Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 1760/KH-ĐA

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2009

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC” GIAI ĐOẠN 2009-2010

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức có hiệu quả các hình thức và biện pháp của Đề án góp phần từng bước củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. Yêu cầu

Các hoạt động đề ra phải sát với nội dung của Đề án và yêu cầu thực tiễn; được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng tiến độ, khoa học, khả thi, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có. Các biện pháp thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, không trùng lặp, chồng chéo với các Dự án, chương trình khác đã và đang được triển khai tại các bộ, ngành, địa phương.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. HOẠT ĐỘNG NĂM 2009

1. Hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án

1.1. Xây dựng văn bản

- Văn bản hướng dẫn bộ, ngành, địa phương thực hiện Đề án;

- Công văn mời các Bộ, Ban, ngành liên quan tham gia Ban chỉ đạo, Tổ thư ký; xây dựng Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Tổ thư ký;

- Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án;

- Dự toán kinh phí triển khai, thực hiện Đề án.

1.2. Tổ chức các cuộc họp của Ban chỉ đạo Đề án và Tổ thư ký

- Cuộc họp lần 1: Thảo luận, thông qua Kế hoạch thực hiện Đề án

- Cuộc họp lần 2: Thông tin về kết quả thực hiện Đề án.

- Cuộc họp lần 3: Đánh giá các hoạt động thực hiện Đề án năm 2009, kết quả đạt được, khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân và biện pháp đẩy mạnh hoạt động của Đề án trong năm 2010.

2. Hoạt động thực hiện Đề án

2.1. Rà soát, củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực của công tác PBGDPL từ trung ương tới cơ sở

 - Rà soát nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL từ trung ương tới cơ sở:

+ Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và xây dựng mẫu thực hiện thống kê, rà soát;

+ Bộ, ngành, địa phương thực hiện thống kê, rà soát;

+ Xây dựng báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện thống kê, rà soát nguồn nhân lực của công tác PBGDPL.

- Rà soát, củng cố, kiện toàn Ban công tác Mặt trận ở địa phương.

- Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Công đoàn viên chức Việt Nam.

- Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương được chọn điểm.

2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.2.1. Xây dựng văn bản

- Xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị theo định kỳ 6 tháng, 01 năm cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác PBGDPL tại các trường chính trị.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về bố trí cán bộ theo dõi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức pháp chế bộ, ngành.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về chế độ, chính sách cho nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Nghiên cứu, sửa đổi Quy chế báo cáo viên pháp luật.

- Ban hành văn bản hướng dẫn củng cố, kiện toàn Ban công tác Mặt trận khu dân cư ở địa phương.

2.2.2. Xây dựng chương trình, tài liệu PBGDPL

- Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở tại Học viện Tư pháp

- Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Nhà nước và Pháp luật của hệ thống Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Biên soạn và cấp phát miễn phí tài liệu pháp luật đối với từng đối tượng:

+ Biên soạn 01 cuốn sổ tay nghiệp vụ PBGDPL cho báo cáo viên, cán bộ pháp chế;

+ Biên soạn 01 cuốn sổ tay nghiệp vụ PBGDPL cho báo cáo viên trong lực lượng quân đội nhân dân;

+ Biên soạn 01 cuốn sách hướng dẫn thực hiện PBGDPL thông qua các hoạt động thực thi pháp luật dành cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, cán bộ, công chức các cơ quan thực thi pháp luật;

+ Xây dựng 02 đĩa DVD mỗi đĩa gồm 9 tiểu phẩm pháp luật làm tài liệu hỗ trợ giảng dạy cho các báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật.

2.2.3. Các hoạt động tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật cho lực lượng báo cáo viên tuyên truyền của Đảng.

Tổ chức 2 lớp bồi dưỡng tại 2 miền, mỗi lớp khoảng 200 học viên trong thời gian 03 ngày. Nội dung bồi dưỡng tập trung củng cố lại những kiến thức pháp luật cơ bản, các văn bản pháp luật mới và nghiệp vụ PBGDPL.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên trong lực lượng công an. Tổ chức 2 lớp tại 2 miền, mỗi lớp khoảng 200 học viên trong thời gian 03 ngày. Nội dung tập trung phổ biến văn bản pháp luật chuyên ngành và nghiệp vụ, kỹ năng PBGDPL.

- Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối tượng này sẽ được tập huấn chuyên sâu về văn bản pháp luật mới. Về nghiệp vụ PBGDPL sẽ tập trung bồi dưỡng về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chủ động tiếp cận các văn bản pháp luật mới, kỹ năng biên soạn tài liệu và tư vấn giải quyết các tình huống pháp luật thực tế.

- Tổ chức 16 lớp tập huấn kiến thức pháp luật và phương pháp tuyên truyền pháp luật cho các hòa giải viên và tuyên truyền viên tại cơ sở tại 16 tỉnh, thành phố thực hiện chỉ đạo điểm (mỗi lớp bồi dưỡng kiến thức cho 150 học viên).

- Tổ chức 16 lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị tại các trường chính trị cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (mỗi lớp bồi dưỡng kiến thức cho 30 học viên).

- Tổ chức 01 Hội thảo về “công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Học viện báo chí tuyên truyền- thực trạng và giải pháp”

II. HOẠT ĐỘNG NĂM 2010

1. Hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện Đề án; chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo điểm thực hiện các hoạt động của Đề án có hiệu quả, tiết kiệm.

- Tổ chức các cuộc họp của Ban chỉ đạo Đề án và Tổ thư ký để thông tin về kết quả thực hiện Đề án; đánh giá các hoạt động thực hiện Đề án, kết quả đạt được, khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân và biện pháp đẩy mạnh hoạt động của Đề án trong giai đoạn tiếp theo (2011-2012).

2. Hoạt động thực hiện Đề án

2.1. Xây dựng văn bản tiếp tục củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL

- Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động PBGDPL tại các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về PBGDPL;

- Xây dựng Kế hoạch phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công tác PBGDPL với các trường chính trị.

2.2. Xây dựng chương trình, tài liệu PBGDPL để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng của nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL

- Xây dựng Tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL, nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở;

- Xây dựng Tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Nhà nước và Pháp luật của hệ thống Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Biên soạn sổ tay nghiệp vụ PBGDPL và sổ tay kiến thức pháp luật cần biết cho lực lượng làm công tác PBGDPL tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số;

- Biên soạn 02 cuốn sách giới thiệu một số văn bản pháp luật chuyên ngành cho các báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành và cán bộ pháp chế doanh nghiệp;

- Biên soạn 01 cuốn sách hướng dẫn thực hiện PBGDPL thông qua các hoạt động thực thi pháp luật dành cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, cán bộ, công chức các cơ quan thực thi pháp luật;

- Xây dựng 02 đĩa VCD gồm 9 tiểu phẩm pháp luật làm tài liệu hỗ trợ tuyên truyền cho lực lượng làm công tác PBGDPL tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số.

2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL

- Tổ chức 02 lớp giới thiệu văn bản pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ pháp chế ở các sở, ban, ngành;

- Tổ chức 01 lớp giới thiệu văn bản pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ pháp chế trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Trung ương;

- Tổ chức 01 khoá bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL, cập nhật, giới thiệu văn bản pháp luật mới tại Học viện Tư pháp cho đối tượng công chức của các tổ chức pháp chế bộ, ngành và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Tổ chức 01 khoá bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL, cập nhật, giới thiệu văn bản pháp luật mới cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Nhà nước và Pháp luật của hệ thống Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường nghiệp vụ của các bộ, ngành, đoàn thể;

- Tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL, cập nhật, giới thiệu văn bản pháp luật mới cho thành viên Ban công tác Mặt trận của 63 tỉnh, thành phố;

- Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho lực lượng báo cáo viên tuyên truyền của Đảng;

- Tổ chức 04 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho báo cáo viên trong lực lượng vũ trang;

- Tổ chức 32 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, hoà giải viên, già làng, trưởng bản tại 16 tỉnh, thành phố thực hiện chỉ đạo điểm;

- Tổ chức 16 lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị tại các trường chính trị cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác PBGDPL tại 16 tỉnh, thành phố thực hiện chỉ đạo điểm.

2.4. Tổ chức Hội thảo về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tổ chức 01 cuộc Hội thảo về: “xây dựng hệ tiêu chí đối với nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”;

- Tổ chức 01 cuộc Hội thảo về “giải pháp củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lực lượng công an nhân dân”.

III. CHỌN ĐIỂM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm về một số mô hình, phương pháp, cách làm phù hợp, có hiệu quả để nhân rộng trong những năm của giai đoạn tiếp theo, giai đoạn I (2009-2010), Ban chỉ đạo Đề án lựa chọn một số bộ ngành, địa phương triển khai chỉ đạo điểm cụ thể như sau:

1. Bộ, ngành:

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Công an;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Địa phương (16 tỉnh, thành phố)

- Đại diện đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên

- Đại diện Đông bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh

- Đại diện Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình

- Đại diện Bắc trung bộ: Nghệ An, Quảng Bình

- Đại diện Duyên hải nam trung bộ: Khánh Hòa, Quảng Nam

- Đại diện Tây nguyên: Kon Tum, Gia Lai

- Đại diện Đông Nam bộ: Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh

- Đại diện đồng bằng sông Cửu long: Bến Tre, Cần Thơ.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban Chỉ đạo Đề án ở trung ương (cơ quan thường trực là Bộ Tư pháp) chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch trên cả nước.

2. Các cơ quan thành viên Đề án, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố thực hiện chỉ đạo điểm căn cứ vào Kế hoạch này có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai Đề án trong ngành, địa phương mình (xác định cụ thể tiến độ, địa điểm...,); chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ở những nơi được chọn điểm và định kỳ báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo Đề án (thông qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp) trước 31/12 hàng năm.

3. Trên cơ sở Kế hoạch này, Bộ Tư pháp lập dự toán kinh phí năm 2009 và năm 2010. Căn cứ nội dung công việc được phân công của từng cơ quan và tiến độ thực hiện, Bộ Tư pháp phân bổ kinh phí cho các cơ quan thành viên và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố thực hiện chỉ đạo điểm. Các cơ quan thành viên có trách nhiệm quyết toán phần kinh phí được giao với Bộ Tư pháp sau khi hoàn thành công việc theo quy định pháp luật về tài chính.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các cơ quan thành viên Đề án;
- Thành viên Ban chỉ đạo Đề án;
- Thành viên Tổ thư ký Đề án;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn điểm;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn điểm;
- Vụ KH-TC, VP Bộ;
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.


TM. BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN
TRƯỞNG BAN
THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Nguyễn Thúy Hiền

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch số 1760/KH-ĐA về việc thực hiện đề án “củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” giai đoạn 2009-2010 do Ban Chỉ đạo Đề an Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 1760/KH-ĐA
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/06/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Nguyễn Thuý Hiền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/06/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản