữ hay mật ngữ. Minh ngữ là tiếng nói của từng nước, mỗi tiếng, mỗi câu có ý nghiã thông thường của nó. Mật ngữ là những nhóm chữ cái hay chữ số tự đặt ra với ý nghĩa bí mật, hay là những tiếng minh ngữ nhưng không có ý nghĩa thông thường.

Điều 19. – Chỉ chấp nhận được dùng các thứ tiếng sau đây để thảo ra các điện báo minh ngữ.

Trong điện báo của các Cơ quan, các cấp Chính quyền, Quân sự, các Đòan thể và các Xí nghiệp Quốc doanh :

Tiếng Việt Nam, Anh, Pháp và tiếng các nước đã đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trong điện báo báo chí và tư nhân:

Tiếng Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Anh.

Điều 20. – Chỉ có các cơ quan, các cấp chính quyền, Quân sự, các Đoàn thể, các Xí nghiệp Quốc doanh mới được dùng mật ngữ để thảo điện báo.

Chương 5:

CHỮ DÙNG VIỆT ĐIỆN BÁO

Điều 21. – Khi viết điện báo phải dùng các chữ cái La tinh và các chữ số Ả rập.

Điều 22. – Các chữ cái La tinh gồm có:

A, B, C, D, Đ, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U,W, X, Y, Z.

Các chữ số Ả rập gồm có:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0

Điều 23. – Khi thảo các bức điện báo bằng những chữ cái hay chữ số khác nhau thì thay đổi các chữ số đó thành chữ cái la tinh hay chữ số Ả rập mới được Bưu điện chấp nhận. Đối với tiếng Trung Quốc có thể dịch ra mã điện.

Điều 24. – Khi thảo các điện báo bằng tiếng Việt Nam thì phải dùng chữ cái thay thế dấu như sau:

á thay bằng as ơ thay bằng ow

ă – aw ô – oo

d – z ư – uw

d – d ê – ee

Dấu nặng dấu (.) thay bằng j

Dấu sắc dấu (/) – s

Dấu huyền dấu (\) – f

Dấu hỏi dấu (?) – r

Dấu ngã dấu (~) – x

Chương 6:

PHÂN LOẠI CÁC CUỘC NÓI CHUYỆN ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI

Điều 25. – Tùy theo đối tượng phục vụ khác nhau, các cuộc điện thoại chia làm mấy loại dưới đây:

- Loại điện thoại phòng không.

- Loại điện thoại chính vụ.

- Loại điện thoại phổ thông.

- Loại điện thoại tư nhân.

- Loại điện thoại nghiệp vụ bưu điện

Trừ những cuộc nói chuyện về phòng không và chính vụ, mỗi loại trên đều chia ra hai hạng khẩn và thường

Điều 26. – Loại điện thoại phòng không do các cơ quan phòng không dùng để báo cáo hoạt động của máy bay, bố trí phương pháp đối phó nếu là máy bay địch và loan báo cho nhân dân lánh nạn.

Chỉ có các cơ quan thuộc hệ thống quân sự phòng không mới được sử dụng loại điện thoại phòng không. Các cơ quan, đơn vị khác muốn dùng loại phòng không để báo cáo về tình hình máy bay thì phải có giấy ủy nhiệm của cơ quan phòng không có thẩm quyền do Bộ Quốc phòng quy định

Điều 27. – Loại điện thoại chính vụ do các đơn vị Thủ trưởng cùa các cơ quan chính quyền và quân sự đùng để giải quyết công việc quan trọng và khẩn cấp.

Chỉ có các vị sau đây mới được dùng điện chính vụ:

1) Chủ tịch và Phó chủ tịch, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng chính phủ.

2) Trưởng, Phó Ban Thường trực Quốc hội.

3) Các Bộ trưởng và Thứ trưởng, Chánh, Phó Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

4) Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

5) Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các ban Thường trực Thủ tướng phủ, Chánh, Phó văn phòng Thủ tướng phủ.

6) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính từ cấp tỉnh trở lên.

7) Ban chỉ huy trung đoàn độc lập trực thuộc Liên Khu hoặc Bộ Tổng Tư lệnh, Ban chỉ huy từ cấp Đại đoàn Bộ Tư lệnh Liên Khu trở lên.

8) Đại sứ, Lãnh sự và Đoàn trưởng các Đoàn ngoại giao

Điều 28. – Loại điện thoại phổ thông do các cán bộ nhân viên các cơ quan cấp chính quyền, quân sự không được quy định dùng điện thoại chính vụ, các cán bộ nhân viên các cơ quan đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh hay thành phố trở lên và các Việt Nam Quốc doanh dùng để giải quyết các việc công, hoặc do các đơn vị đã đựơc quy định dùng loại điện thoại chính vụ để giải quyết các việc công có tính chất thông thường (không quan trọng).

Điều 29. – Các cơ quan thông tin, các phóng viên của các nhà báo hay thông tấn xã được dùng loại điện thoại phổ thông để chuyển các tin tức để phát thanh hoặc đăng báo.

Điều 30. – Loại điện thoại tư nhân do các công ty, tập đoàn hay cá nhân dùng để giải quyết các việc tư

Điều 31. – Loại điện thoại nghiệp vụ bưu điện do các cấp bưu điện dùng để giải quyết công việc của ngành mình.

Chương 7:

THỨ TỰ TIẾP GIẤY CÁC CƯỚC NÓI CHUYỆN ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI

Điều 32. – Khi chi liên lạc bằng điện thoại thì Bưu điện theo thứ tự như sau mà giải quyết:

1) Loại điện thoại phòng không.

2) “ chính vụ.

3) “ phổ thông, nghiệp vụ khẩn.

4) “ phổ thông thường, nghiệp vụ thường, loại tư nhân khẩn.

5) “ tư nhân thường.

Trong cùng một loại thì thự tự ưu tiên căn cứ theo thứ tự đăng ký xin nói chuyện.

Chương 8:

TRÁCH NHIỆM

Tiêt 1. – Trách nhiệm của Bưu điện:

Điều 34. – Nhân viên bưu điện không được dùng máy của mình để nghe các cuộc nói chuyện điện thoại trừ trướng hợp phải kiểm sóat cuộc nói chuyện bắt đầu chưa, nghe có tốt không, hoặc đã xong chưa.

Điều 35. – Nhân viên bưu điện không được tiết lộ nội dung điện báo hoặc nội dung những cuộc nói chuyện điện thoại có thể biết đựơc trong lúc làm phận sự cũng như tên những người hoặc cơ quan trao đổi điện báo hay nói chuyện với nhau, nếu tiết lộ coi là trái pháp luật.

Điều 36. – Nếu vì khuyết điểm của Bưu điện mà xẩy ra những sai lầm chậm trễ có thiệt hại cho người sử dụng điện báo, điện thoại thì Bưu điện xử trí nhân viên có lỗi và hoàn lại cước đã thu nhưng không bồi thường thiệt hại do sai lầm làm chậm trễ gây nên.

Tiết 2. – Trách nhiệm của người dùng điện báo điện thoại:

Điều 37. – Ngoài ngành Bưu điện, các ngành khác có thể bố trí màng lưới giây máy riêng để nói chuyện điện thoại trong thành thị, nói chuyện điện thoại đường dài, hoặc chuyển nhận điện báo giải quyết các công việc riêng của ngành mình, nhưng không được phép ký gửi điện báo và cho công chúng chúng dùng để thu cước với mục đích kinh doanh.

Điều 38. – Các giây cột ở ngoài đường thuộc màng lưới trong thành thị của bưu điện, dù người dùng đã chịu phí tổn lúc đặt đều thuộc quyền sở hữu của bưu điện, người dùng không được bán, nhượng, gỡ hay can thiệp vào việc bố trí của bưu điện.

Điều 39. – Đối với những thiết bị thông tin điện thoại trong thành thị, người thuê bao không được tự nhiên thay đổi, di chuyển, thêm bớt mà phải đựơc sự thỏa thuận trước của bưu điện.

Các giây do người thuê bao tự đặt không xin phép bưu điện xem là trái phép có thể bị tịch thu và người thuê bao có thể bị truy tố trước pháp luật.

Trường hợp người dùng tự túc về giây máy, nếu trang bị của Tổng đài Bưu điện, thay đổi mà giây máy do không thích hợp nữa thì người thuê bao phải sửa chữa hay thay đổi và chịu mọi phí tổn về việc này.

Người dùng, thuê máy và đồ phụ tùng của Bưu điện nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường theo giá của Bưu điện đã quy định trừ trường hợp các thứ đó hư hỏng vì dùng đã lâu ngày thì không phải bồi thường.

Điều 40. – Người dùng máy điện thoại nói chuyện trong thành thị nếu muốn nói chuyện điện thoại đường dài thì phải được sự đồng ý của Bưu điện trước.

Chương 9:

NGUYÊN TẮC PHỤ

Điều 41. – Để thi hành điều lệ này, ủy nhiệm cho ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành thể lệ quy định các điều chi tiết.

Điều 42. – Các khoản trái với điều lệ này đều bãi bỏ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 105-NĐ năm 1956 điều lệ tạm thời về sử dụng điện báo trong nước, điện thoại đường dài trong nước và điện thoại trong thành thị trong toàn miền Bắc Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.

  • Số hiệu: 105-NĐ
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 29/10/1956
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
  • Người ký: Nguyễn Văn Trân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 34
  • Ngày hiệu lực: 13/11/1956
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản