Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 22 tháng 4 năm 2022 |
Thực hiện Kết luận số 503-KL/TU, ngày 28/3/2022 của Thường trực Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo hoạt động quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các cửa khẩu, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 503-KL/TU, ngày 28/3/2022 của Thường trực Tỉnh ủy.
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, loại bỏ dần các điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực tại các cửa khẩu trên địa bàn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các cửa khẩu. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
2. Yêu cầu
- Phân công rõ trách nhiệm cho các sở, ban, ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện đẩy mạnh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
- Chính quyền các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và công tác PCTN, tiêu cực tại các cửa khẩu.
- Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ hằng năm của các cơ quan, đơn vị; các trường hợp vi phạm phải kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện biên giới tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách; tăng cường nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu; thường xuyên rà soát các quy trình nghiệp vụ bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, đúng quy định; có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác PCTN, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh thực hiện khai báo thông tin trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số; kịp thời rà soát, xử lý những bất cập, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện Nền tảng cửa khẩu số; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, không để phát sinh thêm các thủ tục, chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, thương nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết thủ tục hành chính trên Nền tảng số của cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu.
3. Tiếp tục tăng cường công tác đối ngoại
- Thực hiện hiệu quả, toàn diện đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc); nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch nhằm thúc đẩy hợp tác, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, đồng thời đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện biên giới chủ động trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Quảng Tây, Trung Quốc để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, nhất là việc thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu; kiên trì trao đổi, thống nhất phương thức giao nhận hàng hóa đảm bảo ổn định, phù hợp với diễn biến tình hình dịch COVID-19, tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, thương nhân trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; hạn chế tối đa việc gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người dân hai bên.
- Thường xuyên trao đổi, phối hợp với các cơ quan chức năng phía Quảng Tây, Trung Quốc để nâng cao năng lực thông quan, trước mắt sớm khôi phục hoạt động thông quan qua các cặp cửa khẩu phụ hiện nay đang tạm thời dừng hoạt động, trên cơ sở đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
4. Tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan thường xuyên rà soát các quy định, quy trình nghiệp vụ đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, đúng quy định; chủ động tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động công vụ. Chú trọng rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra, trước hết là kiểm tra nội bộ; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, có hành vi trục lợi gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương nhân xuất nhập khẩu hàng hoá; chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra; kiên quyết chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra.
- Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác cải cách hành chính và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
- Kiểm tra, giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý nhất là cán bộ chủ chốt các cấp về thực hiện trách nhiệm nêu gương, kiểm tra dấu hiệu vi phạm những tổ chức, cá nhân có dư luận, đơn thư phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức sai phạm.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc và Công điện số 724/CĐ- TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực trong hoạt động công vụ, trong đó chỉ đạo triển khai rộng rãi hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực để theo dõi, giám sát thường xuyên; thiết lập, duy trì và công khai các kênh thông tin như địa chỉ “đường dây nóng”, hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị để kịp thời tiếp nhận, ngăn chặn, xử lý và giải quyết các phản ánh, kiến nghị, tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực. Triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để vu khống, cản trở, gây khó khăn trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; kịp thời khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền kịp thời khen thưởng người có thành tích phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.
1. Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới thực hiện Kế hoạch này. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kịp thời phối hợp tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
- Thường xuyên cập nhật, nắm thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, phương thức giao nhận hàng hóa trong bối cảnh dịch COVID-19 để tuyên truyền kịp thời đến các doanh nghiệp các cơ chế, chính sách quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giúp các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh phương án hoạt động kinh doanh phù hợp; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương thông tin về tình hình thông quan hàng hóa và các thay đổi trong công tác quản lý, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc để khuyến cáo tới các tỉnh, thành phố có hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh biết, kịp thời chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Duy trì tổ chức hội đàm, trao đổi với các cơ quan chức năng phía Quảng Tây, Trung Quốc để thống nhất các nội dung liên quan nhằm giải quyết các vướng mắc phát sinh và thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện tốt vai trò thường trực Tổ công tác liên ngành thực hiện hỗ trợ công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên nắm thông tin, tình hình thị trường trong nước và nhu cầu xuất khẩu để kịp thời thông tin, khuyến cáo các địa phương, các doanh nghiệp điều tiết hợp lý hàng hoá xuất khẩu; theo dõi, tổng hợp hàng hóa nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh để kết nối, thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các chính sách liên quan về xuất nhập khẩu, thương mại biên giới của phía Trung Quốc để tham mưu các biện pháp điều hành xuất khẩu và các vấn đề liên quan; tăng cường kết nối thông tin với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, duy trì thông báo, khuyến cáo về tình hình xuất nhập khẩu, hoạt động của các cửa khẩu trên địa bàn và tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, nhất là xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Ngoại vụ: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ, hoạt động đối ngoại với Quảng Tây, Trung Quốc để trao đổi, thống nhất các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa, tăng hiệu suất thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của cả hai bên; khôi phục lại hoạt động thông quan qua các cặp cửa khẩu phụ, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
- Đảm bảo hệ thống giao thông vận tải thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc vận chuyển hàng hóa, ưu tiên nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
- Cập nhật, thông báo kịp thời đến các doanh nghiệp hoạt động vận tải trên địa bàn các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành và của tỉnh về lưu thông, xuất khẩu hàng hóa, không để xảy ra ách tắc, ùn ứ gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cơ quan liên quan triển khai Nền tảng cửa khẩu số, chỉ đạo Viễn thông Lạng Sơn kịp thời điều chỉnh, cập nhật các tính năng trên Nền tảng cửa khẩu số, đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm phục vụ tốt việc khai thác sử dụng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp có phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu. Tạo kênh thông tin, kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tăng cường kiểm soát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các thông tin sai sự thật về hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, phương thức giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại các cửa khẩu trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
6. Sở Y tế: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng liên quan triển khai hiệu quả cơ chế hợp tác liên hợp trong lĩnh vực phòng, chống dịch qua biên giới, chương trình hợp tác Kiểm dịch Y tế biên giới “hai nước - bốn bên”; tiếp tục triển khai hợp tác xét nghiệm và điều trị COVID-19.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Duy trì đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực cửa khẩu, biên giới; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ, Quyết định số 802/QĐ-BTL ngày 20/3/2021 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu điều tiết, hướng dẫn, phân luồng giao thông, ưu tiên hàng nông sản, tránh để ùn ứ trong khu vực cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh người và phương tiện; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới để góp phần xây dựng khu vực biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác và phát triển.
- Tiếp tục thực hiện tốt hiện đại hóa hải quan, thông quan tự động VNACCS/VCIS, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4, bưu chính công ích, thu nộp thuế điện tử và thông quan tự động 24/7,... nhằm rút ngắn thời gian thông quan, tránh ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu, tạo điều kiện thông thoáng nhất nhằm nâng cao năng lực thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; chủ trì thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong khu vực cửa khẩu.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an trong công tác quản lý hoạt động đại lý hải quan, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu; các tổ chức, cá nhân thường xuyên tham gia hoạt động thương mại biên giới qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
9. Các cơ quan kiểm dịch: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa kỹ thuật để kiểm tra, kiểm soát và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch qua biên giới.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị liên quan, UBND các huyện biên giới trong thực hiện kê khai tài sản, thu nhập theo quy định đối với các cá nhân có liên quan; tổ chức thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền.
- Tăng cường công tác thanh tra, PCTN đối với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tại các cửa khẩu nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Chủ trì thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông trên các tuyến đường ra, vào khu vực cửa khẩu; bố trí, sắp xếp phương tiện vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong dịp cao điểm khi lượng hàng hóa xuất khẩu tăng cao; giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao thông, cản trở lưu thông của người và phương tiện.
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện biên giới phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu làm tốt công tác nắm tình hình, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh, phục vụ hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
12. Cục Quản lý thị trường tỉnh: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất triển khai các giải pháp nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn mới, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá qua địa bàn tỉnh.
13. UBND các huyện biên giới: phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tích cực duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương biên giới của Quảng Tây, Trung Quốc; chủ động chủ trì và phối hợp với các cơ quan của tỉnh đàm phán thúc đẩy việc mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới, khôi phục lại hoạt động các cặp cửa khẩu phụ, phòng, chống dịch qua biên giới.
14. Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, các cơ quan kiểm dịch và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác PCTN, tiêu cực nhằm phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh những cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức, người lao động có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, có hành vi trục lợi gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương nhân xuất nhập khẩu hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện biên giới nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6), hằng năm (trước ngày 30/11) báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn); quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời thông tin qua đơn vị đầu mối để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 42/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Kế hoạch 1007/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Kế hoạch 137/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Quyết định 1386/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TU về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Kế hoạch 3165/KH-UBND năm 2020 về tổ chức cuộc thi Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Kế hoạch 1105/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng” giai đoạn 2012-2016 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
- 2Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 724/CĐ-TTg năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 42/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5Kế hoạch 1007/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Kế hoạch 137/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 7Quyết định 1386/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TU về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Kế hoạch 3165/KH-UBND năm 2020 về tổ chức cuộc thi Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 9Kế hoạch 1105/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng” giai đoạn 2012-2016 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Kết luận 503-KL/TU về tăng cường lãnh đạo hoạt động quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các cửa khẩu do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 89/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Đoàn Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra