Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC-BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07-NĐ-LB

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1956

NGHỊ ĐỊNH LIÊN BỘ

ĐỔI TÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH GỌI LÀ TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Chiếu Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ đặt các trường chuyên nghiệp dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Bộ sở quan;
Chiếu Thông tư số 2183-PC ngày 04-6-1956 của Thủ tướng Chính phủ cho mở các trường trung cấp chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ chuyên nghiệp;
Chiếu Nghị định số 214-NĐ ngày 01-11-1952 cảu Bộ Giao thông Công chính tổ chức trường Trung cấp Giao thông Công chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Nay đổi tên trường Cao đẳng Giao thông Công chính và gọi là trường Trung cấp Giao thông.

Điều 2. - Trường Trung cấp Giao thông có nhiệm vụ đào tạo cán bộ chuyên nghiệp trung cấp cho các ngành đường sắt, đường bộ và đưòng thủy thuộc Bộ Giao thông Bưu điện.

Điều 3. - Trường do Ban Giám hiệu điều khiển gồm có:

- 1 Hiệu trưởng phụ trách chung và chuyên môn;

- 1 Hiệu phó phụ trách chính trị;

- 1 Hiệu phó phụ trách hành chính quản tri.

Điều 4. - Bộ máy giúp việc của Ban Giám hiệu gồm có:

1) Phòng Hành chính Quản trị: Phụ trách các công việc về hành chính, quản trị tài sản, quản lý ăn uống, y tế, nuôi trẻ, kế toán…

2) Phòng Tổ chức Nhân sự: Phụ trách các công việc về tổ chức nhân sự, khen thưởng kỷ luật, chế độ lương bổng, bảo vệ.

3) Phòng Giáo vụ: Phụ trách nghiên cứu kế hoạch giảng dạy và theo dõi học tập của học sinh, lãnh đạo các ban, tổ chuyển môn, thư viện, thí nghiệm, v.v…

Các ông Hiệu trưởng và Hiệu phó sẽ phân công trực tiếp làm Chủ nhiệm các phòng kể trên.

Mỗi phòng có thể có một hay hai Phó Chủ nhiệm giúp.

Điều 5. - Tổ chức giảng dạy về chuyên môn sẽ có các ban sau đây, dưới sự điều khiển trực tiếp của Chủ nhiệm Giáo vụ:

1) Ban cầu đường (đường sắt).

2) Ban thông tin tín hiệu.

3) Ban thương xa.

4) Ban đầu máy toa xe.

5) Ban giao thông và đường thủy.

Ngoài ra còn có các tổ kỹ thuật cơ sở, tổ văn hóa phổ thông, tổ Nga văn, tổ học tập chính trị, tổ ấn loát, tổ phiên dịch, thư viện và công xưởng thực tập.

Điều 6. – Chương trình học là 3 năm chung cho tất cả các ngành, kể từ khóa 8.

Điều 7. – Chế độ học tập, chế độ giảng dạy và tổ chức Hội đồng Nhà trường sẽ theo quy chế chung của các trường chuyên nghiệp trung cấp.

Điều 8. – Ông Hiệu trưởng trường Trung cấp Giao thông căn cứ Nghị định này quy định nhiệm vụ chi tiết cho các phòng và ban.

Điều 9. – Các ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện, Hiệu trưởng trường Trung cấp Giao thông và Giám đốc Vụ Đại học và chuyên nghiệp Bộ Giáo dục thi hành Nghị định này.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC





Nguyễn Văn Huyên

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Mai

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 07-NĐ-LB năm 1956 về việc đổi tên trường Cao đẳng Giao thông Công chính gọi là trường Trung cấp Giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện -Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành

  • Số hiệu: 07-NĐ-LB
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 18/12/1956
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục, Bộ Giao thông và Bưu điện
  • Người ký: Nguyễn Hữu Mai, Nguyễn Văn Huyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 3
  • Ngày hiệu lực: 02/01/1957
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản