Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 859/KH-UBND | Gia Lai, ngày 04 tháng 05 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, như sau:
1. Mục đích
Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh cũng như nhận thức của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành về vị trí và tầm quan trọng của công tác ngoại giao văn hóa; xác định ngoại giao văn hóa là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, được triển khai đồng bộ trên các trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa trên trường quốc tế, giúp các địa phương, đối tác nước ngoài hiểu rõ hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, góp phần phát triển hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị nhằm nâng cao vị thế của tỉnh Gia Lai.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, địa phương, các đoàn thể, các tổ chức hữu nghị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược Ngoại giao văn hóa đã được Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch này.
2. Yêu cầu
- Bám sát và cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết của Đại hội Đảng XIII liên quan đến đối ngoại và phát triển văn hóa, các chỉ đạo, định hướng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; triển khai đồng bộ, gắn kết Chiến lược Ngoại giao văn hóa với Chiến lược phát triển tổng thể quốc gia, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), các chiến lược ngành trong lĩnh vực đối ngoại, văn hóa, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, khoa học, giáo dục và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
- Triển khai mạnh mẽ các biện pháp ngoại giao văn hóa phục vụ phát triển. Theo đó, ngoại giao văn hóa cùng ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, đóng góp vào cả 03 mục tiêu của đối ngoại là “an ninh, phát triển và nâng cao vị thế”.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt nội dung Chiến lược Ngoại giao văn hóa, kế hoạch thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu, tổ chức thực hiện chính sách, các chương trình, đề án trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh; kết hợp các biện pháp của ngoại giao văn hóa với thông tin đối ngoại; kết hợp nội dung ngoại giao văn hóa với các hoạt động đối ngoại của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ “thúc đẩy - hội nhập - quảng bá - vận động - tiếp thu”. Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ quảng bá hình ảnh địa phương, đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế và công tác vận động các danh hiệu UNESCO, đi đôi với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Coi trọng công tác đối ngoại nhân dân và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành liên quan nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để triển khai đồng bộ, linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát
Sử dụng công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm đưa quan hệ giữa tỉnh Gia Lai với các địa phương, đối tác nước ngoài đi vào chiều sâu, ổn định, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời dùng các biện pháp ngoại giao để tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam nói chung, của tỉnh Gia Lai nói riêng trên trường quốc tế, song song với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển địa phương, góp phần phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ, lòng tin giữa tỉnh Gia Lai với các địa phương, tổ chức khu vực và quốc tế.
- Quảng bá các giá trị, văn hóa, hình ảnh, con người của tỉnh, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân dược UNESCO vinh danh.
- Quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hóa, mở rộng thị trường cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tỉnh; xây dựng tỉnh trở thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế và thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương.
- Vận động mới, bảo vệ và phát huy các di sản, danh hiệu Việt Nam đã được quốc tế công nhận để vừa đóng góp bảo tồn giá trị truyền thống vừa tạo thêm nguồn lực để tỉnh phát triển nhanh và bền vững, vừa thể hiện trách nhiệm đóng góp vào kho tàng văn hóa, trí thức của nhân loại.
a) Tăng cường nghiên cứu, tham mưu chính sách
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu công tác ngoại giao văn hóa của Trung ương dựa trên các đánh giá về xu thế, vai trò, biện pháp ngoại giao văn hóa của tỉnh, đề xuất các biện pháp, chính sách về ngoại giao văn hóa phù hợp cho tỉnh, đóng góp vào mục tiêu chung của đối ngoại và phát triển văn hóa của tỉnh và đất nước.
- Tham mưu đổi mới việc triển khai có trọng tâm, trọng điểm hoạt động ngoại giao văn hóa ở trong và ngoài nước với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với văn hóa của địa phương.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả các điều ước, thỏa thuận quốc tế đã ký kết và nghiên cứu, tham mưu đàm phán, ký kết các văn bản mới liên quan tới lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục… nhằm thu hút nguồn lực ở trong và ngoài nước, tạo động mới cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
b) Tăng cường cơ chế phối hợp, thực hiện
- Huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân, theo đó:
Chủ động tham gia các hoạt động ngoại giao văn hóa cấp nhà nước, khu vực và quốc tế do Chính phủ đóng vai trò chủ đạo;
Các Sở, ban, ngành, địa phương chủ động tham mưu, tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của mình;
Các tập đoàn, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc đầu tư vào công nghiệp văn hóa, phim ảnh, âm nhạc, võ thuật… đồng thời tăng cường kết hợp tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong các chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo tỉnh, trong các hoạt động giao lưu nhân dân để quảng bá văn hóa của tỉnh, của đất nước ra bên ngoài;
Người dân, nhất là đồng bào Việt Nam đang ở nước ngoài, lưu học sinh Việt Nam, người Việt Nam đi du lịch… được khuyến khích trong vai trò sứ giả lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam;
Các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại; các đoàn thể, tổ chức xã hội phát huy vai trò cầu nối trong giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với các nước.
