Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 925/KH-BNN-VP

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG ĐỢT CAO ĐIỂM HÀNH ĐỘNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch truyền thông như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo đợt cao điểm về chiến dịch truyền thông đẩy mạnh việc đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc; nhất là đợt cao điểm năm ATTP;

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh... trong việc thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà nước về vệ sinh ATTP nông sản;

- Cung cấp thông tin tới người tiêu dùng về các sản phẩm nông sản thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn.

2. Yêu cầu

- Huy động được các nguồn lực; các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan báo chí truyền thông tích cực tham gia tuyên truyền về đợt cao điểm năm ATTP;

- Các hoạt động truyền thông (nội dung, hình thức, phương tiện...) phù hợp với từng đối tượng cụ thể; có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh ATTP (lồng ghép với Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm)

a) Trung ương

- Đối tượng được tuyên truyền: người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản;

- Nội dung: Tuyên truyền về tác hại, thiệt hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng rau; chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; tác hại của việc sử dụng rau, thịt, thủy sản không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn, nhận diện sản phẩm có xác nhận; giới thiệu một số chuỗi cung ứng rau, thịt, thủy sản an toàn có xác nhận; kết quả phân loại để kết nối chuỗi cung ứng rau, thịt, thủy sản an toàn.

- Hình thức: Tờ rơi, tờ áp-phíc, clip phát thanh/truyền hình...

- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Cục bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt.

- Thời gian thực hiện: Tháng 11/2015 - 02/2016.

b) Các tỉnh, thành phố

- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể của địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến tới các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản... Nội dung thông tin do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp.

- Thời gian thực hiện: Tháng 11/2015 - 02/2016.

2. Truyền thông, quảng bá cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, sản phẩm an toàn có xác nhận

a) Nội dung truyền thông.

- Tập trung tuyên truyền về tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng, thiệt hại đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh không đúng quy định; chất cấm, chất không được phép sử dụng, như: tác hại của việc sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh đối với người sản xuất; tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng;

- Thông tin, đầy đủ, kịp thời thực tế tình hình an toàn thực phẩm đối với các loại sản phẩm (rau, quả, chè, thịt, tôm, cá...) như: Công khai danh sách xếp loại về điều kiện bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản để người tiêu dùng có cách ứng xử phù hợp;

- Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng thực hành sản xuất tốt (GAP,GMP); đặc biệt là việc không sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục; thực hiện tuân thủ 4 đúng về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…;

- Cung cấp thông tin, kết quả phân loại để kết nối chuỗi cung ứng rau, thịt, thủy sản an toàn; công bố địa điểm bán sản phẩm an toàn có xác nhận (từ chuỗi các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được chứng nhận đảm bảo ATTP và được lấy mẫu giám sát đảm bảo an toàn) để người tiêu dùng hiểu biết và ủng hộ sản phẩm an toàn có xác nhận;

- Tuyên truyền, phổ biến cách nhận biết nhanh sản phẩm không đảm bảo ATTP, cách xử lý an toàn.

b) Hình thức truyền thông

- Tổ chức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được xếp loại về điều kiện bảo đảm ATTP; kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm;

- Tổ chức họp báo, viết thông cáo báo chí theo tính thời sự của vấn đề ATTP nông sản;

- Phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện sản xuất, phát sóng, đăng tải định kỳ các bài viết; các chuyên đề, chuyên mục về ATTP nông sản;

- Đặt bài viết theo chủ đề (phóng sự, tin, bài ảnh...) để thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng;

- Tổ chức thông tin, nói chuyện chuyên đề lồng ghép tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo và về chủ đề ATTP với người tiêu dùng;

- Tổ chức cho phóng viên đi thực tế để thu thập thông tin, dữ liệu giới thiệu về một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn điển hình trong các chuỗi mô hình;

- Thiết kế, dàn dựng pano, khẩu hiệu, tờ rơi và các clip phát thanh, truyền hình... để cung cấp cho cơ sở thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến tới người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản;

- Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các trường hợp sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật cấm, giả, ngoài danh mục để kịp thời xử lý.

c) Đối tượng ưu tiên truyền thông.

- Nhà lãnh đạo, nhà quản lý, chính quyền, đoàn thể các cấp.

- Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Người tiêu dùng thực phẩm.

d) Thời gian, phạm vi thực hiện

- Thời gian: Từ tháng 11/2015 đến 12/2016; trọng tâm: Từ tháng 11/2015 đến 02/2016;

- Phạm vi: Triển khai trên phạm vi toàn quốc; trong đó, tập trung tại T.p Hà Nội; T.p Hồ Chí Minh và một số tỉnh có chuỗi cung cấp thực phẩm như: Đồng Nai, Tiền Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên...

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm rà soát, cân đối và sử dụng nguồn kinh phí được giao cho đơn vị năm 2015, chủ động bố trí kinh phí năm 2016 để triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông trong đợt cao điểm

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

a) Giao Văn phòng Bộ là cơ quan đầu mối, điều phối chung các hoạt động truyền thông để đảm bảo không chồng chéo, thiết thực, hiệu quả; tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản phối hợp với Văn phòng Bộ điều phối chung các hoạt động truyền thông; đề xuất yêu cầu, định hướng thông tin, truyền thông; tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn theo nhiệm vụ chủ trì được giao.

c) Các cơ quan, đơn vị chuyên ngành tổ chức triển khai thực hiện theo lĩnh vực quản lý được giao; cung cấp thông tin, kết quả thực hiện nhiệm vụ về Bộ (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản, Văn phòng Bộ) để tổng hợp, công bố theo chỉ đạo; chủ động tham gia trao đổi, cung cấp thông tin cho báo chí theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Tham mưu, trình UBND tỉnh kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chi tiết; phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện các hoạt động truyền thông theo nội dung phân công, đảm bảo tiến độ, hiệu quả;

- Định kỳ hàng tháng báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản, Văn phòng Bộ) kết quả thực hiện.

3. Các đơn vị liên quan

Chủ động tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về việc đảm bảo ATTP; vận động người dân; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hội viên nghiêm túc những quy định của nhà nước về vệ sinh ATTP nông sản; tham gia phát hiện, tố giác các trường hợp sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật cấm, giả, ngoài danh mục để kịp thời xử lý.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan (để t/h);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố (để t/h);
- Lưu: VT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

CHI TIẾT VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 9254/BNN-VP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

CÁCH THỨC THỰC HIỆN

THỜI GIAN THỰC HIỆN

1

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến (lng ghép với Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm)

 

Tờ rơi, áp-phíc về:

- Tác hại, thiệt hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng rau và các khuyến nghị;

- Tác hại, thiệt hại tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các khuyến nghị;

- Tác hại, thiệt hại của việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và các khuyến nghị;

- Tác hại của việc sử dụng rau, thịt, thủy sản không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn/nhận diện sản phẩm có xác nhận

- Trung ương: Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

- Ở địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo tại địa phương.

- Văn phòng Bộ;

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Thanh tra Bộ;

- Thiết kế maket, in gửi cho T.p Hà Nội; T.p Hồ Chí Minh và một số tỉnh có chuỗi cung cấp thực phẩm...

- Gửi maket cho các Bộ, ban ngành liên quan và các địa phương để tự in

Từ tháng 11/2015 đến 02/2016

2

Tổ chức công khai danh sách các xếp loại về điều kiện bảo đảm ATTP trên website/báo chí

- Ở Trung ương: Văn phòng Bộ; NAFIQAD

- Ở địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo tại địa phương.

- NAFIQAD

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Thanh tra Bộ;

- Các cơ quan báo chí trung ương, bộ, ngành và địa phương.

- Đăng tải trên website của các đơn vị chuyên ngành;

- Biên tập, biên soạn thông tin cung cấp cho các cơ quan báo chí đăng tải

Liên tục đến hết tháng 12/2016

3

Tổ chức họp báo/thông cáo báo chí

- Ở Trung ương: Văn phòng Bộ;

- Ở địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo tại địa phương.

- NAFIQAD

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Thanh tra Bộ;

- Các cơ quan báo chí trung ương, bộ, ngành và địa phương.

- Các đơn vị chuyên ngành tham gia họp báo; cung cấp, trao đổi thông tin cho báo chí;

- Biên tập, biên soạn thông tin gửi cho các cơ quan báo chí

Định kỳ hàng tháng/ tính thời sự vấn đ

4

Phối hợp thực hiện sản xuất, phát sóng các chương trình chuyên đề, chuyên mục về ATTP nông sản trên một số báo, đài

- Trung ương: Văn phòng Bộ;

- Ở địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo tại địa phương.

- NAFIQAD

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Thanh tra Bộ;

- Các cơ quan báo chí trung ương, bộ, ngành và địa phương.

- Các đơn vị chuyên ngành tham gia cung cấp, trao đổi thông tin cho báo chí;

- Biên tập, biên soạn góp ý nội dung chương trình

- Liên tục đến hết tháng 12/2016

- Trọng tâm: Từ tháng 11/2015 đến 02/2016

5

Biên soạn, viết bài theo chủ đề (phóng sự, tin, bài ảnh...) để thông tin trên các báo, đài

- NAFIQAD

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố.

- Văn phòng Bộ;

- Các cơ quan báo chí trung ương, bộ, ngành và địa phương.

- Các chuyên gia, các đơn vị chuyên ngành viết bài;

- Phối hợp với các báo, đài đăng tải thông tin đảm bảo kịp thời, chính xác

- Liên tục đến hết tháng 12/2016

- Trọng tâm: Từ tháng 11/2015 đến 02/2016

6

Tổ chức thông tin, nói chuyện chuyên đề lồng ghép tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo và về chủ đề ATTP

- NAFIQAD

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Thanh tra Bộ;

- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố.

Văn phòng Bộ.

- Các chuyên gia, thủ trưởng các đơn vị tham gia thông tin, nói chuyện

Theo kế hoạch diễn đàn, hội nghị, hội thảo của các đơn vị

7

Tổ chức cho phóng viên đi thực tế về mô hình ATTP

- Trung ương: Văn phòng Bộ;

- Ở địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo tại địa phương.

- NAFIQAD

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Thanh tra Bộ;

- Một số phóng viên báo chí trung ương, bộ, ngành và địa phương.

- Các đơn vị chuyên ngành phối hợp tổ chức, giới thiệu và liên hệ cơ sở;

- Cung cấp; trao đổi thông tin; địa điểm mô hình điển hình

4 đoàn tại các địa phương trọng điểm thanh tra

8

Xây dựng clip phát thanh, truyền hình cổ động; giới thiệu một số chuỗi cung ứng rau, thịt, thủy sản an toàn có xác nhận

- Trung ương: Văn phòng Bộ; NAFIQAD

- Ở địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo tại địa phương.

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật.

- Các đơn vị chuyên ngành biên tập, biên soạn góp ý nội dung chương trình;

- Gửi maket cho các địa phương tổ chức tuyên truyền

Từ tháng 11/2015 đến 02/2016

9

Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia về ATTP

- Ở Trung ương: Văn phòng Bộ; NAFIQAD

- Ở địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo tại địa phương.

- Tổng cục Thủy sản;

- Cục Thú y;

- Cục Chăn nuôi;

- Cục Bảo vệ thực vật.

Tổ chức Hội nghị sơ kết, biểu dương

Tháng 02/2016

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 9254/KH-BNN-VP năm 2015 về truyền thông đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 9254/KH-BNN-VP
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 11/11/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản