Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 06 tháng 4 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung cụ thể sau:
1. Mục đích
- Triển khai cụ thể, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025.
- Hỗ trợ nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, tạo sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao; khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, bỏ ruộng không canh tác, sản xuất nhỏ lẻ; nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân; phù hợp với tiến trình đô thị hóa của thành phố; góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Yêu cầu
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ, gắn kết và tính thống nhất cao trong công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố.
- Phân công rõ trách nhiệm các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; đảm bảo được các yêu cầu về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện;
- Sử dụng kinh phí thiết thực, hiệu quả, đúng quy định; đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản các thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng tham gia thực hiện cơ chế chính sách đúng quy định.
1. Mục tiêu
- Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân của thành phố.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, chú trọng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao đồng bộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để tạo sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của thành phố, trong nước và xuất khẩu; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn; khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác, gây lãng phí đất đai.
2. Nhiệm vụ
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền
Tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất nông sản an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tuyên truyền, vận động các ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân liên quan tích cực tham gia thực hiện các nội dung của chính sách để hỗ trợ người sản xuất; tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối giữa người sản xuất với các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp cung cấp vật tư, trang thiết bị sản xuất, các tổ chức chứng nhận sản phẩm, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm... để đảm bảo việc triển khai cơ chế, chính sách được thuận lợi, hiệu quả.
2.2. Về đất sản xuất
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn thành phố.
- Vận động, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn địa điểm, thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận hợp pháp giữa các tổ chức, cá nhân với các hộ dân, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản có đủ điều kiện thực hiện đầu tư nâng cấp, xây mới, cải tạo hạ tầng kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất theo hướng thâm canh, năng suất chất lượng cao, bảo vệ môi trường và sản xuất an toàn dịch bệnh.
2.3. Về hạ tầng sản xuất
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn các xã, phường, thị trấn; trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thu gom và xử lý chất thải trong các vùng sản xuất; xây dựng hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến... bằng các nguồn vốn bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục đề xuất triển khai Đề án hiện Dự án "Phát triển thủy sản bền vững" trên địa bàn thành phố. Đầu tư, nâng cấp hệ thống các cảng cá trên địa bàn thành phố đáp ứng nhu cầu cho neo đậu, bốc dỡ hàng hóa phục vụ khai thác thủy sản. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giới thiệu, quảng bá và trao đổi sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm GAP, hữu cơ trên địa bàn thành phố.
2.4. Về khoa học và công nghệ
- Tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp gắn với tình hình thực tiễn tại Hải Phòng; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn khoa học và công nghệ; tổ chức đào tạo, tư vấn, tập huấn kỹ thuật, thăm quan học tập, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và nhân rộng ở các địa phương.
- Áp dụng các mẫu nhà lưới, nhà màng, nhà kính; sử dụng hệ thống tưới tự động và các máy cơ giới (làm đất, gieo hạt, cấy, thu hoạch, phun thuốc bảo vệ thực vật, máy sấy); xây dựng các kho lạnh bảo quản nông sản; xây dựng khu thu gom, xử lý chất thải trong vùng sản xuất tập trung, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các khâu của sản xuất trồng trọt.
- Nâng cấp và xây dựng chuồng trại chăn nuôi tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với trang trại chăn nuôi như: QCVN 01-14:2010/BNNPTNT, QCVN 01-15:2010/BNNPTNT và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT: 2016/BTNMT. Áp dụng quy trình xử lý nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm bằng công nghệ ôxi hóa điện phân và phản ứng ôxi hóa bậc cao cho phép loại bỏ BOD, COD, TSS, dầu mỡ và trên 95% độ màu trong nước thải; áp dụng công nghệ biogas đối với xử lý chất thải rắn. Sử dụng các giống lợn ngoại cao sản, chất lượng cao, gà lông màu, bò chuyên thịt trong sản xuất. Áp dụng quy trình sản xuất theo GAP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trong các trang trại chăn nuôi.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản thâm canh: xây mới hạ tầng về ao nuôi, bể nuôi, nhà bạt, lồng bè, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường; lắp đặt trang thiết bị tự động, quạt nước sục khí. Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường ao nuôi, phòng bệnh; tập trung nuôi các đối tượng thủy sản có thế mạnh, giá trị cao. Đầu tư mới ngư cụ; máy, thiết bị dùng trong bảo quản sản phẩm và khai thác; cải hoán tàu cá đối với tàu cá khai thác thủy sản.
2.5. Về dây chuyền, thiết bị, vật tư và quy trình sản xuất
- Về dây chuyền, máy móc, thiết bị: tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn dây chuyền, các loại máy, thiết bị sử dụng trong các phương án đầu tư đảm bảo là dây chuyền, máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Về giống: ưu tiên mở rộng sản xuất các cây trồng sẵn có, lợi thế; đồng thời phát triển các giống mới theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp thu mua sản phẩm trên cơ sở trồng thử nghiệm, hoàn thiện quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của thành phố.
- Về vật tư sản xuất: lựa chọn chủng loại, chất lượng vật tư phù hợp, được phép lưu hành để phát triển sản xuất; đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cho chế biến, thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Xây dựng các mô hình điểm, nhiệm vụ khoa học công nghệ, có đối chứng đối với việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, ứng dụng giống mới, trang thiết bị mới, cơ giới hóa làm cơ sở để tổng kết, hoàn thiện quy trình nhân ra diện rộng.
2.6. Giải pháp huy động nguồn lực
- Về vốn: Bố trí kinh phí từ ngân sách thành phố, huyện, xã và huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung. Thực hiện lồng ghép với các cơ chế, chính sách, các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn để huy động hợp lý nguồn đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp, cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng như: đường điện, giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu... phục vụ sản xuất, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
- Về nguồn nhân lực: Phát triển và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, hợp tác xã, người lao động trong doanh nghiệp, người sản xuất về tổ chức sản xuất và đánh giá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung. Bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật của địa phương (khuyến nông, trồng trọt và bảo vệ thực vật) tham gia trong công tác chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (ghi chép, quy trình kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sâu, bệnh hại).
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ, QUY MÔ THỰC HIỆN
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Kinh phí từ ngân sách thành phố và huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.
- Tổng hợp, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thống nhất danh sách tổ chức, cá nhân được hỗ trợ đối với chính sách theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND về kinh phí hỗ trợ.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo nội dung Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND; tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ chứng nhận GAP, hữu cơ, chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Hàng năm, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, quận, xây dựng dự toán chi ngân sách gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
- Chủ trì cùng các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, các đơn vị liên quan và các địa phương (nơi thực hiện dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn) tham mưu triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Điều 5 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND (Quy định về chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn); gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.
- Hàng năm, tham mưu đề xuất kinh phí hỗ trợ các nhà đầu tư có dự án đầu tư và nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố (trường hợp nhà đầu tư có đề nghị hỗ trợ), gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu về mức vốn hàng năm và phân bổ vào mục “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” trong Dự toán thu, chi ngân sách của thành phố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND theo quy định.
- Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bố kinh phí hỗ trợ về Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp ngân sách hiện hành đối với chính sách quy định tại Điều 3 Nghị định số 15.
- Chủ trì đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định đối với chính sách theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện; tổng hợp quyết toán theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Tổ chức thông tin, truyền thông, phổ biến và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường tuyên tuyền, phổ biến rộng rãi tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, quận để kịp thời tuyên truyền, phổ biến về tình hình triển khai, kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nội dung liên quan đến đất đai, môi trường các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện các dự án phù hợp với quy hoạch đã được duyệt; tổng hợp đề xuất đối với những diện tích quy hoạch cho phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản giai đoạn tới để tích hợp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các quy hoạch liên quan.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông sản; phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản.
- Theo dõi và cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt là các thị trường tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hoàn thiện hệ thống cung ứng và tiêu thụ nông sản; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển thương hiệu, thông tin thị trường, tiêu thụ nông sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị quan thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường vật tư đầu vào, các sản phẩm nông sản ra vào thành phố.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trong việc tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các phương án đầu tư sản xuất. Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để triển khai chính sách hỗ trợ theo quy định.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận các nguồn vốn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
10. Ủy ban nhân dân huyện, quận liên quan
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo các các chính sách quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Đối với các chính sách tại Điều 3 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ; tổ chức thẩm định, quyết định phê duyệt danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hỗ trợ; tổng hợp danh sách, kinh phí đề nghị hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đủ điều kiện nhận kinh phí hỗ trợ, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với các chính sách tại Điều 4 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ; tổ chức thẩm định, chấp thuận phương án đề xuất hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân; gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn liên quan thực hiện xác nhận Đơn đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND.
11. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu lập hồ sơ đề nghị tham gia thực hiện chính sách; cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Sử dụng vốn vay, nguồn kinh phí hỗ trợ đúng mục đích; thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vay để thực hiện phương án đầu tư sản xuất theo đúng thỏa thuận với tổ chức tín dụng./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ KIẾN QUY MÔ, KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH 1, CHÍNH SÁCH 2
(Kèm theo Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 06/4/2022 của UBND thành phố)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Mức vay/ hỗ trợ | Giai đoạn 2022-2025 | Phân kỳ các năm | Ghi chú | ||||||||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | |||||||||||
Quy mô | Kinh phí hỗ trợ | Quy mô | KP hỗ trợ | Quy mô | KP hỗ trợ | Quy mô | KP hỗ trợ | Quy mô | KP hỗ trợ | |||||
1 | Chính sách 1 |
|
|
| 62.120 |
| 15.280 |
| 15.780 |
| 15.780 |
| 15.280 |
|
1.1 | Trồng trọt | ha | 600 | 400 | 24.000 | 100 | 6.000 | 100 | 6.000 | 100 | 6.000 | 100 | 6.000 |
|
| Cây rau, màu | ha |
| 240 |
| 60 | 0 | 60 |
| 60 |
| 60 |
|
|
| Cây ăn quả | ha |
| 80 |
| 20 | 0 | 20 |
| 20 |
| 20 |
|
|
| Hoa, cây cảnh | ha |
| 80 |
| 20 | 0 | 20 |
| 20 |
| 20 |
|
|
1.2 | Chăn nuôi | cơ sở | 700 | 48 | 3.360 | 12 | 840 | 12 | 840 | 12 | 840 | 12 | 840 |
|
1.3 | Giết mổ gia súc, gia cầm | cơ sở | 5.000 | 10 | 5.000 | 2 | 1.000 | 3 | 1.500 | 3 | 1.500 | 2 | 1.000 |
|
1.4 | Nuôi trồng thủy sản | ha | 1.000 | 240 | 24.000 | 60 | 6.000 | 60 | 6.000 | 60 | 6.000 | 60 | 6.000 |
|
1.5 | Khai thác thủy sản (tàu có Lmax > =15m) | tàu | 1.200 | 48 | 5.760 | 12 | 1.440 | 12 | 1.440 | 12 | 1.440 | 12 | 1.440 |
|
2 | Chính sách 2 |
|
|
| 10.080 |
| 2.520 |
| 2.520 |
| 2.520 |
| 2.520 |
|
2.1 | Trồng trọt: Chứng nhận GAP, hữu cơ | cơ sở | 45 | 48 | 2.160 | 12 | 540 | 12 | 540 | 12 | 540 | 12 | 540 |
|
2.2 | Chăn nuôi: Chứng nhận GAP, hữu cơ, an toàn dịch bệnh | cơ sở | 45 | 48 | 2.160 | 12 | 540 | 12 | 540 | 12 | 540 | 12 | 540 |
|
2.3 | Thủy sản: Chứng nhận GAP, hữu cơ | cơ sở | 45 | 48 | 2.160 | 12 | 540 | 12 | 540 | 12 | 540 | 12 | 540 |
|
2.4 | Truy xuất nguồn gốc | cơ sở | 30 | 120 | 3.600 | 30 | 900 | 30 | 900 | 30 | 900 | 30 | 900 |
|
DỰ KIẾN QUY MÔ, KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 1 THEO CÁC HUYỆN, QUẬN
(Kèm theo Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 06/4/2022 của UBND thành phố)
STT | Huyện, quận | Trồng trọt | Chăn nuôi | Giết mổ gia súc gia cầm | Nuôi trồng thủy sản | Khai thác thủy sản | ||||||||
Diện tích (ha) | Rau, màu | Cây ăn quả | Hoa, cây cảnh | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Trang trại | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Cơ sở | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Diện tích (ha) | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Tàu | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | ||
1 | Vĩnh Bảo | 96 | 64 | 16 | 16 | 5.760 | 8 | 560 | 1 | 500 | 40 | 4.000 |
|
|
2 | Tiên Lãng | 72 | 64 | 8 | 0 | 4.320 | 8 | 560 | 1 | 500 | 40 | 4.000 | 4 | 480 |
3 | An Lão | 40 | 24 | 8 | 8 | 2.400 | 8 | 560 | 1 | 500 | 8 | 800 | 0 |
|
4 | An Dương | 72 | 32 | 8 | 32 | 4.320 | 8 | 560 | 2 | 1.000 | 8 | 800 | 0 |
|
5 | Kiến Thụy | 40 | 32 | 8 | 0 | 2.400 | 8 | 560 | 1 | 500 | 40 | 4.000 | 8 | 960 |
6 | Thủy Nguyên | 80 | 24 | 32 | 24 | 4.800 | 8 | 560 | 2 | 1.000 | 40 | 4.000 | 8 | 960 |
7 | Cát Hải |
|
|
|
|
|
|
| 1 | 500 | 24 | 2.400 | 8 | 960 |
8 | Đồ Sơn |
|
|
|
|
|
|
| 1 | 500 |
|
| 8 | 960 |
9 | Hải An |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4 | 480 |
10 | Dương Kinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 40 | 4.000 | 4 | 480 |
11 | Bạch Long Vỹ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4 | 480 |
| Tổng cộng | 400 | 240 | 80 | 80 | 24.000 | 48 | 3.360 | 10 | 5.000 | 240 | 24.000 | 48 | 5.760 |
DỰ KIẾN QUY MÔ, KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 2 THEO CÁC HUYỆN, QUẬN
(Kèm theo Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 06/42022 của UBND thành phố)
STT | Huyện, quận | Chứng nhận trồng trọt | Chứng nhận chăn nuôi | Chứng nhận thủy sản | Truy xuất nguồn gốc | ||||
Cơ sở trồng trọt | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Cơ sở chăn nuôi | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Cơ sở nuôi trồng thủy sản | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Cơ sở nguồn gốc | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | ||
1 | Vĩnh Bảo | 8 | 360 | 8 | 360 | 8 | 360 | 24 | 720 |
2 | Tiên Lãng | 8 | 360 | 8 | 360 | 8 | 360 | 16 | 480 |
3 | An Lão | 8 | 360 | 8 | 360 | 4 | 180 | 16 | 480 |
4 | An Dương | 8 | 360 | 8 | 360 | 4 | 180 | 16 | 480 |
5 | Kiến Thụy | 8 | 360 | 8 | 360 | 8 | 360 | 16 | 480 |
6 | Thủy Nguyên | 8 | 360 | 8 | 360 | 8 | 360 | 16 | 480 |
7 | Các quận, huyện khác |
| 0 |
| 0 | 8 | 360 | 16 | 480 |
| Tổng cộng | 48 | 2.160 | 48 | 2.160 | 48 | 2.160 | 120 | 3600 |
- 1Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Điều 9 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 kèm theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND
- 3Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Chương trình 1658/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 5Kế hoạch 2356/KH-UBND năm 2022 về đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 2142/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn chứng nhận giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 33/2022/QĐ-UBND về phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch khuyến nông hàng năm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 3Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025
- 4Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Điều 9 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 kèm theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND
- 6Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 7Chương trình 1658/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 8Kế hoạch 2356/KH-UBND năm 2022 về đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 2142/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn chứng nhận giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Quyết định 33/2022/QĐ-UBND về phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch khuyến nông hàng năm do tỉnh Phú Yên ban hành
Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 88/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/04/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Đức Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra