- 1Thông tư 14-LĐ/TT năm 1960 hướng dẫn thêm việc thi hành lệ nghỉ những ngày lễ chính thức, nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng trong khu vực sản xuất do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 14-TT/LB năm 1959 hướng dẫn Nghị định 028-TTg về những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành
- 3Thông tư 895-LĐ-BH năm 1959 Giải thích về chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ về việc riêng do Bộ Lao động ban hành
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 028-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 1959 |
QUY ĐỊNH NHỮNG NGÀY LỄ ĐƯỢC NGHỈ CÓ LƯƠNG VÀ BAN HÀNH CHẾ ĐỘ NGHỈ HÀNG NĂM VÀ CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Để phát huy tinh thần phấn khởi thi đua lao động xây dựng chủ nghĩa xã, đồng thời bồi dưỡng sức lao động, cải thiện dần đời sống vật chất và văn hóa cho lao động chân tay và trí óc;
Theo đề nghị của Bộ Lao động và Bộ Nội vụ
Căn cứ nghị quyết của Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. - Những ngày lễ được nghỉ có lương:
Cán bộ, công nhân viên chức được nghỉ việc có lương những ngày lễ dưới đây:
- Nguyên đán âm lịch, nghỉ 2 ngày rưỡi: nửa ngày cuối năm, mồng một và mồng hai tết;
- Nguyên đán dương lịch, nghỉ 1ngày : 1-1 dương lịch
- Ngày sinh Đức Phật Thích Ca, nghỉ 1 ngày: 8-4 âm lịch
- Ngày Quốc tế Lao động, nghỉ 1 ngày: 1-5 dương lịch
- Ngày Quốc khánh, nghỉ 1 ngày: 2-9 dương lịch
- Ngày Thiên chúa giáng sinh, nghỉ 1 ngày: 25-12 dương lịch
Nếu ngày lễ trùng ngày chủ nhật thì không có nghỉ bù.
Những người đã làm việc liên tục trong một năm được nghỉ 10 ngày lao động có lương; hoặc 12 ngày đối với những người làm việc ở những vùng xa xôi, khí hậu xấu, những hầm lò và những người làm công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe.
Đối với những người xa gia đình, nhân dịp nghỉ hàng năm về thăm nhà, nếu tổng số ngày đi đường (kể cả ngày đi và về) phải mất trên 2 ngày, thì từ ngày thứ ba trở đi sẽ được tính để nghỉ thêm.
Điều 4. – Nghỉ phép vì việc riêng:
Ngoài những ngày nghỉ nói trên, để chiếu cố tình cảm gia đình, đồng thời tránh tình trạng nghỉ quá mức cần thiết, nay quy định:
Gặp trường hợp cha, mẹ, vợ chồng hoặc con chết, được nghỉ có hưởng lương từ 1 đến 3 ngày. Trường hợp ở xa, những ngày đi và về sẽ được tính để nghỉ thêm.
Điều 5. – Các ông Bộ trưởng Bộ Lao động và Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 11-LĐ/TT-1969 hướng dẫn Quyết định 119-CP năm 1969 về một số biện pháp bảo đảm thời gian lao động của công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 014-BYT/TT năm 1961 quy định những nghề thuộc ngành dược phẩm và thủy tinh thuộc các xí nghiệp dược phẩm được nghỉ hàng năm 12 ngày có lương do Bộ Y tế ban hành
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 1Thông tư 11-LĐ/TT-1969 hướng dẫn Quyết định 119-CP năm 1969 về một số biện pháp bảo đảm thời gian lao động của công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 014-BYT/TT năm 1961 quy định những nghề thuộc ngành dược phẩm và thủy tinh thuộc các xí nghiệp dược phẩm được nghỉ hàng năm 12 ngày có lương do Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 14-LĐ/TT năm 1960 hướng dẫn thêm việc thi hành lệ nghỉ những ngày lễ chính thức, nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng trong khu vực sản xuất do Bộ Lao động ban hành
- 4Thông tư 14-TT/LB năm 1959 hướng dẫn Nghị định 028-TTg về những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành
- 5Thông tư 895-LĐ-BH năm 1959 Giải thích về chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ về việc riêng do Bộ Lao động ban hành
- 6Bộ luật Lao động 1994
Nghị định 028-TTg năm 1959 quy định những ngày lễ được nghỉ có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép do Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 028-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/01/1959
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 14/02/1959
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 12/02/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định