c) Tăng cường nguồn lực
- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng nghiên cứu, xây dựng chính sách về ngoại giao văn hóa, được đào tạo bài bản, có hiểu biết về tình hình khu vực, văn hóa các nước và văn hóa Việt Nam cũng như có kinh nghiệm thực tế về tổ chức sự kiện.
- Triển khai tốt các đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ ngoại giao, cán bộ làm công tác đối ngoại tại các sở, ban, ngành, các tổ chức nhân dân.
- Bố trí nguồn ngân sách thích đáng, phù hợp, đồng thời thu hút nguồn lực xã hội hóa và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên kịp thời đối với các cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc có đóng góp tích cực cho công tác ngoại giao văn hóa.
d) Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế
- Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ các mục tiêu hòa bình, an ninh, phát triển địa phương, nâng cao vị thế của tỉnh.
- Gắn ngoại giao văn hóa với các xu thế lớn của đất nước, thế giới như phát triển xanh, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số, công bằng xã hội, bình đẳng giới… và các vấn đề mà người dân, doanh nghiệp quan tâm.
đ) Gắn kết ngoại giao văn hóa với địa phương, người dân, doanh nghiệp và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài
- Gắn kết chặt chẽ Chiến lược Ngoại giao văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo từng giai đoạn của địa phương nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, tiềm năng và thế mạnh về hợp tác, đầu tư, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác với các thành phố địa phương trên thế giới.
- Tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài được tiếp nhận thông tin, sản phẩm văn hóa từ trong nước để giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa Việt Nam ở nước sở tại; tiếp tục tổ chức các chương trình, hoạt động về nguồn hướng đồng bào Việt Nam ở các nước về quê hương thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu địa điểm văn hóa, lịch sử, chủ quyền của đất nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu năng lực, thế mạnh, giá trị văn hóa và định hình bản sắc doanh nghiệp, từ đó tạo dựng niềm tin với các đối tác quốc tế; đồng thời gắn kết giữa các thương hiệu sản phẩm có chất lượng của địa phương với các yếu tố văn hóa đặc sắc của đất nước.
e) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
- Kết hợp nhuần nhuyễn ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại, từng bước triển khai ngoại giao công chúng, tạo “sức mạnh mềm” cho địa phương.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền một cách thực chất, hiệu quả; xác định nhiệm vụ ngoại giao văn hóa không chỉ là giới thiệu, quảng bá thông qua truyền tải thông tin đơn thuần mà cần lan tỏa giá trị cao đẹp của dân tộc.
- Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền một cách đa dạng, sáng tạo, tận dụng những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư về tốc độ, hàm lượng thông tin, khả năng tiếp cận công chúng; thúc đẩy kết hợp với ngoại giao số, ngoại giao công chúng.
- Thông qua đẩy mạnh truyền thông quốc tế, truyền thông xã hội, nhấn mạnh thông điệp về một Việt Nam “hòa bình, thân thiện, an toàn và đáng sống”.
a) Thúc đẩy quan hệ, hợp tác, xây dựng lòng tin với các quốc gia, khu vực, tổ chức quốc tế
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hóa tại các địa bàn, trọng tâm là các tỉnh bạn trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống, đồng thời mở rộng các khu vực có tiềm năng thúc đẩy quan hệ về hợp tác thương mại, đầu tư.
- Tăng cường lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa trong các chuyến thăm của lãnh đạo tỉnh tới các tỉnh nước ngoài và trong chuyến thăm của lãnh đạo tỉnh nước ngoài tới Việt Nam; lồng ghép việc giới thiệu các giá trị văn hóa của tỉnh trong các bài phát biểu, nội dung trao đổi, trong ấn phẩm, quà tặng của lãnh đạo tỉnh.
- Sáng tạo, đổi mới trong việc tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa nhân dịp các sự kiện quan trọng như kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày Quốc Khánh… góp phần đưa quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững, tăng cường hữu nghị giữa tỉnh với các tỉnh nước ngoài, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.
b) Hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực quốc tế
- Chủ động tham gia, hoạt động tại các diễn đàn văn hóa cấp khu vực và thế giới như: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),…
- Tạo điều kiện nhằm tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa giữa các học giả, nhà văn hóa, văn nghệ sỹ, nhà báo, học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam với các nước, tổ chức trên thế giới.
c) Quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh, con người địa phương, đất nước
- Tổ chức triển khai các chương trình, sự kiện về ngoại giao văn hóa cấp tỉnh, qua đó góp phần định hình thông điệp quốc gia, toát lên hình ảnh tỉnh Gia Lai là một tỉnh văn minh, an toàn, tươi đẹp; văn hóa độc đáo, giàu truyền thống; phát triển năng động; con người thân thiện, mến khách; điểm đến đáng tin cậy để sinh sống, học tập, du lịch, đầu tư; đồng thời tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngoài tại tỉnh, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu ngành nghề, địa phương.
- Tiếp tục tăng cường giới thiệu con người tỉnh Gia Lai thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, cá nhân tiêu biểu.
- Quan tâm, phát hiện và tạo điều kiện để các cá nhân của tỉnh ở trong và ngoài nước tham gia các cuộc thi khu vực, quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục…; xây dựng kế hoạch phổ biến kiến thức cơ bản về văn hóa, ngoại giao văn hóa với những người Việt Nam đi lao động, học tập, công tác trung và dài hạn ở nước ngoài… góp phần xây dựng hình ảnh con người Việt Nam có văn hóa, tôn trọng pháp luật và có hiểu biết về văn hóa bản địa.
- Sử dụng các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP làm quà tặng trong các hoạt động đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm hàng hóa, nét văn hóa của tỉnh tới bạn bè quốc tế.
- Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài trong việc giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.
d) Vận động, đa dạng hóa và bảo tồn, phát huy các di sản, danh hiệu quốc tế của tỉnh
- Tiếp tục lồng ghép hiệu quả, thực chất việc bảo tồn và phát huy các di sản, danh hiệu quốc tế đã được công nhận vào các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, hợp tác, đầu tư… của tỉnh, qua đó thúc đẩy việc giới thiệu, quảng bá các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa của tỉnh; biến các danh hiệu này thành nguồn lực phát triển dựa trên việc bảo vệ các giá trị truyền thống và thiên nhiên tại địa phương, như: Di tích lịch sử căn cứ địa cách mạng Khu 9 xã Gào, Di tích Đền tưởng niệm Liệt sỹ Hội Phú (Pleiku); Di tích Căn cứ địa Khu 10, Di tích vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947 (Kbang); Di tích chiến thắng Chư Ty (Đức Cơ); Di tích Khu lưu niệm Anh hùng Wừu (Đak Đoa); Di tích khảo cổ thời đại đồ đá cũ Rộc Tưng, Gò Đá (An Khê).
- Khai thác và phát huy giá trị các loại hình danh hiệu đã được thế giới công nhận như: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng,…
- Tiếp tục xây dựng, vận động công nhận mới các loại hình danh hiệu như: Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thế, khu dự trữ sinh quyển thế giới, mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới, thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố vì học tập… và các danh hiệu quốc tế khác.
- Tăng cường xây dựng, đề xuất vinh danh các danh nhân, nhà văn hóa lớn của tỉnh.
đ) Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về văn hóa nhằm đưa tinh hoa văn hóa của tỉnh Gia Lai ra thế giới, góp phần bổ sung tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa, văn hóa, tri thức, kinh nghiệm hay, khoa học tiên tiến của thế giới vào tỉnh, từ đó kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hoàn thiện và phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của tỉnh.
- Phản bác kịp thời, hiệu quả các luận điệu sai trái, xuyên tạc, tuyên truyền không đúng sự thật về các lãnh tụ, danh nhân, lịch sử, văn hóa, đường lối chính sách, đất nước, con người Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng. Đẩy lùi hạn chế, ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được cấp từ ngân sách nhà nước theo phân cấp của Luật Ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan xây dựng dự toán kinh phí lồng ghép với các nhiệm vụ chi thường xuyên được giao của các cơ quan, đơn vị và địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đẩy mạnh việc xã hội hóa, thu hút các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp cho các hoạt động ngoại giao văn hóa phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Phối hợp hướng dẫn các công tác phổ biến, tuyên truyền về ngoại giao văn hóa; các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, năm tròn, năm chẵn trong quan hệ ngoại giao song phương và đa phương.
- Cung cấp các tài liệu lập luận, cung cấp thông tin cho báo chí phản bác các thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các chương trình, sự kiện; lồng ghép ngoại giao văn hóa với các hoạt động giao lưu, quảng bá địa phương; tuyên truyền quảng bá hình ảnh con người, văn hóa tỉnh Gia Lai thông qua các hoạt động đón tiếp đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc với tỉnh; các hoạt động, chương trình quảng bá tỉnh Gia Lai tại nước ngoài, các đoàn công tác của tỉnh đi thăm, làm việc tại nước ngoài.
- Tổ chức phổ biến, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức, trình độ lý luận về ngoại giao văn hóa; xây dựng thương hiệu địa phương.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp xây dựng báo cáo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai Chiến lược trong báo cáo kết quả công tác đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa, chương trình quảng bá địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện hiệu quả, lồng ghép Chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 được phê duyệt tại Kế hoạch số 1908/KH-UBND ngày 24/11/2021.
- Xây dựng, tổ chức các chương trình văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, các ấn phẩm, trưng bày triển lãm mang đậm màu sắc văn hóa phục vụ các hoạt động đối ngoại nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đến bạn bè quốc tế.
- Tăng cường, nâng cao các hoạt động xúc tiến du lịch, các chương trình du lịch văn hóa đặc biệt xây dựng kế hoạch du lịch nhắm đến đối tượng là khách du lịch quốc tế.
- Có kế hoạch bảo tồn và phát huy các di sản của tỉnh được UNESCO công nhận đồng thời vận động công nhận mới các danh hiệu quốc tế, danh hiệu cấp quốc gia.
- Tham mưu, thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc; các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh kết hợp với phát triển du lịch.
- Tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là các tỉnh Hạ Lào và các tỉnh Đông Bắc Campuchia trong phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người của tỉnh tới bè bạn quốc tế thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư.
Trên cơ sở, chức năng nhiệm vụ của mình chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh lồng ghép nội dung ngoại giao văn hóa vào trong quá trình giảng dạy, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong công cuộc phát triển, đổi mới đất nước nhằm nâng cao nhận thức của lớp trẻ, tạo nguồn lực phát triển địa phương trong tương lai. Tạo điều kiện cho việc triển khai giảng dạy và phổ biến tiếng Việt cho con em Kiều bào ở nước ngoài.
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán cho năm sau, căn cứ khả năng ngân sách tỉnh và dự toán do các đơn vị liên quan xây dựng, Sở Tài chính rà soát, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh con người, văn hóa tỉnh Gia Lai; chú trọng thông tin tuyên truyền theo nội dung Kế hoạch này.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động ngoại giao văn hóa ở trong và ngoài nước; kết nối và thúc đẩy sự tham gia của các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài vào các hoạt động hợp tác, đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan nghiên cứu và triển khai các hình thức phổ biến kiến thức cơ bản về văn hóa, ứng xử văn hóa dành cho người Việt Nam đi lao động, học tập trung và dài hạn ở nước ngoài.
9. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh
Lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa trong quá trình triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân.
10. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chương trình quảng bá hình ảnh tỉnh Gia Lai, văn hóa, con người tỉnh Gia Lai đến với bạn bè quốc tế và đưa tinh hoa thế giới gần gũi với người dân tỉnh.
- Nghiên cứu, đổi mới các hình thức thông tin tuyên truyền đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; phối hợp tuyên truyền về hoạt động ngoại giao văn hóa của các Sở, ban, ngành, địa phương, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ, chủ động tổ chức thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi thẩm quyền. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 30/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 1077/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Kế hoạch 1006/KH-UBND năm 2022 triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 3Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2022 triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030
- 5Kế hoạch 726/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 2013/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 1908/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Kế hoạch 1077/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Kế hoạch 1006/KH-UBND năm 2022 triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 6Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2022 triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030
- 8Kế hoạch 726/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Kế hoạch 859/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 859/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Võ Ngọc Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra