Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9993/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 205/2023/NQ-HĐND NGÀY 12/7/2023 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2023-2028

Thực hiện Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung giai đoạn 2023-2028 (viết tắt là Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND), UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích: Cụ thể hóa các điều kiện hỗ trợ; quy định cụ thể danh mục các công trình kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác, các nội dung hỗ trợ và trình tự thực hiện và giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND. Phân công trách nhiệm, thời gian, tiến độ, nguồn lực bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND.

2. Yêu cầu: Bảo đảm tuân thủ, phù hợp với các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng; đúng đối tượng, điều kiện, cơ chế chính sách được quy định tại Nghị quyết; bảo đảm tính khả thi, dễ áp dụng thực hiện.

II. Nội dung:

1. Danh mục các dự án đầu tư và quản lý, khai thác công trình kêu gọi xã hội hóa, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung giai đoạn 2023-2028:

a) Danh mục các dự án kêu gọi xã hội hóa, khuyến khích đầu tư giai đoạn 2023-2028 (tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này).

b) Danh mục các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung kêu gọi xã hội hóa quản lý, khai thác giai đoạn 2023-2028 (tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch này).

2. Điều kiện, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng công trình:

2.1. Điều kiện hỗ trợ:

a) Các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch cấp nước, thuộc danh mục các dự án kêu gọi đầu tư kèm theo Phụ lục I-Kế hoạch này và được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư hoặc thống nhất chủ trương đầu tư. Hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Nhà đầu tư phải cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và đất đai trong quá trình triển khai dự án; có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ; có năng lực tài chính, năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh theo dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư.

2.2. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng công trình:

a) Ưu đãi về đất đai: Được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.

b) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhà đầu tư có thu nhập từ hoạt động quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn theo dự án khuyến khích đầu tư ban hành kèm theo Kế hoạch này được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn: Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND.

d) Hỗ trợ huy động vốn: Thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND.

đ) Hỗ trợ giá nước sạch nông thôn: Thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND.

- Điều kiện, quy trình xét cấp hỗ trợ: nhà đầu tư lập kế hoạch đề nghị cấp hỗ trợ cùng kỳ lập kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của địa phương (nơi có công trình) gửi Sở Tài chính thẩm định; Sở Tài chính thẩm định, ghi vào dự toán ngân sách theo hạng, mục quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét phê duyệt.

- Thời gian hỗ trợ giá được thực hiện 02 lần trong năm: lần 01 trong quý III hàng năm, cấp 70% kế hoạch hỗ trợ giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lần 02 vào Quý I năm sau, cấp hết số còn lại sau khi đã quyết toán.

- Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ giá: Thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính.

3. Điều kiện, cơ chế, chính sách khuyến khích quản lý, khai thác công trình:

3.1. Điều kiện hỗ trợ:

a) Các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thuộc danh mục kêu gọi xã hội hóa quản lý, khai thác công trình kèm theo Phụ lục II kèm theo Kế hoạch này được tổ chức trúng đấu giá mua tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, trúng đấu giá thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, trúng đấu giá nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch lần lượt theo quy định tại Điều 8, Điều 14 và Điều 15 Nghị định 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

b) Nhà đầu tư phải có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ; có năng lực tài chính, năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Hợp đồng mua bán tài sản, Hợp đồng thuê quyền khai thác tài sản đã ký kết.

3.2. Hỗ trợ giá nước sinh hoạt nông thôn:

a) Mức hỗ trợ giá: Phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ nước sạch được UBND tỉnh phê duyệt thấp hơn phương án giá nước sạch được tính đúng tính đủ theo quy định hiện hành và được Sở Tài chính thẩm định.

b) Điều kiện, quy trình, thời gian, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ giá: Áp dụng tương tự đối với cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư xây dựng công trình theo nội dung “Hỗ trợ giá nước sạch nông thôn” quy định tại điểm đ, mục 2.2 Phần II Kế hoạch này.

III. Nhu cầu vốn và nguồn vốn:

1. Tổng nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn dự kiến là: 244.800 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước dự kiến: 126.500 triệu đồng/5 năm (tương đương 25.300 triệu đồng/năm), trong đó: Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình: 110.700 triệu đồng/5 năm (tương đương 22.140 triệu đồng/năm). Hỗ trợ công tác quản lý, khai thác công trình: 15.800 triệu đồng/5 năm (tương đương 3.160 triệu đồng/năm).

- Nguồn vốn xã hội hóa dự kiến: 118.300 triệu đồng/5 năm (tương đương 23.660 triệu đồng/năm).

2. Nguồn vốn:

a) Nguồn ngân sách nhà nước: Được bố trí từ ngân sách tỉnh chi hàng năm cho ngành nông nghiệp; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp theo chính sách (quy định tại Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND).

b) Nguồn xã hội hóa: Nguồn vốn của nhà đầu tư vào đầu tư, quản lý các công trình kêu gọi xã hội hóa.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai tuyên truyền, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; rà soát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị cấp nước sạch nông thôn; tổng kết, kinh nghiệm các mô hình quản lý, đề xuất các giải pháp quản lý đảm bảo đơn vị cấp nước hoạt động hiệu quả, bền vững.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc rà soát, điều chỉnh danh mục đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn trình phê duyệt để kêu gọi đầu tư trên địa bàn; chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; kiểm tra công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo phân cấp và quy định hiện hành.

c) Tổ chức tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện đấu giá tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả và rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Xây dựng: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp của UBND tỉnh; thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo phân cấp.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan, tham mưu đề xuất cân đối, bố trí vốn thực hiện Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND; hướng dẫn, thực hiện quyết toán dự án hoàn thành, quyết toán kinh phí hỗ trợ phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ giá nước sạch ghi vào kế hoạch ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính hằng năm rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư; danh mục dự án khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác; tham mưu đề xuất: phân bổ nguồn vốn đầu tư công (nếu có) để thực hiện kế hoạch, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội để thực hiện Nghị quyết số 205/2023/NQ-HĐND theo quy định và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện (nếu có).

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: trên cơ sở Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật và thực tế của địa phương để hướng dẫn việc thực hiện các quy định về Tài nguyên nước (hồ sơ cấp phép, thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt...), về Bảo vệ môi trường và Đất đai (thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm, đề xuất biện pháp giải quyết các tranh chấp về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

6. Cục Thuế tỉnh: Hướng dẫn, giải đáp chính sách về thuế để hỗ trợ nhà đầu tư kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định.

7. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của Kế hoạch và tuyên truyền kế hoạch này đến từng cán bộ công chức, viên chức và doanh nghiệp theo quy định.

8. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc: Có trách nhiệm cập nhật và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của các dự án cấp nước tập trung theo danh mục kêu gọi đầu tư trên địa bàn. Phối hợp với nhà đầu tư tổ chức thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án. Phổ biến cơ chế, chính sách đến các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh nước sạch nông thôn. Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp. Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo phân cấp.

9. Tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư và quản lý khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn: tham khảo danh mục đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung kèm theo Kế hoạch này để đăng ký tham gia. Có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác, sửa chữa, nâng cấp và kinh doanh theo đúng dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư; thực hiện đúng cam kết cung cấp dịch vụ cho người dân đảm bảo số lượng, chất lượng và giá bán nước sạch theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c)
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành trong tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh;
- Ngân hàng PTVN chi nhánh Lâm Đồng;
- UBND các huyện, TP;
- Lưu: VT, TL.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phúc

 

PHỤ LỤC I:

DANH MỤC DỰ ÁN NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG KÊU GỌI XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2023-2028
(Kèm theo Kế hoạch số 9993/KH-UBND ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh)

STT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Hình thức đầu tư

Công suất dự kiến
(m3/ng.đ)

1

Hệ thống cấp nước thôn 2, 3 xã Lộc Tân

xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

Xây dựng mới

1.000

2

Hệ thống cấp nước tập trung xã Phi Tô

xã Phi Tô, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà

Xây dựng mới

2.000

3

Hệ thống cấp nước tập trung xã Gia Hiệp - Đinh Lạc

xã Gia Hiệp, xã Đinh Lạc và vùng phụ cận, huyện Di Linh

Xây dựng mới

3.500

4

Hệ thống cấp nước xã Hà Lâm - xã Phước Lộc

xã Hà Lâm, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai

Xây dựng mới

2.500

5

Công trình cấp nước sinh hoạt xã An Nhơn

xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh

Xây dựng mới

1.000

6

Công trình cấp nước tập trung xã Phi Liêng

xã Phi Liêng, huyện Đam Rông

Xây dựng mới

2.000

7

Hệ thống cấp nước tập trung xã Lộc Quảng

xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm

Xây dựng mới

1.000

8

Hệ thống cấp nước tập trung xã Lộc Ngãi

xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm

Xây dựng mới

1.000

 

PHỤ LỤC II:

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG KÊU GỌI XÃ HỘI HÓA QUẢN LÝ, KHAI THÁC GIAI ĐOẠN 2023-2028
(Kèm theo Kế hoạch số 9993/KH-UBND ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh)

STT

Tên công trình

Năm xây dựng

Loại hình
(Tự chảy, giếng khoan, khác)

Tình trạng hoạt động

Công suất

 

Thiết kế

Sử dụng thực tế

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(6)

(7)

(8)

 

A

Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do cấp huyện quản lý

 

 

 

8.203

9.030

 

I

LẠC DƯƠNG

 

 

 

934

1.884

 

1

Hệ thống cấp nước thôn Păng Tiêng, xã Lát

2009

TC

TĐBV

86

154

 

2

Hệ thống cấp nước thôn Đạ Nghịt, Xã Lát

2009

TC

TĐBV

149

354

 

3

Hệ thống cấp nước Đạ Nhim, xã Đạ Nhim

1997

TC

BV

293

936

 

4

Giếng khoan khu dân cư Đạ Nhim, xã Đạ Nhim

2016

GK

TĐBV

200

50

 

5

Hệ thống cấp nước Long Lanh, xã Đạ Chais

2008

TC

TĐBV

206

390

 

II

HUYỆN ĐƠN DƯƠNG

 

 

 

1.500

1.858

 

1

Hệ thống cấp nước tự chảy xã Lạc Lâm

2002

TC

TĐBV

1.500

1.858

 

III

HUYỆN LÂM HÀ

 

 

 

250

250

 

1

Hệ thống nước tự chảy thôn R'Teng, xã Phú Sơn

2010

TC

TĐBV

250

250

 

IV

HUYỆN DI LINH

 

 

 

2.170

1.910

 

1

Công trình nước tự chảy xã Tam Bố

2011

TC

TĐBV

477

520

 

2

Công trình cấp nước tập trung thôn 1 2 3,
xã Đinh Trang Thượng

2020

TC

TĐBV

680

550

 

3

Công trình cấp nước Dalaon, xã Hòa Bắc

2008

TC

TĐBV

1.013

840

 

V

HUYỆN BẢO LÂM

 

 

 

210

210

 

1

Hệ thống nước tự chảy thôn 2, xã Lộc Lâm

2020

TC

TĐBV

210

210

 

VI

HUYỆN ĐẠ HUOAI

 

 

 

623

399

 

1

Công trình cấp nước Đạ Oai

2011

TC

TĐBV

623

399

 

VII

HUYỆN ĐAM RÔNG

 

 

 

2.516

2.519

 

1

Công trình NSH 3, 4, 5, 6 xã Liêng Srônh (Nâng cấp 02 công trình nước sinh hoạt 3,4 và nước sinh hoạt 5,6)

2003

TC

BV

563

456

 

2

Công trình NSH xã Đạ Long

2001

TC

BV

300

214

 

3

Công trình NSH Đầm Ròn, xã Đạ M'Rông

2006

TC

TĐBV

819

440

 

4

NSH tự chảy Đa Nhinh, xã Đạ Tông

2004

TC

BV

234

201

 

5

Nước sạch Liêng Dơng Bópla, xã Phi Liêng

2019

TC

BV

250

208

 

6

Công trình NSH Phi Liêng - Đạ K'Nàng (Công trình nước sinh hoạt Thôn Lăng Tô, xã Đạ K' Nàng)

2000

TC

BV

350

1.000

 

B

Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung (Chương trình WB21)

 

 

 

10.400

10.400

 

1

Mở rộng đấu nối hệ thống cấp nước thị trấn Thạnh Mỹ cấp cho xã Quảng Lập và vùng lân cận

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

500

500

 

2

Mở rộng đấu nối với (Trạm cấp nước thị trấn Đinh Văn) của Nhà máy nước Lâm Hà cấp cho xã Tân Văn, Đạ Đờn

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

1.380

1.380

 

3

Mở rộng đấu nối với Trạm cấp nước xã Tân Hà (Nhà máy nước Lâm Hà) cấp cho xã Tân Hà, Hoài Đức, Đan Phượng

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

490

490

 

4

Mở rộng hệ thống cấp nước huyện Di Linh cấp cho xã Tân Châu, Đinh Lạc, Tân Nghĩa

2021

Đấu nối với nhà máy nước

BV

625

625

 

5

Mở rộng hệ thống cấp nước huyện Di Linh cấp cho xã Hòa Ninh, Đinh Trang Hòa

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

1.000

1.000

 

6

Mở rộng hệ thống cấp nước huyện Di Linh cấp cho xã Đinh Lạc, Liên Đầm, Bảo Thuận

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

1.400

1.400

 

7

Mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc cấp cho xã Lộc Châu, Đại Lào

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

2.000

2.000

 

8

Mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Bảo Lộc cấp cho xã Lộc Nga, Lộc Thanh

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

1.500

1.500

 

9

Mở rộng đấu nối với nhà máy nước Đạ Tẻh cấp cho xã Mỹ Đức, Hà Đông, Triệu Hải và vùng phụ cận

2022

Đấu nối với nhà máy nước

BV

900

900

 

10

Mở rộng đấu nối với nhà máy nước Đạ Tẻh cấp cho xã Đạ Kho, Quảng Trị

2021

Đấu nối với nhà máy nước

BV

605

605

 

 

PHỤ LỤC III:

DỰ KIẾN KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2023-2028
(Kèm theo Kế hoạch số 9993/KH-UBND ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên công trình

Địa điểm
xây dựng

Hình thức
đầu tư

Dự kiến công suất
(m3/ngày đêm)

Dự kiến
tổng mức đầu tư
(triệu đồng)

Mức hỗ trợ theo công suất cấp nước (triệu đồng/m3/ ngày đêm)

Dự kiến kinh phí hỗ trợ từ NSNN theo công suất cấp nước (triệu đồng)

Dự kiến chi phí xây dựng đường ống chính dẫn đến các khu dân cư có từ 10 hộ trở lên (tr. đồng)

Dự kiến mức hỗ trợ chi phí XD đường ống chính đến các khu dân cư có từ 10 hộ trở lên (triệu đồng/m3/ngày đêm)

Dự kiến kinh phí hỗ trợ từ NSNN xây dựng đường ống
(triệu đồng)

Dự kiến phần kinh phí của nhà đầu tư (triệu đồng)

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]=[5]x[7]

[9]=[6]x0,6

[10]

[11]=[9]x [10]

[12]=[6]-[8]-[11]

1

Công trình cấp nước tập trung xã Phi Liêng

xã Phi Liêng, huyện Đam Rông

Xây dựng mới

2.000

35.000

3

6.000

21.000

50%

10.500

18.500

2

Hệ thống cấp nước tập trung xã Phi Tô

xã Phi Tô, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà

Xây dựng mới

2.000

35.000

3

6.000

21.000

50%

10.500

18.500

3

Hệ thống cấp nước tập trung xã Gia Hiệp - Đinh Lạc

xã Gia Hiệp, xã Đinh Lạc và vùng phụ cận, huyện Di Linh

Xây dựng mới

3.500

58.000

3

10.500

34.800

50%

17.400

30.100

4

Hệ thống cấp nước xã Hà Lâm - xã Phước Lộc

xã Hà Lâm,
xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai

Xây dựng mới

2.500

35.000

3

7.500

21.000

50%

10.500

17.000

5

Hệ thống cấp nước thôn 2, 3 xã Lộc Tân

xã Lộc Tân,
huyện Bảo Lâm

Xây dựng mới

1.000

16.000

3

3.000

9.600

50%

4.800

8.200

6

Hệ thống cấp nước tập trung xã Lộc Quảng

xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm

Xây dựng mới

1.000

16.000

3

3.000

9.600

50%

4.800

8.200

7

Hệ thống cấp nước tập trung xã Lộc Ngãi

xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm

Xây dựng mới

1.000

16.000

3

3.000

9.600

50%

4.800

8.200

8

Công trình cấp nước sinh hoạt xã An Nhơn

xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh

Xây dựng mới

1.000

18.000

3

3.000

10.800

50%

5.400

9.600

 

Tổng cộng:

 

 

14.000

229.000

 

42.000

137.400

 

68.700

118.300

 

PHỤ LỤC IV:

DỰ KIẾN KINH PHÍ HỖ TRỢ GIÁ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI XÃ HỘI HÓA QUẢN LÝ, KHAI THÁC GIAI ĐOẠN 2023-2028
(Kèm theo Kế hoạch số 9993/KH-UBND ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Loại công trình

Số công trình

Hộ dùng nước

Công suất

Giá nước  (đồng)

Tổng thu tiền nước trong năm (triệu đồng)

Mức hỗ trợ của nhà nước

Dự kiến kinh phí hỗ trợ từ NSNN (triệu đồng)

người

(m3/ng.đ)

(m3/năm)

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]=[4]x 4,1 người/hộ

[6]=[5]x0,08 m3/người/ ngày đêm

[7]=[6]x365 ngày

[8]

[9]=[7]x[8]/ 10^6

[10]

[11]=[9]x [10]

1

Công trình cấp nước nông thôn tập trung

18

9.030

37.023

2.221

810.804

4.069

3.299

30%

990

2

Công trình đấu nối, mở rộng từ công trình cấp nước đô thị

10

10.400

42.640

2.558

933.816

11.575

10.809

20%

2.162

 

Tổng

28

19.430

 

 

 

 

14.108

 

3.152

 

Làm tròn

 

 

 

 

 

 

 

 

3.160

Ghi chú:

[4]: Số công trình: Tổng số công trình 18 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do cấp huyện quản lý, 10 công trình mở rộng, đấu nối từ nhà máy cấp nước đô thị (Chương trình WB21) do Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý.

[5]: tính bình quân 4,1 người/hộ.

[6]: Định mức dùng nước tạm tính 60 lít/người/ngày đêm.

[8]: Giá nước: (1) Giá nước của các công trình cấp nước nông thôn tập trung là bình quân giá nước sinh hoạt tại Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt đơn giá nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. (2) Giá nước của các công trình đấu nối, mở rộng từ các công trình cấp nước đô thị là bình quân giá nước sinh hoạt của dân cư tại Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v quy định giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt của Công ty Cổ phần cấp thoát nước Lâm Đồng.

[10]: Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh (vùng cấp nước từ các công trình cấp nước nông thôn tập trung là vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Vùng cấp nước từ các công trình đấu nối, mở rộng từ các công trình cấp nước đô thị là khu vực ven thành phố, thị trấn là nơi có điều kiện kinh tế phát triển hơn).

- Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 30% đối với giá nước của các công trình cấp nước nông thôn tập trung.

- Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 20% đối với giá nước của các công trình đấu nối, mở rộng từ các công trình cấp nước đô thị.

 

PHỤ LỤC V:

DỰ KIẾN KINH PHÍ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2023-2028
(Kèm theo Kế hoạch số 9993/KH-UBND ngày 13/11/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Nguồn vốn

Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ  (triệu đồng)

Dự kiến kinh phí hỗ trợ/
1 năm  (triệu đồng)

Ghi chú

A

Nguồn vốn ngân sách nhà nước

126.500

25.300

 

I

Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình

 110.700

 22.140

 

1

Hỗ trợ theo công suất cấp nước

 42.000

 8.400

Chi tiết theo PL III

2

Hỗ trợ xây dựng đường ống

 68.700

 13.740

Chi tiết theo PL III

II

Hỗ trợ công tác quản lý, khai thác công trình

 15.800

 3.160

Chi tiết theo PL IV

B

Nguồn vốn của nhà đầu tư

118.300

 

Chi tiết theo PL III

 

Tổng

244.800

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 9993/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 205/2023/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung giai đoạn 2023-2028 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 9993/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 13/11/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản