ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/KH-UBND | Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT, NGHIỆP VỤ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp Ban hành Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 19/3/2014 của UBND Thành phố triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG
1. Mục đích
- Triển khai Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp ban hành Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên, từ đó trang bị cho công chức Tư pháp, cán bộ Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở để phục vụ công tác tham mưu giúp UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp triển khai có hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn Thành phố.
- Bảo đảm cho hòa giải viên tham gia Chương trình bồi dưỡng được trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải phù hợp, thiết thực như sau:
- Về kiến thức:
+ Nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò và ý nghĩa của hòa giải ở cơ sở; nắm vững nội dung pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về một số lĩnh vực pháp luật có liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân để vận dụng trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Về kỹ năng:
+ Có năng lực, kỹ năng tìm hiểu, học tập và vận dụng kiến thức pháp luật cơ bản phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở;
+ Có kỹ năng cơ bản để tổ chức và thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Về thái độ:
+ Tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng các quy tắc tự quản của cộng đồng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể khác; vận động người dân ở cộng đồng tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội;
+ Tự giác, tích cực, nhiệt tình, có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực để thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở;
+ Có thái độ nghiêm túc, khách quan, đúng mực, công bằng, toàn diện và trách nhiệm khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
2. Yêu cầu:
Nội dung của Chương trình bồi dưỡng mang tính ứng dụng, cụ thể thiết thực, khoa học, phù hợp với năng lực thực tế của hòa giải viên và yêu cầu hoạt động hòa giải ở cơ sở; khối lượng kiến thức được trang bị phù hợp với thời gian học tập.
3. Đối tượng
- Cán bộ, công chức Tư pháp, cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn;
- Các hòa giải viên được công nhận theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ, công chức Tư pháp, cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và hòa giải viên của xã, phường, thị trấn.
+ Nội dung cơ bản của pháp luật về hòa giải ở cơ sở có liên quan đến quản lý Nhà nước, nhiệm vụ của UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, thị xã; xã, phường thị trấn trong công tác hòa giải ở cơ sở;
+ Kiến thức pháp luật cho hòa giải viên ở cơ sở các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Xây dựng, Môi trường;
+ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: Những nội dung pháp luật khác liên quan;
+ Kỹ năng hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 và những năm tiếp theo.
2. Biên soạn, in và phát hành các tài liệu phổ biến về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở.
+ Nội dung cơ bản của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
+ Kiến thức pháp luật cho hòa giải viên ở cơ sở: Các lĩnh vực pháp luật có liên quan như: Dân sự, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Xây dựng, Môi trường ... và các tình huống pháp luật khác.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 và những năm tiếp theo.
3. Tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở trong các lĩnh vực pháp luật như: Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Xây dựng, Môi trường; các tình huống pháp luật về hòa giải ở cơ sở, câu chuyện hòa giải, gương người tốt, việc tốt trong công tác hòa giải...
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện thị xã
- Cơ quan phối hợp: Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Pháp luật và Xã hội, Báo Phụ nữ Thủ đô.
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 và những năm tiếp theo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp:
Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp về nội dung và tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức pháp luật cho Hòa giải viên để triển khai trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức làm điểm, bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ, công chức Tư pháp các quận, huyện, thị xã và Hòa giải viên các xã, phường, thị trấn.
- Biên soạn, in và phát hành các tài liệu, sổ tay về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật cho Hòa giải viên ở cơ sở;
- Phối hợp với các cơ quan Báo của Hà Nội, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức xây dựng các chuyên mục, chương trình, tin bài phổ biến Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; giải đáp pháp luật về hòa giải.
- Xây dựng chuyên mục hòa giải trên trang thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố.
- Hướng dẫn Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên ở cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế; theo dõi, kiểm tra các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện theo Chương trình khung ban hành tại Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Sở Tài chính:
- Có trách nhiệm bố trí kinh phí giao Sở Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này, hướng dẫn chế độ chi và thanh quyết toán theo đúng quy định.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, lập danh sách các hòa giải viên có nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.
- Lựa chọn những nội dung kiến thức pháp luật phù hợp để bồi dưỡng, tập huấn theo Chương trình khung do Bộ Tư pháp ban hành.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho hòa giải viên theo Kế hoạch này.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố
Chỉ đạo các tổ chức thành viên để phối hợp với Sở Tư pháp UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho Hòa giải viên lấy từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong dự toán kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị và các nguồn kinh phí khác được thực hiện theo quy định pháp luật.
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí cho việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên trên địa bàn Thành phố.
UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 1206/KH-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2014 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2013 triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Kế hoạch 22/KH-UBND công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2014 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4Quyết định 897/QĐ-UBND mở lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện năm 2016 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho đội ngũ cán bộ ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 1Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 2Hiến pháp 2013
- 3Kế hoạch 1206/KH-UBND về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2014 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2013 triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5Kế hoạch 22/KH-UBND công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2014 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 6Quyết định 4077/QĐ-BTP năm 2014 ban hành chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho hòa giải viên do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2014 thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 897/QĐ-UBND mở lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện năm 2016 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 9Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho đội ngũ cán bộ ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2015 về bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 91/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/04/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định