Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 891/KH-UBND | Kon Tum, ngày 13 tháng 04 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số 5871/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động nói chung và nhân viên y tế nói riêng; nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động, chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tối thiểu có 01 cơ sở có đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động; 01 cơ sở đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp.
- Trên 80% người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về công tác sơ cứu, cấp cứu theo quy định.
- Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- 100% huyện, thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp và môi trường lao động.
- 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm có tối thiểu 02 cơ sở làng nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Trên 90% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện và trong ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động, kiểm soát bệnh nghề nghiệp.
- Trên 80% người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện cấp thẻ an toàn lao động; 80% người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và 90% an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
- 100% đơn vị, cơ sở lao động trong ngành y tế thực hiện: Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm; khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc; khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động.
- 100% người lao động được trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện cấp cứu, cứu hộ cần thiết để phòng ngừa, đối phó, ứng cứu sự cố và tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
- 100% vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động
- Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Đầu tư, trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra quan trắc môi trường lao động, nâng cao năng lực hệ thống cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổ chức điều tra đúng thời hạn quy định đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên: xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động.
- Tổ chức thống kê, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai xây dựng và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, yếu tố nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc
- Xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động.
- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, người sử dụng lao động, người lao động và các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp và có sức lan tỏa trong Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai huấn luyện, tuyên truyền giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động, đặc biệt là người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động.
- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tiến tới thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức các phong trào quần chúng thi đua làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và trong hoạt động phối hợp với các cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy, các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.
4. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của các đơn vị. doanh nghiệp.
- Kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục các tồn tại, thiếu sót về công tác an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo ngăn ngừa có hiệu quả nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả và chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp triển khai thực hiện Chương trình giữa các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
III. KINH PHÍ:
Kinh phí thực hiện từ nguồn Trung ương bổ sung mục tiêu, kết hợp lồng ghép từ nguồn dự toán chi ngân sách của các đơn vị, nguồn ngân sách cấp huyện theo phân cấp và nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi tham gia.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai thực hiện Kế hoạch; thực hiện tốt công tác giám sát, quan trắc môi trường lao động; kiến nghị, tư vấn, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ và tác hại bệnh nghề nghiệp, cách phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện và đầu tư, nâng cấp máy, thiết bị để quan trắc môi trường lao động, nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
- Lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, liên quan, các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo chung trình UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố trí từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu trung ương để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.
- Vận động, huy động các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Thông tin và Truyền Thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông tỉnh xây dựng các chuyên đề tuyên truyền về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các phóng sự về các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến về công tác an toàn vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
- Chỉ đạo công đoàn ngành, Liên đoàn lao động thành phố Kon Tum và các huyện tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.
7. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh:
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động tới đông đảo hội viên, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn, tư vấn cho hội viên, bà con nông dân về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, chú trọng tập huấn theo phương pháp giáo dục hành động, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bảo đảm vệ sinh lao động trong sản xuất nông, lâm nghiệp...
8. Các sở, ngành khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
9. UBND huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng lao động, người lao động.
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về công tác thống kê, báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
10. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:
- Tổ chức thực hiện dùng các quy định của luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Tích cực tham gia các hoạt động triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 theo chỉ đạo, hướng dẫn của các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố.
- Quan tâm đầu tư kinh phí cải thiện điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động; đổi mới dây chuyền công nghệ; xây dựng, hoàn thiện quy trình, biện pháp làm việc an toàn lao động; tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động; chấp hành tốt công tác tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động với các cơ quan chức năng.
Căn cứ Kế hoạch này, các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng chương trình/kế hoạch thực hiện; định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2018 về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 2Quyết định 2248/QĐ-UBND về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 3Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 1516/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để thực hiện Dự án tăng cường an toàn, vệ sinh lao động thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 6Kế hoạch 1365/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2018 về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 3Quyết định 5871/QĐ-BYT năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 2248/QĐ-UBND về Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 5Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 1516/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để thực hiện Dự án tăng cường an toàn, vệ sinh lao động thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 8Kế hoạch 1365/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Kế hoạch 891/KH-UBND năm 2018 chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 891/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Trần Thị Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra