Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 3 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:
1. Mục đích
Thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của “Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022; phát huy vai trò của các bên có liên quan, huy động các nguồn lực xã hội hoàn thành và đúng tiến độ các nhiệm vụ đề ra.
2. Yêu cầu
a) Xác định nhiệm vụ trọng tâm, phân công thực hiện, lộ trình phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, tăng cường sự phối hợp, hạn chế chồng chéo trong quá trình thực hiện Chương trình.
b) Phát huy vai trò và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chủ thể sản xuất, kinh doanh, cộng đồng dân cư ở thôn, bản và chính quyền địa phương cấp huyện, xã; huy động tối đa nguồn lực để thực hiện Chương trình; phát huy vai trò kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
c) Ngoài các nhiệm vụ trọng tâm được đề cập tại Kế hoạch này, theo phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, địa bàn quản lý các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã và thành phố Huế chủ động triển khai các nội dung, nhiệm vụ tại Quyết số 925/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1. Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực Chương trình
a) Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường.
b) Xây dựng và nhân rộng một số mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, mô hình tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình.
c) Tổ chức tuyên truyền phân loại chất thải rắn tại nguồn cho hộ gia đình cá nhân
2. Phân loại, thu gom, trung chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải
a) Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học…) thực hiện việc phân loại rác tại nguồn tại hộ gia đình theo quy định của UBND tỉnh. Xây dựng các mô hình tự xử lý chất thải hữu cơ tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (làm phân bón hoặc ủ biogas).
b) Hỗ trợ hình thành mạng lưới thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn với hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trước khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan) quy mô thôn, xã.
c) Xây dựng một số mô hình phân loại rác thải tại chỗ, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công nghệ phù hợp tạo hiệu ứng lan tỏa.
3. Cấp nước sạch tại các vùng khó khăn về nguồn nước
a) Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình.
b) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tập trung nông thôn hiện có.
4. Kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị.
5. Cải tạo cảnh quan nông thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững
a) Xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch/đề án cấp huyện về kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước, phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt.
b) Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn xanh, sạch đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường hoa, cây xanh bóng mát. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, đẩy mạnh phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần”, “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” nhằm giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn Thừa Thiên Huế.
c) Xây dựng mô hình cải tạo môi trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và chất thải; thúc đẩy công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp, làng nghề, chất thải rắn và nước thải sinh hoạt; hình thành các mô hình sản xuất sinh thái, an toàn với môi trường,…
d) Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn đáp ứng các quy định pháp luật tại các làng nghề truyền thống, các chợ trên địa bàn.
đ) Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
e) Xây dựng và triển khai mô hình thu gom và sử dụng rơm rạ sau thu hoạch; Xây dựng và triển khai kế hoạch diệt trừ các loài ngoại lai gây hại: cây mai dương, bèo lục bình...
g) Cải tạo nghĩa trang phù hợp với cảnh quan môi trường; xây dựng mới và mở rộng các cơ sở mai táng, hỏa táng phải phù hợp với các quy định và theo quy hoạch.
6. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở nông thôn
a) Xây dựng mô hình cộng đồng tự quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến.
b) Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc,…
c) Xây dựng mô hình chợ vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Tổ chức nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
a) Nhân rộng các mô hình tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp cơ sở.
b) Nhân rộng các mô hình về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình .
c) Lồng ghép các nội dung của Chương trình trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương.
8. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng kết Chương trình
a) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình.
b) Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh
(một số nội dung nhiệm vụ trọng tâm cụ thể tại phụ lục kèm theo)
Nguồn vốn thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn đối ứng ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư...).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Căn cứ vào hướng dẫn triển khai thực hiện của Trung ương, chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu.
- Tham mưu Ban chỉ đạo tỉnh tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện nông thôn.
- Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh nghiên cứu, tham mưu về việc ưu tiên bố trí vốn vay để thực hiện xây dựng các mô hình trong tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn; xử phạt nghiêm minh các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
3. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính tổng hợp nhu cầu, đề xuất phân bổ kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan chủ Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển cân đối qua ngân sách địa phương thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phương án phân bổ các nguồn vốn theo quy định.
5. Sở Tài chính
Hằng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp từ các cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động của kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan
- Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đề xuất kinh phí cần hỗ trợ thực hiện mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng gửi về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nông thôn.
- Phối hợp với chính quyền cơ sở tham gia xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống, mô hình về bảo vệ môi trường.
- Tham gia giám sát, phản biện và đánh giá sự hài lòng của người hưởng thụ các mô hình đã triển khai thực hiện.
- Tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp cơ sở.
8. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình trên địa bàn quản lý.
- Xây dựng và rà soát, hoàn thiện các đề án, kế hoạch, quy hoạch có liên quan về các nội dung nhiệm vụ bảo vệ môi trường nông thôn; phê duyệt và triển khai thực hiện các mô hình thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo tổ chức triển khai các mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng thuộc thẩm quyền phê duyệt; bố trí kinh phí đối ứng và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện các mô hình theo quy định.
- Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện các nội dung của Chương trình.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Chương trình và các mô hình thí điểm, mô hình nhân rộng tại địa phương; định kỳ hằng năm báo cáo về Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (thông qua Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh).
9. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, các sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan báo cáo kết quả thực hiện về Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh) để kịp thời xử lý./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 94/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan thực hiện chính | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình |
|
|
| |
1 | Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Điều phối CTMTQG XD nông thôn mới; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
2 | Xây dựng và nhân rộng một số mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, mô hình tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tổ chức chính trị - xã hội |
| 2023-2025 |
3 | Tổ chức tuyên truyền phân loại chất thải rắn tại nguồn cho hộ gia đình cá nhân | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế |
| 2023-2025 |
Phân loại, thu gom, trung chuyển xử lý rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải |
|
|
| |
1 | Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học…) thực hiện việc phân loại rác tại nguồn tại hộ gia đình theo quy định của UBND tỉnh. Xây dựng các mô hình tự xử lý chất thải hữu cơ tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (làm phân bón hoặc ủ biogas). | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và PTNT | 2023-2025 |
2 | Hỗ trợ hình thành mạng lưới thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn với hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trước khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan) quy mô thôn, xã. | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
3 | Xây dựng một số mô hình phân loại rác thải tại chỗ, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công nghệ phù hợp tạo hiệu ứng lan tỏa. | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
|
|
| ||
1 | Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tổ chức chính trị - xã hội |
| 2023-2025 |
2 | Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước tập trung nông thôn hiện có. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế |
| 2023-2025 |
Kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp |
|
|
| |
1 | Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội |
| 2023-2025 |
Cải tạo cảnh quan nông thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững |
|
|
| |
1 | a) Xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch/ đề án cấp huyện về kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất lượng nước, phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và các nguồn nước mặt. | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
2 | Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn xanh, sạch đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường hoa, cây xanh bóng mát. | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội | Các sở, ban, ngành cấp tỉnh | 2023-2025 |
3 | Xây dựng mô hình cải tạo môi trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
4 | Cải tạo nghĩa trang phù hợp với cảnh quan môi trường; xây dựng mới và mở rộng các cơ sở mai táng, hỏa táng phải phù hợp với các quy định và theo quy hoạch. | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội | Các sở, ban, ngành cấp tỉnh | 2023-2025 |
|
|
| ||
1 | Xây dựng mô hình cộng đồng tự quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến. | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2023-2025 |
2 | Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc… | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2023-2025 |
3 | Xây dựng mô hình chợ vệ sinh an toàn thực phẩm | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương | 2023-2025 |
Tổ chức nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm |
|
|
| |
1 | Nhân rộng các mô hình tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp cơ sở | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
2 | Nhân rộng các mô hình về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình | UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 2023-2025 |
3 | Lồng ghép các nội dung của Chương trình trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành, các tổ chức chính trị- xã hội và địa phương | Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các tổ chức chính trị - xã hội |
| 2023-2025 |
Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng kết thực hiện Chương trình |
|
|
| |
1 | Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Văn phòng Điều phối CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường | Hằng năm |
2 | Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | VP Điều phối CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh; Sở TN&MT; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | 2025 |
Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2023 triển khai Quyết định 925/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 94/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 15/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Hoàng Hải Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra