Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 10 tháng 5 năm 2023 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh thành phố Cần Thơ giai đoạn 2023-2025, với nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025.
Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững cho thành phố Cần Thơ.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Đến năm 2025, phấn đấu toàn thành phố có ít nhất 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó giai đoạn 2023-2025 công nhận thêm 60 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, phấn đấu 02 sản phẩm đạt 05 sao công nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.
- Củng cố tiêu chuẩn hóa và nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng.
- Ưu tiên phát triển các Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Có ít nhất 50% làng nghề có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề của địa phương.
- Có ít nhất 20% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.
- Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;...); phấn đấu xây dựng thêm 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
- 100% cán bộ các cấp (thành viên của hội đồng cấp thành phố, cấp huyện, tổ giúp việc OCOP các cấp; cán bộ cấp xã), lãnh đạo doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức các chuyên đề thuộc Chương trình OCOP.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện
- Phạm vi về không gian: Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn 09 quận, huyện thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi về thời gian: Kế hoạch triển khai thực hiện từ năm 2023 đến hết năm 2025.
2. Đối tượng thực hiện
- Chủ thể thực hiện: Các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các Hội/Hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.
- Sản phẩm: Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.
Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được phân theo 6 nhóm, gồm:
(1) Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.
(2) Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.
(3) Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược; và các loại dược liệu khác.
(4) Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.
(5) Nhóm sinh vật cảnh, gồm: hoa, cây cảnh, động vật cảnh.
(6) Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
3. Yêu cầu thực hiện
- Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.
- Phát huy sáng tạo và sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.
- Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.
III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP toàn thành phố.
- Tiếp tục và thường xuyên hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình OCOP các cấp theo hướng: tiếp tục kế thừa, kiện toàn trên cơ sở bộ máy đã được xây dựng giai đoạn trước, đảm bảo đồng bộ, thống nhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ.
- Hàng năm, UBND cấp thành phố, cấp huyện thường xuyên rà soát, kiện toàn ban hành quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP để đảm bảo công tác đánh giá, hợp lý, hiệu quả.
- Điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để đảm bảo Chương trình OCOP là giải pháp then chốt gắn kết chặt chẽ với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Rà soát ban hành kế hoạch thực hiện hằng năm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.
- Hằng năm Tổ chức tổng kết tình hình thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm tiếp theo và một số Hội nghị khác.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đúng quy định hiện hành.
2. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy về Chương trình OCOP toàn thành phố.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền thông qua các loại hình truyền thông để làm rõ và sâu sắc hơn mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Chương trình OCOP về phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...); chú trọng tuyên truyền về hiệu quả kinh tế và gia tăng giá trị của sản phẩm OCOP; tập trung phản ánh sự tham gia của cộng đồng vào sản xuất sản phẩm OCOP; giới thiệu những mô hình sản xuất tiêu biểu, những sản phẩm OCOP đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, nhằm góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm OCOP.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tăng thời lượng phản ánh hoạt động đánh giá, thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp; các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, nhằm góp phần khẳng định giá trị, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng. Hệ thống truyền thanh xã, huyện có chương trình phát thanh định kỳ hàng tuần về chuyên đề xây dựng nông thôn mới lồng ghép tuyên truyền Chương trình OCOP trên địa bàn xã, huyện (thời lượng phát sóng từ 10-15/phút/lần phát sóng). Các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh và truyền hình thành phố, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Cần Thơ, Tạp chí OCOP Việt Nam,... thường xuyên đưa tin về Chương trình OCOP thành phố.
- Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung và kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 04/QĐ-BCĐTW-VPĐP ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng tài liệu về nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các chủ thể, các cán bộ, cơ quan quản lý chuyên môn, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng về việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, về chất lượng, giá trị và thương hiệu của sản phẩm OCOP.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý các cấp, chuyên gia tư vấn về Chương trình OCOP, giá trị chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP theo hình thức tập huấn viên nguồn.
- Tổ chức các lớp tập huấn hàng năm ở các cấp (thành phố, huyện, xã) cho các chủ thể OCOP, chú trọng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu, kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm, sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị.
3. Về cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực:
- Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành của trung ương, của thành phố về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn (theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP), phát triển liên kết sản xuất (Nghị định số 98/2018/NĐ-CP), phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại,... lồng ghép cơ chế, chính sách này để hỗ trợ thực hiện Chương trình đồng bộ, hiệu quả; đồng thời nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới về OCOP theo điều kiện thực tế tại địa phương.
- Ưu tiên huy động nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ của chủ thể OCOP; Nhà nước hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thông qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách hỗ trợ riêng của từng địa phương.
4. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh, lợi thế về vùng nguyên liệu địa phương.
- Tập trung hướng dẫn các địa phương phát triển sản phẩm OCOP phải gắn với xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ theo hướng liên kết chuỗi giá trị về sản xuất hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ các đối tượng/tổ chức đã tham gia OCOP nâng cấp về tổ chức sản xuất và kinh doanh, bao gồm: nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có; Hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhóm, hộ gia đình; Nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, nhân sự,...); mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.
- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới dựa trên ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến quy mô nhỏ và vừa, trong đó ưu tiên: Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa; sản phẩm gần với bảo tồn văn hóa truyền thống; khuyến khích sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để tạo các sản phẩm OCOP góp phần thực hiện hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Hướng dẫn các chủ thể OCOP về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP được công nhận sản phẩm quốc gia.
- Tổ chức triển khai các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo về phát triển sản phẩm OCOP gắn với đổi mới công nghệ, thiết kế bao bì sản phẩm cho thanh niên, phụ nữ và người dân nông thôn.
5. Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp thành phố, cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.
- Tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Xây dựng và nhân rộng các điểm bán hàng sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố, thử nghiệm phân phối sản phẩm OCOP tại các điểm giao thông như bến xe, nhà ga, sân bay,...; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
- Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương.
- Xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường ngoại thành và quốc tế; xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá và nhận diện thương hiệu đối với các sản phẩm OCOP quốc gia; xây dựng các giỏ quà tặng đặc trưng của thành phố.
6. Tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong: truyền thông đa phương tiện về Chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP.
- Chủ động phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.
- Giúp nông dân chủ động ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và thương mại sản phẩm OCOP.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình bao gồm:
- Nguồn vốn từ nguồn vốn các Chương trình MTQG (Chương trình MTQG nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số) đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao cho các địa phương.
- Vốn ngân sách thành phố (lồng ghép vào các đề án, chương trình, kế hoạch của các Sở ngành, địa phương).
- Vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác, cộng đồng dân cư...).
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
- Vốn huy động hợp pháp khác.
2. Hằng năm các đơn vị được giao nhiệm vụ tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện gửi Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
3. Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện Chương trình ở các cấp: Được trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng NTM của các cấp được giao hàng năm.
4. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
1. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố (viết tắt Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố): chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP cụ thể:
- Chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí từ các cơ quan, đơn vị (nếu có) đưa vào kế hoạch cụ thể hằng năm để tổ chức triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kế hoạch. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương xây dựng, triển khai Chương trình OCOP ở địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tổ chức đánh giá, phân hạng và công bố sản phẩm OCOP cấp thành phố.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thông, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn; quảng bá, thúc đẩy thương hiệu OCOP trên thị trường; đẩy mạnh mạng lưới Chương trình OCOP.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, các địa phương triển khai và tham gia các sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm; tổ chức và tham dự trưng bày các sản phẩm OCOP đặc trưng của thành phố tại các sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm cấp thành phố, vùng, quốc gia và quốc tế,...
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp tăng cường chuyển đổi số Chương trình OCOP; triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP.
- Tổ chức học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” và các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả trong nước.
- Phối hợp với các cơ quan, viện, trường và các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn về quản lý cho cán bộ quản lý Chương trình OCOP; đào tạo chuyên môn về quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý, lao động tại tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Đồng thời, tập huấn về công tác đánh giá chất lượng sản phẩm cho các cán bộ quản lý các cấp.
- Tổng hợp, bổ sung và ban hành các tài liệu về chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP của Trung ương, các Bộ ngành và thành phố Cần Thơ giai đoạn 2023-2025, đồng thời triển khai đến các địa phương để thực hiện.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện; lồng ghép công tác tuyên truyền chương trình OCOP trong các lớp đào tạo, tập huấn của ngành; hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến nông, phát triển ngành nghề, đào tạo nghề nông nghiệp, đổi mới kinh tế tập thể, hỗ trợ cây con giống ...
- Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí, huy động nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và địa phương xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì trong công tác hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường; lồng ghép, ưu tiên hỗ trợ các chủ thể OCOP ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị từ nguồn khuyến công.
- Chủ trì thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác xúc tiến thương mại sản phẩm trong Chương trình OCOP và kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh; đưa các sản phẩm OCOP mua, bán qua các sàn giao dịch điện tử.
- Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, phát triển sản phẩm thuộc Chương trình OCOP. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế ứng dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao.
- Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
6. Sở Y tế: Chỉ đạo các cơ quan trong ngành hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất thực hiện công bố chất lượng sản phẩm theo các quy định liên quan hiện hành; Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố rà soát, khảo sát các địa điểm thuộc Nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch và hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; hỗ trợ các địa phương phát triển các Làng Văn hóa du lịch, xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch gắn với nông nghiệp và nông thôn mới.
- Hỗ trợ các địa phương, tổ chức kinh tế trong việc hoàn thiện câu chuyện sản phẩm.
- Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động chủ thể OCOP; hướng dẫn thực hiện các nội dung về môi trường trong đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP.
- Hàng năm, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố và các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì và phối hợp các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tăng chuyên mục, thời lượng tuyên truyền về Chương trình OCOP; thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP.
- Phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố trong việc thành lập trang web, trang/nhóm điện tử thông qua mạng xã hội facebook, zalo,... nhằm tuyên truyền và mở rộng giao dịch các sản phẩm OCOP lan tỏa rộng khắp thị trường; tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP.
10. Sở Nội vụ: Phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố và các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập, kiện toàn Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP thành phố; đồng thời hướng dẫn các địa phương thành lập, củng cố kiện toàn Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm để tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp thực hiện quản lý, tổ chức công tác đào tạo nghề, truyền nghề phục vụ phát triển Chương trình OCOP.
12. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm Chương trình OCOP trên các tuyến vận tải hàng không, đường bộ và đường thủy.
13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ: Chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng thương mại: ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng Chính sách xã hội thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất.
14. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ: hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, tư vấn phát triển thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm; thông tin, hỗ trợ phát triển đối tác OCOP, các chủ thể tham gia các đợt hội chợ, triển lãm liên quan về Chương trình OCOP.
15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP; tư vấn, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố.
16. Ủy ban nhân dân quận, huyện
Căn cứ nội dung Chương trình OCOP của thành phố; chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP ở địa phương theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.
- Bố trí nguồn lực từ ngân sách đã được thành phố cấp và ngân sách của huyện quận, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.
- Phân công trách nhiệm cụ thể các phòng, ban có liên quan; củng cố, kiện toàn cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc triển khai Chương trình OCOP phù hợp và hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố.
- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã tham gia vào các hoạt động của Chương trình OCOP.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được giao theo phân cấp quản lý đồng bộ, hiệu quả.
17. Chế độ báo cáo: Các Sở, ban ngành thành phố, UBND quận, định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch theo 06 tháng (trước ngày 10/6), 01 năm (trước ngày 10/12) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố để tổng hợp. Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này. Đồng thời tổng hợp báo cáo định kỳ gửi Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc, phát sinh các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ kịp thời phản ánh về Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 1367/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023
- 2Kế hoạch 80/KH-UBND thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023
- 3Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2023 về tiếp tục thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025
- 4Kế hoạch 1366/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2025
- 5Quyết định 801/QĐ-UBND năm 2023 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định 1633/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"
- 6Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025
- 7Nghị quyết 33/NQ-HĐND năm 2019 thông qua Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019-2025
- 8Nghị quyết 207/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2023-2025
- 9Kế hoạch 83/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Kế hoạch 2454/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025
- 11Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, năm 2024
- 1Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 04/QĐ-BCĐTW-VPĐPNTM năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành
- 5Kế hoạch 1367/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023
- 6Kế hoạch 80/KH-UBND thực hiện Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023
- 7Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2023 về tiếp tục thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025
- 8Kế hoạch 1366/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2025
- 9Quyết định 801/QĐ-UBND năm 2023 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định 1633/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"
- 10Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025
- 11Nghị quyết 33/NQ-HĐND năm 2019 thông qua Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019-2025
- 12Nghị quyết 207/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2023-2025
- 13Kế hoạch 83/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 14Kế hoạch 2454/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025
- 15Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, năm 2024
Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 93/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/05/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Dương Tấn Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra