Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 900/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 13 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP THỦY LỢI PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH, MÙA KHÔ NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:

I. Mục đích và yêu cầu

1. Mục đích:

- Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu.

- Có kế hoạch để chủ động tổ chức sản xuất, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phù hợp với khả năng cung cấp nước đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020.

- Chủ động trong việc điều tiết, dự trữ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước phục vụ chăn nuôi, sinh hoạt.

2. Yêu cầu:

- Sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tiết kiệm, thực hiện tốt công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc: Ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân không sản xuất lúa ở những nơi có nguy cơ thiếu nước mà chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

- Các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính) trong công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước tại địa phương.

II. Tình hình thời tiết và nhận định tình hình khô hạn trong mùa khô năm 2020

1. Tình hình thời tiết:

1.1. Khí tượng: Hiện tượng ENSO tiếp tục giảm và chuyển sang trạng thái trung tính từ tháng 8/2019, dự báo trạng thái trung tính sẽ tiếp tục diễn ra trong các tháng đầu năm 2020 nhưng nghiêng về pha nóng của hiện tượng này.

- Không khí lạnh: Trong tháng 11/2019 có 3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết các địa phương trong tỉnh và 01 đợt không khí lạnh tăng thời tiết phổ biến không mưa, ngày nắng hanh, đêm và sáng trời rét. Tháng 12/2019 không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết các địa phương gây mưa ở nhiều nơi.

- Nhiệt độ: Nền nhiệt độ các tháng 11, 12/2019 trung bình cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 từ 0,6 - 1,4°C.

- Mưa: Lượng mưa đo được trong tháng 11/2019 từ 6,0-12,7mm; tháng 12/2019 lượng mưa phổ biến các nơi từ 15-30mm. Tại huyện Trùng Khánh lượng mưa đo được tháng 11/2019 là 37,6mm, thấp hơn TBNN và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 từ 3,2-17,2mm.

1.2. Thủy văn:

Mực nước trên các sông, suối trong tỉnh năm 2019 dao động ở mức thấp hơn so với TBNN. Cụ thể:

- Trên sông Bằng Giang, trong tháng 11/2019, mực nước cao nhất ở mức 177,1m; thấp nhất ở mức 176,72m; trung bình ở mức 176,87m. Thấp hơn so với TBNN và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 từ 0,13-0,24m.

- Trên sông Gâm - huyện Bảo Lạc, xu thế mực nước các thời kỳ biến đổi chậm, trong tháng 11/2019, mực nước cao nhất ở mức 193,17m; thấp nhất ở mức 192,71m; trung bình ở mức 192,88m. Thấp hơn so với TBNN và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 từ 0,27-0,29m.

- Tháng 12/2019, mực nước trên các sông, suối dao động ở mức thấp hơn so với TBNN.

2. Nhận định tình hình khô hạn trong mùa khô năm 2020

2.1. Tình hình chung:

- Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có tổng số 3.562 công trình thủy lợi. Trong đó:

+ Hồ chứa nước: 22 hồ (01 hồ lớn, 10 hồ vừa và 11 hồ nhỏ);

+ Đập dâng: 463 đập;

+ Trạm bơm tưới: 60 trạm;

+ Phai tạm, cọn nước, kênh mương nhỏ: 3.017 công trình.

- Thực trạng nguồn nước theo đánh giá của các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi (Tháng 01/2020):

+ Đối với các công trình do Công ty TNHH MTV Thủy nông quản lý: Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh có dung tích trữ nước đạt từ 75-95% dung tích thiết kế, có 01 hồ Bản Nưa (do cống bị rò rỉ) dung tích trữ nước chỉ bằng 50% dung tích thiết kế;

+ Đối với các công trình do huyện quản lý: Theo kết quả kiểm tra, đánh giá nguồn nước, hiện tại cơ bản nguồn nước vẫn đảm bảo nước tưới để phục sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020. Tuy nhiên, một số vùng sử dụng nước từ các khe, mỏ nước, lưu lượng nước giảm, nếu thời tiết tiếp tục không mưa sẽ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

2.2. Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2019-2020: (Tại Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh), cụ thể:

- Diện tích trồng lúa: 3.510,6 ha;

- Diện tích trồng màu (ngô): 24.956,9 ha;

- Diện tích trồng công nghiệp ngắn ngày (cây thuốc lá): 3.306 ha.

2.3. Các khu vực có khả năng xảy ra hạn hán:

a) Đối với sản xuất nông nghiệp: Các xã vùng cao thuộc huyện Hòa An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Trùng Khánh và các xã, phường ven Thành phố Cao Bằng có khả năng xảy ra hạn hán do không chủ động được nguồn nước. Hiện tại, nguồn nước của các công trình cơ bản đảm bảo phục vụ tưới vụ Đông Xuân 2019-2020 theo kế hoạch giao, tuy nhiên nếu thời tiết tiếp tục không mưa, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh có khả năng bị hạn. Dự kiến diện tích có nguy cơ xảy ra hạn hán khoảng trên 735ha.

b) Đối với nước sinh hoạt: Tập trung tại các xã Thái Học, Triệu Nguyên, Yên Lạc, Vũ Nông thuộc huyện Nguyên Bình; các xã vùng cao Lục khu như: Thượng Thôn, Vần Dính, Vân An, Tổng Cọt, Hạ Thôn, Hồng Sĩ, Lũng Nặm, Kéo Yên, Nội Thôn thuộc huyện Hà Quảng. Ngoài ra, còn một số điểm hạn, thiếu nước cục bộ tại các xã ngoài 02 huyện trên nếu thời tiết hạn kéo dài.

III. Các biện pháp phòng chống hạn

1. Biện pháp phi công trình:

1.1. Đối với sản xuất nông nghiệp:

- Chỉ đạo các huyện, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn, tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn để kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, cập nhật cân đối nguồn nước, kiểm tra, tổng hợp cụ thể nguồn nước các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn nước, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao khi hạn hán xảy ra.

- Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân sử dụng giống và bố trí các loại cây trồng hợp lý. Đối với các vùng trồng lúa đảm bảo nguồn nước tưới suốt vụ thì chủ động gieo trồng tập trung theo vùng để tiết kiệm nước; đối với diện tích không đủ nước trồng lúa (tại các huyện Hòa An, Nguyên Bình) thì chuyển sang cây trồng cạn (như ngô, rau màu ngắn ngày...) có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa; các địa phương tiếp tục theo dõi tình hành nguồn nước để chủ động chuyển đổi cây trồng đối với diện tích không đảm bảo nước tưới.

- Tăng cường công tác quản lý, phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên, tưới tiết kiệm nước....), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán những nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân. Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt) và triển khai nhân rộng các mô hình này.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, phát động phong trào nhân dân làm thủy lợi. Tăng cường thực hiện việc tu sửa, nạo vét, phát dọn kênh mương khơi thông dòng chảy, gia cố các phai, đập, kênh, mương để khai thác hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch tưới.

1.2. Đối với cấp nước sinh hoạt:

- Đối với các vùng có khả năng hạn hán, thiếu nước, các địa phương cần chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình thiếu nước sinh hoạt, đề xuất các biện pháp cấp nước kịp thời, thích hợp trên địa bàn quản lý khi hạn hán xảy ra. Tăng cường các phương tiện vận chuyển để cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và bùng phát dịch bệnh do hạn hán kéo dài.

- Xây dựng kế hoạch phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng theo quy hoạch để đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng.

2. Biện pháp công trình.

2.1. Đối với sản xuất nông nghiệp:

* Đối với hồ chứa nước, đập dâng:

- Lắp đặt các trạm bơm dầu dã chiến tại vị trí các cống lấy nước để bơm nước từ dung tích chết của các hồ;

- Sửa chữa các đập hiện có và đắp đập tạm để trữ nước.

- Tiến hành nạo vét các hồ chứa nước đã bị bồi lắng.

* Đối với Trạm bơm:

- Vận hành tăng cường các trạm bơm điện cố định để chống hạn;

- Tổ chức lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, ao, bầu để bơm chống hạn tại các khu vực khoanh vùng sản xuất bị thiếu nước vào cuối vụ;

- Thường xuyên duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị tại các trạm bơm, cửa van điều tiết nước, máy đóng mở. Đối với các trạm bơm đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu, điện, tận dụng tối đa bơm giờ thấp điểm; thường xuyên kiểm tra các máy bơm nước dự phòng được trang bị để chuẩn bị sẵn sàng bơm khi có hạn xảy ra.

- Quản lý chặt chẽ, điều tiết hợp lý nguồn nước, sửa chữa kịp thời những công trình bị hư hỏng nặng không đảm bảo dẫn nước.

* Đối với kênh mương:

- Tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, cửa cống lấy nước, nạo vét khơi thông dòng chảy đảm bảo thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng tại các địa phương.

- Rà soát và chủ động thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp kênh mương từ nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên của đơn vị, đảm bảo không để rò rỉ, thất thoát nguồn nước, nhằm tăng cường khả năng trữ nước và dẫn nước thông thoáng từ đầu mối đến mặt ruộng, tránh thất thoát nước.

* Nhu cầu kinh phí để thực hiện biện pháp công trình phòng, chống hạn hán năm 2020: là 271.106 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí mua vật tư - thiết bị: 39.906,00 triệu đồng;

+ Kinh phí nạo vét, sửa chữa công trình thủy lợi: 231.200,00 triệu đồng;

(Có biểu tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán năm 2020 đính kèm theo).

2.2. Đối với cấp nước sinh hoạt:

- Chủ động cân đối nguồn nước sinh hoạt tới từng hộ, thôn/xóm, xã, huyện ở các vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và các xã có khả năng thiếu nước; tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho các hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước.

- Ưu tiên nguồn lực đầu tư tu bổ, sửa chữa các hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân.

IV. Kinh phí thực hiện:

- Nguồn ngân sách nhà nước; Nguồn thu từ tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo Nghị quyết số 59/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh;

- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định.

V. Phân công nhiệm vụ:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, Thành phố và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình triển khai thực hiện kế hoạch và các thiệt hại do hạn hán gây ra về UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài Chính tham mưu cho UBND tỉnh lập kế hoạch kinh phí cho công tác phòng, chống hạn hán trình Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính) xem xét cấp bổ sung kinh phí.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định tình hình hạn hán, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước.

- Hướng dẫn các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất phù hợp với điều kiện đáp ứng của nguồn nước; xây dựng phương án sử dụng nước hợp lý để ứng phó hạn hán; phổ biến, tuyên truyền thực hiện tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến cho cây trồng.

- Chỉ đạo Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Cao Bằng quản lý chặt chẽ nguồn nước, đảm bảo tưới chắc trong hệ thống; đồng thời hỗ trợ các địa phương về nhân lực, kỹ thuật, nguồn nước để chống hạn.

- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước sạch, công trình thủy lợi để sớm đưa vào sử dụng phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp; chủ động kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt động của các công trình cấp nước tập trung; ưu tiên xây dựng các cụm vòi cấp nước tập trung để cấp nước chống hạn.

2. Sở Tài chính: Căn cứ nguồn vốn được Trung ương cấp và các nguồn khác (nếu có), chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện phòng, chống hạn năm 2020.

3. Sở Công Thương: Chỉ đạo Công ty Điện lực Cao Bằng bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm hoạt động; trong đó có các công trình chống hạn.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn hán, thiếu nước, các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn.

5. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh: Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn hán, thường xuyên cung cấp cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống hạn năm 2020.

6. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh:

- Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình bằng nguồn vốn sửa chữa hằng năm và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa vào lấy nước, trạm bơm tưới theo phân cấp quản lý; các hồ chứa đủ điều kiện an toàn phải tích nước hợp lý để thực hiện công tác chống hạn.

- Phối hợp với các địa phương trong triển khai phương án phòng, chống hạn hán; theo dõi, xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước để có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước nhằm chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi, phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tình hình thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn.

7. UBND các huyện, Thành phố:

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã Thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để vận hành tích nước các hồ chứa phù hợp, bảo đảm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đồng thời bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước.

- Xây dựng phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước với các kịch bản về nguồn nước có khả năng xảy ra để kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương, UBND các xã, phường, thị trấn và các chủ công trình tổ chức kiểm kê nguồn nước từng công trình thủy lợi, khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch tưới cụ thể cho từng vùng; bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước; sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán. Khi có thiệt hại do hạn hán gây ra, báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông suối, mương rạch, tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi để cung cấp nước cho sản xuất; thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ sản xuất, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng có giá trị cao...), sản xuất nông nghiệp năm 2020.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn như: Nạo vét kênh mương, thông thoáng dòng chảy, đắp đập tạm, bờ bao, đào ao, vét giếng, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt; rà soát, khôi phục các công trình chống hạn đã có trước đây để sẵn sàng chống hạn.

- Thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng, chủ động cắt giảm ít nhất 10% lượng nước tưới so với lúc bình thường.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình thiếu nước, khô hạn để người dân biết và chủ động trong việc sử dụng nước tiết kiệm; tích cực phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi điều tiết, sử dụng nước hiệu quả.

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quan tâm chỉ đạo ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước; củng cố các Ban Quản lý thủy nông cấp xã, tổ thủy nông xóm để quản lý, điều tiết tưới nhằm hạn chế tranh chấp, chống thất thoát, lãng phí nước.

- Chủ động sử dụng nguồn hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, ngân sách của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán.

- Thường xuyên cập nhật về tình hình nguồn nước, hạn hán và các hoạt động ứng phó, tổng hợp thiệt hại, đề xuất giải pháp chống hạn trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

8. Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, các sở, ngành, đơn vị chủ động phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch; quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:

- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh; (bản ĐT)
- Các sở, ngành, đơn vị liên quan tại Mục V; (bản ĐT)
- UBND các huyện, Thành phố; (bản ĐT)
- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; (bản ĐT)
- Cty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng; (bản ĐT)
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Cao Bằng; (bản ĐT)
- CVP, các PCVP UBND tỉnh; (bản ĐT)
- Cổng thông tin điện tử tỉnh; (bản ĐT)
- Lưu VT, KT (pvT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Thảo

 

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 900/KH-UBND, ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng)

TT

Tên hệ thống công trình thủy lợi

Địa điểm xây dựng (xã, huyện)

Diện tích tưới (ha)

Chiều dài kênh (km)

Khối lượng nạo vét (m3)

Ước kinh phí đầu tư (Triệu đồng)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

Tổng cộng

 

 

 

 

271.106,00

 

A

KINH PHÍ MUA VẬT TƯ - THIẾT BỊ ĐỂ CHỦ ĐỘNG CÔNG TÁC CHỐNG HẠN

 

 

 

 

39.906,00

 

B

KINH PHÍ NẠO VÉT, SỬA CHỮA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

2.424,6

236,2

768.350

231.200,00

 

I

Các công trình thủy lợi thuộc huyện, thành phố quản lý

 

1.402,15

139,92

497.684,00

149.500,00

 

I.1

Huyện Bảo Lạc

 

37,00

9,70

34.333

10.300,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa kênh Thua Tổng, Khau Cà

Sơn Lộ

20,00

6,50

22.667

6.800,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa kênh Thôm Bơn, Khau Chính

Sơn Lập

17,00

3,20

11.667

3.500,00

 

I.2

Huyện Bảo Lâm

 

72,80

11,10

40.000

12.000,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa kênh Nà Pục, Thôm Cống, Cuối Hàng, Nặm Dăm

Yên Thổ

40,80

6,70

23.333

7.000,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa kênh Tổng Dùm, Nà Hôm, Chia Thằn

Thạch Lâm

32,00

4,40

16.667

5.000,00

 

I.3

Huyện Hạ Lang

 

22,00

3,00

10.000

3.000,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa kênh Cốc Bó, Lũng Nặm

Đồng Loan

9,00

2,00

6.667

2.000,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa kênh Bản Xà

Thắng Lợi

13,00

1,00

3.333

1.000,00

 

I.4

Huyện Hà Quảng

 

210,20

15,50

53.332,00

16.000,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa mương Yên Luật

TT Xuân Hòa

26,00

1,30

5.000

1.500,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa mương Thông Sác

Lũng Nặm

25,00

0,90

3.333

1.000,00

 

3

Nạo vét, sửa chữa mương Nà Pá, Nà Ngàm

Đa Thông

21,10

3,80

13.333

4.000,00

 

4

Nạo vét, sửa chữa mương Nà Giang

Cần Yên

19,00

1,20

4.000

1.200,00

 

5

Nạo vét, sửa chữa mương Nặm Đông-Nà Tềnh

Cần Nông

41,80

1,60

5.333

1.600,00

 

6

Nạo vét, sửa chữa mương Búa Thượng, Phai Pàng

Thanh Long

48,80

1,70

5.667

1.700,00

 

7

Nạo vét, sửa chữa mương Khuổi Xỏm

Lương Can

11,70

2,20

7.333

2.200,00

 

8

Nạo vét, sửa chữa mương Tàn Tó

Ngọc Động

16,80

2,80

9.333

2.800,00

 

I.5

Huyện Hòa An

 

202,90

23,92

94.633,00

28.500,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa Mương Thủy lợi Vò Gà

Bế Triều

16,30

3,50

13.333

4.000,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa Mương Bản Mạ

Dân Chủ

28,00

2,70

9.000

2.700,00

 

3

Nạo vét, sửa chữa Mương Nậm Loát

Nguyễn Huệ

12,60

1,50

5.000

1.500,00

 

4

Nạo vét, sửa chữa Mương Bản Chang, Nà Mừa

Trương Lương

37,00

2,80

9.333

2.800,00

 

5

Nạo vét, sửa chữa mương Nà Mẩn

Ngũ Lão

23,00

2,70

9.000

2.700,00

 

6

Nạo vét, sửa chữa mương Bản Phiấy

Ngũ Lão

16,00

2,00

6.667

2.000,00

 

7

Nạo vét, sửa chữa Mương Thủy lợi Thắc Tháy

Đức Long

30,00

1,20

9.000

2.800,00

 

8

Nạo vét, sửa chữa Mương Thủy lợi nhỏ xã Đức Long

Đức Long

40,00

7,52

33.300

10.000,00

 

I.6

Nguyên Bình

 

83,00

10,20

37.668,00

11.400,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa mương Thủy lợi Minh Thanh

Minh Thanh

46,00

4,60

16.667

5.000,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa mương Thủy lợi Cốc Cúm, xóm Quang Trung

Quang Thành

12,00

1,70

6.667

2.000,00

 

3

Nạo vét, sửa chữa mương Thủy lợi Bản Chang - Nà Dân

Thành Công

10,00

2,00

7.667

2.300,00

 

4

Nạo vét, sửa chữa mương Thủy lợi Bản Luộc

Thị trấn

15,00

1,90

6.667

2.100,00

 

I.7

Huyện Quảng Hòa

 

377,35

28,60

97.701,00

29.300,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa mương TL Lũng Diễn

Phi Hải

17,00

2,70

9.000

2.700,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa mương Cốc Đứa

Quảng Hưng

12,00

1,10

4.000

1.200,00

 

3

Nạo vét, sửa chữa mương Cốc Luổc

Độc Lập

91,00

1,20

4.000

1.200,00

 

4

Nạo vét, sửa chữa mương Lũng Man, Lũng Ỏ, Nà Pài

Phúc Sen

86,00

4,20

14.000

4.200,00

 

5

Nạo vét, sửa chữa mương Cải, Pác Sào

Thị trấn

26,00

2,60

8.667

2.600,00

 

6

Nạo vét, sửa chữa mương Khảm Tồng

Hạnh Phúc

13,50

1,80

6.000

1.800,00

 

7

Nạo vét, sửa chữa mương Lũng Rỳ

Hạnh Phúc

4,25

1,50

6.000

1.800,00

 

8

Nạo vét, sửa chữa mương Lũng Muông

Ngọc Động

7,00

2,00

6.700

2.000,00

 

9

Nạo vét, sửa chữa mương Bản Quan, Bản Danh

Quốc Toản

39,00

2,30

7.667

2.300,00

 

10

Nạo vét, sửa chữa mương Keng Co

Bế Văn Đàn

50,00

4,00

13.333

4.000,00

 

11

Nạo vét, sửa chữa mương Pác Chu

Bế Văn Đàn

13,00

2,00

6.667

2.000,00

 

12

Nạo vét, sửa chữa mương Cốc Khuyết

Đại Sơn

18,60

3,20

11.667

3.500,00

 

I.8

Huyện Thạch An

 

120,80

14,70

49.333

14.800,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa Mương Nà Cạp- Nà Đỏong

Minh Khai

11,80

2,00

6.667

2.000,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa Mương Thủy lợi Bản Là

Đức Long

30,70

5,10

16.667

5.000,00

 

3

Nạo vét, sửa chữa Mương Khuổi Bó

Trọng Con

11,30

1,10

4.000

1.200,00

 

4

Nạo vét, sửa chữa Mương Rỏong Thôm

Vân Trình

20,00

3,90

13.333

4.000,00

 

5

Mương Lũng Đâu, Bản Luồng

Thụy Hùng

47,00

2,60

8.667

2.600,00

 

I.9

Huyện Trùng Khánh

 

276,10

23,20

80.684,00

24.200,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa mương Bản Súm

Xuân Nội

51,00

3,50

11.667

3.500,00

 

2

Nạo vét, sửa chữa mương Bản Ngắn

Quang Trung

41,60

1,60

5.333

1.600,00

 

3

Nạo vét, sửa chữa mương TL Kéo Háo

Quang Trung

27,00

1,30

4.333

1.300,00

 

4

Nạo vét, sửa chữa mương Nà Khoang, Bản Khun

TT Hùng Quốc

20,00

2,60

8.667

2.600,00

 

5

Nạo vét, sửa chữa mương Bản Soa

Tri Phương

29,00

2,70

9.000

2.700,00

 

6

Nạo vét, sửa chữa mương Keng Huồng

Đức Hồng

23,00

2,60

8.667

2.600,00

 

7

Nạo vét, sửa chữa mương Keng Ngườm

Khâm Thành

23,00

1,50

5.000

1.500,00

 

8

Nạo vét, sửa chữa mương Bản Thuôn

Đàm Thủy

12,00

1,50

5.000

1.500,00

 

9

Nạo vét, sửa chữa mương Pú Dựa, Nà Túng

Đình Phong

27,00

1,40

4.667

1.400,00

 

10

Nạo vét, sửa chữa mương thủy lợi Nà Phài, Nà Lùng

Đình Phong

15,00

2,00

10.000

3.000,00

 

11

Nạo vét, sửa chữa mương thủy lợi Nà Ké - Nà Mòn

Khâm Thành

7,50

2,50

8.350

2.500,00

 

II

Các công trình thủy lợi thuộc Công ty TNHH một thành viên Thủy nông quản lý

 

1.022,40

96,28

270.666,00

81.700,00

 

1

Nạo vét, sửa chữa kênh TB Nà Lầu

Hòa An

83,00

10,75

26.333

8.000,00

 

2

Nạo vét, Nạo vét, sửa chữa kênh TB Nà Lữ

Hòa An

65,00

3,50

6.667

2.000,00

 

3

Nạo vét, sửa chữa kênh Bó Luông, Đại Sơn

Phục Hòa

84,00

2,30

13.333

4.000,00

 

4

Nạo vét, sửa chữa kênh TB Háng Thoang

Trùng Khánh

15,00

2,73

8.000

2.800,00

 

5

Nạo vét, sửa chữa kênh TB Nọoc Tống

Phục Hòa

80,00

2,50

10.000

3.000,00

 

6

Nạo vét, sửa chữa Kênh G Khuổi Kỳ

Hà Quảng

15,00

2,50

8.333

2.500,00

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 900/KH-UBND thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  • Số hiệu: 900/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 13/04/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Nguyễn Trung Thảo
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/04/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản