Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Hà Giang, ngày 20 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM (ATTP) TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG NĂM 2018

Thực hiện Quyết định số 219/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về ATTP cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

2. Yêu cầu

- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán, trao đổi, sử dụng vật tư nông nghiệp thuộc nhóm hàng cấm hoặc không rõ nguồn gốc tại các chợ biên giới trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn, xử lý triệt để các vi phạm về: Lạm dụng thuốc BVTV trong trồng trọt; lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản; sử dụng hóa chất, chất bảo quản cấm sử dụng trong sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhiều nhóm đối tượng trong việc kinh doanh, sử dụng và quảng bá nông sản thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng;

- Đến cuối năm 2018, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định: Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các sản phẩm thịt, thủy sản nuôi; ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm trên 10% so với năm 2017;

- Kiểm tra, phân loại cơ sở lần đầu lũy kế đạt trên 80% tổng số cơ sở (cơ sở quản lý theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đđiều kiện an toàn thực phẩm) được thống kê; tái kiểm tra 100% các cơ sở xếp loại B,C; tỷ lệ cơ sở được xếp loại A,B tăng 15% so với năm 2017;

- Tiếp tục tập trung vào sản xuất các sản phẩm chủ lực, tái cơ cấu của tỉnh theo chuỗi giá trị, tăng cường áp dụng các Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000....) trong chế biến nông sản thực phẩm; nhân rộng các mô hình sản xuất theo "chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn" được xác nhận (số lượng sản phm được cấp xác nhận tăng thêm 6-8 chuỗi trong năm 2018) thực hiện công khai thông tin sản phẩm tại nơi bày bán và trên hệ thống thông tin cho người tiêu dùng biết và sử dụng.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; các quy định pháp luật về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Thông tin đầy đủ, kịp thời về vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản và truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng.

2. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vào sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn; tuân thủ thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh vật tư nông nghiệp, điều kiện về đảm bảo ATTP trong sản xuất - sơ chế - chế biến - kinh doanh sản phẩm nông sản.

3. Nâng cao năng lực, kiến thức pháp luật ATTP cho lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về ATTP đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

4. Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông sản thực phẩm nhập khẩu; ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm vào địa bàn; thông tin, cảnh báo kịp thời những vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP tới người tiêu dùng.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP, thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong quản lý ATTP từ tỉnh tới cơ sở

- Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh chỉ đạo đối với công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn (theo nhiệm vụ, trách nhiệm đã được phân công cụ thể trong Kế hoạch s140/KH-UBND ngày 08/6/2016 của UBND tỉnh) đưa tiêu chí về ATTP vào là chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ năm 2018 của huyện, xã để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ;

- Các Ngành chức năng thực hiện tốt trách nhiệm quản lý theo lĩnh vực được phân công tại văn bản số 578/HD-UBND ngày 05/4/2016 của UBND tỉnh Hướng dẫn phân công và phối hợp quản lý nhà nước về ATTP theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT; tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP (theo Quy chế s246/QC-UBND ngày 20/2/2017 của UBND tỉnh).

2. Công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm

- Phổ biến các quy định, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; các quy định pháp luật về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Đưa thông tin về vệ sinh, ATTP nông lâm thủy sản vào quảng bá các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn; công khai danh sách, địa chỉ các tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như biểu dương kịp thời các cơ sở thực hiện tốt quy định pháp luật về ATTP;

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác tuyên truyền về ATTP nông lâm thủy sản năm 2018, trên cơ sở: Huy động được cả hệ thống chính trị cùng tham gia (giao nhiệm vụ gần với trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện); Linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức phù hợp, hiệu quả nhất (như: Tchức các buổi truyền thông cộng đồng, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm về nông lâm sản, treo băng zone, khẩu hiệu, pano,... tại các trục đường chính, in và cấp phát tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về an toàn thực phẩm về nông lâm sản), huy động tối đa các phương tiện truyền thông tham gia phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền (chú trọng sử dụng, phát huy hiệu quả phương tiện Truyền hình và Hệ thống truyền thanh ở xã, phường, thôn, bản);

- Ngành nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông (Báo, Đài) tăng cường triển khai, thực hiện các nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật ATTP; đưa thông tin kịp thời về vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn....Tiếp tục phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”, “Địa chỉ xanh - Nông sản sạch”, “Chuỗi thực phẩm an toàn - Từ sản xuất đến bàn ăn” để quảng bá, giới thiệu nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh.

3. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

3.1. Giám sát ATTP:

- Cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP (theo quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT) trong đó: Tập trung vào các loại thực phẩm tươi sống (như: rau, củ, quả, thịt, thủy sản) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp nông sản thực phẩm không đảm bảo an toàn;

- Chính quyền các cấp phối hợp với Ủy ban MTTQ, HND, HLHPN cùng cấp triển khai hiệu quả Kế hoạch 295/KH-UBND-MTTQ ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh về phối hợp thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016-2020. Chương trình phối hợp 445/CTrPH-UBND-HND-HLHPN ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh và Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

3.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:

- Tăng cường tần xuất tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm (Tập trung vào những cơ sở sản xuất - sơ chế - chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm có nguy cơ gây mất ATTP cao; các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi), các chợ đầu mối, chợ biên giới, chợ cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về: Điều kiện đảm bảo ATTP trong sản xuất - sơ chế - chế biến; kinh doanh các mặt hàng: vật tư nông nghiệp; thực phẩm nông lâm thủy sản; thức ăn chăn nuôi/thủy sản không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng...theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan quản lý chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng (như: công an, quản lý thị trường...) và cấp ủy, chính quyền cơ sở phát hiện, xử lý kịp thời các đường dây nhập lậu; cơ sở tàng trữ, buôn bán chất cấm, thuốc BVTV, thuốc thú y ngoài danh mục cho phép sử dụng;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản; tái kiểm tra cơ sở loại C và xử lý dứt điểm cơ sở tái kiểm tra vẫn loại C theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT. UBND các Huyện, Thành phố chỉ đạo triển khai quyết liệt việc quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn theo đúng Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực

- Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản (đặc biệt là: đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở về nghiệp vụ, kỹ năng trong tuyên truyền phổ biến pháp luật; kiểm tra, giám sát ATTP; cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử lý vi phạm) theo hướng chuyên nghiệp hóa về năng lực đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ công việc được giao;

- Tăng cường trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát ATTP (đặc biệt là các trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường) của cơ quan quản lý chuyên ngành. Huy động tối đa năng lực kiểm nghiệm hiện có của tỉnh (như: hệ thống trang thiết bị kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh...) để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát ATTP và xử lý kịp thời các vi phạm, ưu tiên bố trí kinh phí cho hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.

(nội dung chi tiết và phân công thực hiện có phụ lục kèm theo)

5. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch

- Kinh phí thực hiện kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và nguồn vốn xã hội hóa huy động từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Các cấp, các ngành chủ động sử dụng dự toán ngân sách đã được giao năm 2018 để thực hiện kế hoạch;

- Nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án triển khai trên địa bàn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm: Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch; tham mưu giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện;

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh và Bộ nông nghiệp và PTNT theo quy định; tham mưu cho tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch;

- Chỉ đạo, phân công các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành.

2. Sở Tài chính: Hướng dẫn sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch theo đúng quy định, hiệu quả; tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện Kế hoạch (nếu có).

3. Sở Y tế, Sở công thương: Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi trách nhiệm quản lý của Ngành (phân công cụ thể tại văn bản số 578/HD-UBND ngày 05/4/2016 của UBND tỉnh Hướng dẫn phân công và phối hợp quản lý nhà nước về ATTP theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT); Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc Ngành (Chi cục Quản lý thị trường; Chi cục ATVSTP) tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chuyên môn của Sở nông nghiệp và PTNT trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP.

4. Cục Hải quan tỉnh, Công an tỉnh: Chỉ đạo các lực lượng trong hệ thống chuyên ngành tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong việc nhập khẩu, vận chuyển, tiêu thụ các chất cấm; nông sản thực phẩm không đảm bảo ATTP, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cung cấp các thông tin, cảnh báo kịp thời về thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không đảm bảo ATTP nhập khẩu qua biên giới.

5. Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh: Phối hợp với các Ngành, cơ quan, đơn vị chuyên môn triển khai hiệu quả kế hoạch thông tin, tuyên truyền trên báo, đài truyền hình trong năm 2018: Xây dựng chuyên mục về "An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản" phát định kỳ trên sóng Truyền hình; Tăng cường (số lượng, tần xuất, thời lượng) tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; các quy định pháp luật về ATTP; thông tin về vệ sinh, ATTP nông lâm thủy sản; quảng bá nông sản thực phẩm an toàn; thông tin cảnh báo thực phẩm không đảm bảo ATTP; công khai các cơ sở (tchức, cá nhân) vi phạm và biểu dương các gương thực hiện tốt quy định pháp luật về ATTP...

6. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh

- Phối hợp thực hiện Chương trình vận động và giám sát an toàn thực phẩm năm 2018 theo Kế hoạch 295/KH-UBND-MTTQ ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh về phối hợp thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn 2016-2020;

- Thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp số 445/CTrPH-UBND-HND-HLHPN ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh và Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân và các Hội viên tích cực tham gia các hoạt động triển khai của kế hoạch; xây dựng phong trào thi đua, hướng dẫn xây dựng các mô hình điểm về áp dụng và tuân thủ thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh ATTP.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, cụ thể hóa xây dựng chi tiết và ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực Nông nghiệp năm 2018 trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương (Kế hoạch của các huyện, thành phố gửi 1 bản về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 20/03/2018), phân công cán bộ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã/phường/ thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức Hội, đoàn thể triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động tới các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định pháp luật về ATTP; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn;

- Chỉ đạo tiếp tục thực hiện xây dựng các mô hình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn có xác nhận trên địa bàn (trên cơ sở: Các mô hình triển khai thực sự có hiệu quả, khai thác tốt thế mạnh của địa phương và phát triển bền vững).

Căn cứ nội dung kế hoạch, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm cụ thể hóa triển khai thực hiện; định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện về cơ quan đầu mối (Sở Nông nghiệp và PTNT) trước ngày 15 hàng tháng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- T.Tr Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh;
- Các Sở, ngành: NN và PTNT, Tài chính, Y tế, Hải quan, Công an, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Đài PTTH, Báo Hà Giang;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP (Đ/c Sang, Hòa);
- VNPTioffice;
- Lưu: VT,KTN,KGVX

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Tiến

 

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM (ATTP) TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh Hà Giang)

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Phối hợp thực hiện

Thời hạn hoàn thành

I

Thông tin, tuyên truyền về ATTP nông lâm thủy sản

 

1

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định, chế tài về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm ATTP.

 

 

Đến hết 02/2019

1.1

Tuyên truyền, phổ hiến trên các phương tiện truyền thông của tỉnh (Báo, Đài phát thanh Truyền hình tỉnh); thông qua tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, tập huấn cấp tỉnh; phát hành tờ rơi, áp phích

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế; Sở Công thương; Sở VHTT và Du lịch; UBND các huyện, TP; các Hội, Đoàn thể tỉnh; Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh

Đến hết 02/2019

1.2

Tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm trên địa bàn Huyện, Thành phố

UBND các Huyện, Thành phố

Các cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Sở nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Công thương;

Đến hết 02/2019

2

Tuyên truyền tác hại của các chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh tồn dư trong thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng và thiệt hại đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh khi sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, kháng sinh cấm.

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế; Sở Văn hóa thể thao và du lịch; UBND các Huyện, Tp; các Hội, Đoàn thể tỉnh; Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh, huyện (TP)

Đến hết 02/2019

3

Đưa thông tin về chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản; công khai danh sách, địa chỉ các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về ATTP cũng như tuyên truyền, phổ biến, biểu dương các cơ sở thực hiện tốt quy định pháp luật về ATTP.

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế; Công thương; Công an tỉnh (PC49); Hải quan tỉnh; Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh, huyện (TP)

Đến hết 02/2019

4

Quảng bá nông sản thực phẩm an toàn; cung cấp thông tin, địa chỉ về các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm, thủy sản an toàn được xác nhận trên địa bàn tỉnh.

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Công thương; Cục QLCL nông lâm sản và Thủy sản; Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh; cơ quan Báo, Đài Truyền hình TW

Đến hết 02/2019

II

Tổ chức sản xuất, kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn

 

1

Vận động, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ sở (Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vào sản xuất nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn; áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP, ISO) vào trong sản xuất - sơ chế - Chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Sở nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và công nghệ, Sở Công thương, UBND các Huyện, TP; các Hội, Đoàn thể; cơ quan Báo, Đài PTTH

Trong Năm 2018

2

Xây dựng, phát triển các Mô hình, điểm sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn, hỗ trợ cho cơ sở xây dựng các điểm bày bán hàng, kết nối, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn.

UBND Các Huyện, Thành phố

Sở nông nghiệp và PTNT; Sở công thương

Trong năm 2018

3

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ sở sản xuất - kinh doanh thực hiện cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh vật tư nông nghiệp và cơ sở đảm bảo điều kiện VSATTP; Tổ chức kiểm tra, giám sát, xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

Sở nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, Thành phố

Trong Năm 2018

4

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, cơ quan Báo, Đài Truyền hình TW thực hiện các chương trình truyền thông “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”, “Địa chỉ xanh - Nông sản sạch”, “Chuỗi thực phẩm an toàn - Từ sản xuất đến bàn ăn” để quảng bá, giới thiệu nông sản thực phẩm an toàn của tỉnh.

Sở nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, Thành phố; Sở Công thương

Trong năm 2018

5

Kết nối xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn Hữu cơ, HACCP, ISO...và các sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, chuỗi thực phẩm an toàn.

Sở Công thương

Sở nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, Thành phố

Trong năm 2018

III

Giám sát, Kiểm tra, Thanh tra

 

 

 

1

Tổ chức lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản, tập trung vào thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả, thịt, thủy sản) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp không đảm bảo an toàn.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế, Công thương; Phòng cảnh sát PC49 công an tỉnh; UBND các huyện, Thành phố

Đến hết 02/2019

2

Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản (thuộc đối tượng quản lý quản lý theo Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT). Thanh tra xử lý vi phạm đối với cơ sở loại C, qua tái kiểm tra vẫn xếp loại C.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế, Công thương; UBND các Huyện, Thành phố

Đến hết 02/2019

3

Tổ chức, triển khai thực hiện quản lý điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (đối tượng quản lý theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT); kiểm tra việc thực hiện cam kết về điều kiện đảm bảo ATTP tại cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

UBND các Huyện, Thành phố

Sở nông nghiệp và PTNT

Đến hết 02/2019

4

Thực hiện giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn theo Kế hoạch số 295/KH-UBND-MTTQ về việc phối hợp thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020; Chương trình phối hợp số 445/CTrPH-UBND-HND-HLHPN ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh và Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ.

UBND các Huyện, Thành phố

Ủy ban MTTQ, HND, HLHPN cùng cấp; Sở nông nghiệp và PTNT; Sở Công thương;

Đến hết 02/2019

5

Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành (đột xuất, theo kế hoạch) việc tuân thủ thực hiện quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất - sơ chế - chế biến - kinh doanh nông sản thực phẩm; điều kiện kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV, thuốc Thú y; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, Thành phố

Đến hết 02/2019

6

Kiểm tra, thanh tra (đột xuất) các cơ sở kinh doanh về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ: Nông sản thực phẩm; vật tư nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi/thủy sản; thuốc thú y, thuốc BVTV. Phát hiện vi phạm, cảnh báo kịp thời và phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, điều tra truy xuất, xử lý tận gốc việc tàng trữ, lưu thông, kinh doanh các mặt hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Y tế, Công thương; Phòng cảnh sát PC49 tỉnh; UBND các Huyện, Thành phố

Đến hết 02/2019

7

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu vào địa bàn tỉnh; cung cấp các thông tin, cảnh báo kịp thời về nông sản thực phẩm nhập lậu qua biên giới; kiểm soát, ngăn chặn, xử lý triệt để các đường dây nhập lậu vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm, hóa chất, thuốc thú y, thuốc BVTV vào địa bàn tỉnh.

Cục Hải Quan Tỉnh

Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh; Sở nông nghiệp và PTNT; Sở Công thương; UBND các huyện biên giới

Đến hết 02/2019

IV

Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2018

UBND tỉnh

Sở nông nghiệp và PTNT; các Sở, Ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; UBND các huyện, Thành phố

Trong tháng 03/2019

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 89/KH-UBND về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hà Giang năm 2018

  • Số hiệu: 89/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 20/03/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Nguyễn Minh Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản