- 1Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2Luật xuất bản 2012
- 3Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4Quyết định 192/QĐ-TTg về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 977/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 20 tháng 3 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2024
Thực hiện Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 22/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP).
b) Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 22/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh, để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.
b) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
c) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
d) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
II. NỘI DUNG
1. Lĩnh vực, phạm vi, đối tượng theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm
- Phạm vi theo dõi: Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Thời gian theo dõi: Từ năm 2019 đến hết năm 2023.
- Đối tượng theo dõi: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và các địa phương.
- Báo cáo kết quả thực hiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
b) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý thuế
- Phạm vi theo dõi: Việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
- Thời gian theo dõi: Từ năm 2019 đến hết năm 2023.
- Đối tượng theo dõi: Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành liên quan.
- Báo cáo kết quả thực hiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
c) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm
- Phạm vi theo dõi: Việc thi hành Luật Xuất bản.
- Thời gian theo dõi: Từ năm 2019 đến hết năm 2023.
- Đối tượng theo dõi: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành liên quan và các địa phương.
- Báo cáo kết quả thực hiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành liên quan và các địa phương.
- Thời gian thực hiện: Trong tháng 03 năm 2024.
b) Xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, xây dựng danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
- Thời gian thực hiện: Trong tháng 4 năm 2024.
c) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan.
- Thành lập Đoàn kiểm tra cấp tỉnh: Giao Giám đốc Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh năm 2024. Trong đó, lãnh đạo Sở Tư pháp làm trưởng đoàn, thành viên là đại diện các sở, ngành: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
- Đơn vị dự kiến được kiểm tra:
+ Cấp tỉnh: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế tỉnh.
+ Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân và Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong.
- Thời gian kiểm tra: Quý II, III, IV năm 2024.
d) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
- Cơ quan thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan.
+ Giao Sở Tư pháp ban hành kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024; phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát theo kế hoạch đã ban hành.
- Thời gian điều tra, khảo sát: Quý III, IV năm 2024.
đ) Tổ chức thu thập thông tin, xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành liên quan và các địa phương.
- Nội dung hoạt động:
+ Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.
+ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.
3. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm:
a) Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ngành, địa phương.
b) Bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật.
c) Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các sở, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
đ) Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trong báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 và gửi về Sở Tư pháp trước ngày 30/11/2024 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 34/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Kế hoạch 65/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3Kế hoạch 109/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 623/QĐ-UBND lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2Luật xuất bản 2012
- 3Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4Kế hoạch 34/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 5Quyết định 192/QĐ-TTg về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 65/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 7Kế hoạch 109/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 623/QĐ-UBND lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch 977/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2024
- Số hiệu: 977/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Đoàn Anh Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định