Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2012 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
“d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.”
2. Bổ sung
“3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; người lao động tạm hoãn thực hiện giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật thì thời gian này người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
3. Sửa đổi
“3. Bảo quản, sử dụng sổ Bảo hiểm xã hội trong thời gian thất nghiệp.”
“7. Nhận thông báo về việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp một lần, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
8. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện các quy định khác của pháp luật.”
4. Sửa đổi, bổ sung
"Điều 10. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội
1. Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện thủ tục, trình tự tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện.
3. Đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và của người sử dụng lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.
5. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
6. Cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đó trong thời hạn hai ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày người lao động yêu cầu.
7. Cung cấp các văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.”
5. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 15. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội
Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
2. Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”
6. Sửa đổi, bổ sung
3. Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo của từng nghề và từng người lao động, nhưng không quá 6 tháng. Thời gian bắt đầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.”
7. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 34. Việc đăng ký thất nghiệp và thông báo về tìm việc làm với cơ quan lao động
1. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động.
2. Hằng tháng, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp đến thông báo với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm.”
8. Sửa đổi, bổ sung
"Điều 37. Hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 125 Luật bảo hiểm xã hội được quy định gồm:
1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Người lao động khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
9. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 38. Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 126 Luật bảo hiểm xã hội
1. Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động phải trực tiếp nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này cho cơ quan lao động nơi người lao động đăng ký thất nghiệp hoặc cơ quan lao động nơi chuyển đến để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Trong thời hạn 20 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này, cơ quan lao động có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ học nghề của người thất nghiệp, cơ quan lao động có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 5 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần cho người lao động. Trường hợp, cơ quan Bảo hiểm xã hội không thực hiện việc chi trả theo đúng thời hạn quy định hoặc từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan Bảo hiểm xã hội phải có văn bản thông báo cho cơ quan lao động và người lao động biết và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp người lao động không nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề hoặc không muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 153/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
- 2Công văn 12/CP-KTTH năm 2014 đính chính Nghị định 153/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 6Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 55/2013/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 153/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
- 9Công văn 12/CP-KTTH năm 2014 đính chính Nghị định 153/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Chính phủ ban hành
Nghị định 100/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
- Số hiệu: 100/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/11/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 725 đến số 726
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra