ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 20 tháng 4 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1652/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án);
Căn cứ Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về ứng dụng các công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đối với lĩnh vực giáo dục thông minh, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
a) Xây dựng Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh gắn với việc hình thành cơ sở dữ liệu quản lý toàn ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố đảm bảo các yêu cầu: tích hợp, kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu toàn ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử dụng dữ liệu thống nhất toàn ngành nhằm cung cấp các thông tin đảm bảo đầy đủ, nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác quản lý điều hành, hỗ trợ ra quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan quản lý giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện) và các sở, ban, ngành thành phố; sẵn sàng cung cấp dữ liệu phục vụ triển khai các ứng dụng, tiện ích quản lý, điều hành và hỗ trợ các hoạt động dạy, học của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố; hỗ trợ công tác quản lý giáo dục đa chiều (quản lý hành chính, quản lý chuyên môn,...); sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử như: phiếu liên lạc, kết quả học tập, số điểm, học bạ, thẻ học sinh, hồ sơ giáo viên,...
b) Trang bị các phương tiện, thiết bị ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) vào các phòng học tạo môi trường học tập hiện đại giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, năng động trong học tập; hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Phòng học có thể sử dụng cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; sử dụng cho các buổi giảng dạy chuyên đề, tập huấn giáo viên; tổ chức hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn, họp trực tuyến; hỗ trợ giáo dục, đào tạo từ xa. Giáo viên và học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích; truy cập, tra cứu, tìm kiếm các tài nguyên phục vụ giảng dạy và học tập.
c) Xây dựng hệ thống thư viện điện tử của các trường trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển quy hoạch tổng thể của thành phố trong giai đoạn mới. Đưa CNTT tích hợp các công cụ mới cho người quản lý thư viện, giáo viên, học sinh,...tạo môi trường giảng dạy, học tập hiện đại và thống nhất. Hệ thống sau khi xây dựng hoàn chỉnh sẽ đảm bảo việc thống nhất các quy trình duyệt, bổ sung nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu, bộ sưu tập điện tử, lưu trữ và quản lý tập trung các nguồn tài nguyên này giữa thư viện và các trường; chia sẻ, kết nối dữ liệu và thông tin giữa thư viện trường học với Thư viện thành phố, thư viện của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.
d) Giúp cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng tìm kiếm dữ liệu, tài nguyên trên internet, kỹ năng làm việc theo nhóm; có khả năng tối ưu các thiết bị dạy học điện tử, kỹ thuật số với nội dung đa phương tiện.
2. Yêu cầu
a) Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố.
b) Cung cấp dữ liệu xây dựng Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh; các đơn vị cập nhật đầy đủ, thường xuyên các thông tin, dữ liệu có liên quan đến nhà trường, học sinh, học viên trên hệ thống cơ sở dữ liệu, bảo đảm dữ liệu đầu vào chính xác, kịp thời.
c) Các đơn vị chủ động khảo sát, nghiên cứu bố trí cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị đối với phòng học tương tác thông minh và phòng học đa phương tiện; phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai đảm bảo về thời gian, tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn.
d) Giáo viên chủ động nghiên cứu, tham gia các lớp tập huấn sử dụng, khai thác tối đa công năng của các phòng học trong quá trình giảng dạy.
đ) Các đơn vị đầu tư hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý thư viện theo mô hình quản lý tập trung từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến các trường được đầu tư theo Kế hoạch.
e) Nâng cấp hạ tầng CNTT, đầu tư phần mềm thư viện điện tử, thiết bị; tập huấn nghiệp vụ thư viện cho viên chức các trường học nhằm đảm bảo khả năng hoạt động độc lập và khả năng kết nối thông suốt từ các cơ sở giáo dục đến Sở Giáo dục và Đào tạo.
g) Tạo lập được môi trường thư viện điện tử giữa các cơ sở giáo dục phổ thông với cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, Thư viện thành phố,...giúp giáo viên và học sinh các trường trong việc trao đổi tài nguyên số, khai thác thông tin trên hệ thống thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố, hệ thống học liệu mở đạt hiệu quả.
a) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tại địa chỉ: csdl.cantho.edu.vn kết nối dữ liệu với Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Cần Thơ và kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: csdl.moet.edu.vn.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non gồm: thông tin định danh cơ sở giáo dục, loại hình giáo dục, thông tin cơ bản về điểm trường; thông tin về hệ thống lớp mẫu giáo, nhóm trẻ, danh sách lớp học, nhóm tuổi; thông tin cơ bản của giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục về thông tin chung, trình độ chuyên môn; thông tin cơ bản về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em...
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ thông (bao gồm: cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) gồm: thông tin định danh cơ sở giáo dục, loại hình giáo dục, thông tin cơ bản về điểm trường chính và các điểm trường (nếu có); thông tin cơ bản về danh sách lớp học, lớp ghép, học 2 buổi/ngày, lớp học bán trú, lớp học ngoại ngữ; thông tin cơ bản của giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục về trình độ chuyên môn, đào tạo và bồi dưỡng; thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, kết quả học tập của học sinh; thông tin tài chính; thông tin về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thông tin tuyển sinh đầu cấp; thông tin về chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà;...
d) Tích hợp và đồng bộ các phần mềm quản lý ở trường học với các nhóm chức năng chính: Quản lý thông tin nhà trường, Quản lý học sinh, Quản lý đội ngũ, Quản lý học bạ điện tử, Báo cáo thống kê phục vụ công tác quản lý tại nhà trường và báo cáo cấp trên theo yêu cầu, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến kết nối gia đình và nhà trường...; hình thành hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu tổng thể, kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan quản lý giáo dục và trường học trên địa bàn thành phố.
đ) Cơ sở dữ liệu giáo dục và học bạ điện tử: xây dựng cơ sở dữ liệu học sinh; lưu trữ, đồng bộ, số hóa thông tin về trẻ em mầm non; học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các thông tin khác liên quan đến quá trình phát triển về thể lực và trí lực của mỗi học sinh trong học tập; hình thành học bạ điện tử, bảo đảm cập nhật hàng ngày kết quả học tập của học sinh, giao tiếp trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên giúp kết nối việc giảng dạy ở nhà trường và gia đình; kết nối với kho tài liệu và dữ liệu mở.
e) Triển khai ứng dụng quản lý, điều hành ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố trên các thiết bị thông minh.
g) Xây dựng hệ thống kết nối thông tin giữa nhà trường với phụ huynh học sinh thông qua ứng dụng trên điện thoại di động giúp phụ huynh nắm bắt được thông tin của học sinh từ nhà trường một cách dễ dàng, tiện lợi.
h) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để vận hành Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh.
2. Xây dựng phòng học tương tác thông minh và phòng học đa phương tiện
Phòng học tương tác thông minh là phòng học được sử dụng các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học, giúp người học và người dạy được tiếp xúc trực tiếp với nhau trong môi trường giáo dục có đầy đủ những ứng dụng, thiết bị thông minh giúp dạy học các chủ đề của môn học một cách đa dạng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả qua hình ảnh, âm thanh, video,... trực quan. Phòng học tương tác thông minh là sự kết hợp giữa thiết bị giáo dục thông minh và phần mềm tích hợp để quản lý lớp học, xây dựng giáo án trực quan và triển khai hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá bảo đảm tính công bằng, khách quan đối với người học; bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục; học sinh có thể tương tác với giáo viên và tương tác với nhau thông qua các thiết bị và hệ thống bài học, dữ liệu được kết nối mạng.
Phòng học đa phương tiện là phòng học được trang bị các thiết bị thông minh để hỗ trợ công tác giảng dạy như: máy vi tính (máy tính để bàn hoặc xách tay), máy chiếu hoặc tivi thông minh, có kết nối internet, trang bị các phương tiện, phần mềm, ứng dụng CNTT cho các phòng học.
a) Đối tượng, mục đích sử dụng các phòng học
Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của nhà trường sử dụng các phòng học để tổ chức giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thí nghiệm thực hành; tổ chức các buổi giảng dạy chuyên đề, tập huấn chuyên môn; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, học tập, họp trực tuyến,...
b) Sử dụng các phòng học
- Đối với các cơ sở giáo dục:
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, thẩm định các phòng học sau khi được bố trí, lắp đặt các trang thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng phòng học theo từng bộ môn.
+ Xây dựng các quy định, hướng dẫn sử dụng các phòng học để giáo viên, học sinh sử dụng hợp lý, hiệu quả, phát huy tối đa công năng của phòng học; bảo quản, sửa chữa, bổ sung các thiết bị (nếu có hư hỏng).
+ Tổ chức dạy thực nghiệm để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên; thường xuyên dự giờ, thăm lớp và kiểm tra việc sử dụng phòng học của các tổ chuyên môn.
+ Xây dựng thư viện, kho học liệu điện tử lưu trữ các bài giảng chất lượng, ứng dụng hiệu quả các thiết bị dạy học.
- Đối với giáo viên:
+ Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn phương pháp sử dụng, ứng dụng phòng học qua hoạt động của tổ chuyên môn.
+ Thiết kế, xây dựng các bài dạy có ứng dụng các thiết bị dạy học, tổ chức triển khai giảng dạy trên lớp học; điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế sử dụng phòng học.
+ Tích cực, chủ động tham gia học tập, tập huấn; tự bồi dưỡng để sử dụng các phòng học hiệu quả nhất.
+ Khuyến khích, hỗ trợ, động viên, giáo viên trong đơn vị thường xuyên sử dụng phòng học trong giảng dạy, nghiên cứu và sinh hoạt chuyên môn.
+ Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập tiếp cận với công nghệ hiện đại.
c) Quản lý phòng học thông minh
- Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý phòng học, tổ chức kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, bổ sung các trang thiết bị đảm bảo các phòng học hoạt động xuyên suốt, hiệu quả.
- Hiệu trưởng phân công viên chức quản lý và chịu trách nhiệm về các thiết bị phần cứng, phần mềm được trang bị tại phòng học.
3. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử cho các trường phổ thông
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện), kết hợp học trên lớp và học trực tuyến, kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học với các nền tảng giáo dục mới. Số hóa giáo án, tài liệu giảng dạy của tất cả giáo viên trên địa bàn thành phố và chia sẻ giữa các giáo viên, học sinh tiến đến hình thành kho giáo trình điện tử trực tuyến.
a) Quy mô đầu tư
- Đầu tư thiết bị thư viện điện tử tại các trường:
+ Thiết bị nghiệp vụ thư viện.
+ Thiết bị văn phòng, tra cứu.
- Đầu tư hệ thống máy chủ phục vụ cài đặt phần mềm thư viện tập trung.
- Đầu tư hệ thống phần mềm ứng dụng:
+ Phần mềm dành cho máy chủ.
+ Phần mềm quản trị thư viện.
+ Phần mềm mở rộng.
+ Phần mềm ứng dụng dành cho các trường.
+ Tài liệu, sách điện tử đã số hóa (mua hoặc thuê).
b) Nội dung đầu tư
- Đầu tư thiết bị thư viện điện tử và phần mềm ứng dụng tại 50 trường phổ thông trên địa bàn thành phố.
- Đầu tư hệ thống máy chủ, thuê chỗ đặt tại Trung tâm Dữ liệu thành phố Cần Thơ và Phần mềm ứng dụng vận hành hệ thống.
III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN (Phụ lục đính kèm)
1. Giải pháp về nguồn nhân lực
a) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch trên cơ sở tập trung nguồn lực của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố để thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung của Kế hoạch.
b) Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về CNTT cho công chức, viên chức để thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.
a) Đảm bảo nguồn vốn từ ngân sách thành phố (kinh phí sự nghiệp giáo dục) đầu tư cho các thiết bị phần cứng, phần mềm,...
b) Triển khai thuê dịch vụ CNTT đối với các dự án liên quan đến hạ tầng công nghệ và cần nhiều nguồn lực để vận hành, giảm chi phí đầu tư ban đầu, tránh bị lạc hậu về công nghệ.
3. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Ban hành các cơ chế, chính sách, quy chế và quy định để triển khai thực hiện Kế hoạch đối với lĩnh vực giáo dục thông minh một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo, cụ thể:
a) Ban hành Quy chế vận hành, khai thác, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh.
b) Ban hành Quy chế tích hợp và vận hành phòng điều hành của các trường, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm quản lý, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, sử dụng các trang thiết bị, phần cứng, phần mềm...
c) Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch.
d) Xây dựng các tiêu chuẩn kết nối đảm bảo dữ liệu được chia sẻ, tích hợp với dữ liệu dùng chung của thành phố.
Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm cho từng hạng mục công việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự trù kinh phí liên quan đến trang bị, mua sắm các thiết bị và tổ chức triển khai tại các cơ sở giáo dục.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định các trang thiết bị, phần mềm, phần cứng lắp đặt các phòng học, thư viện điện tử; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý phụ trách các phòng học và thư viện.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất danh mục các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách Nhà nước để phục vụ cho Kế hoạch, phát triển sự nghiệp giáo dục.
đ) Xây dựng các phương án thí điểm, triển khai các phòng học, thư viện, kết nối cơ sở dữ liệu ngành,...tại các cơ sở giáo dục theo lộ trình.
e) Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch này đến các cơ quan, ban, ngành của thành phố; học sinh, cha mẹ học sinh và người dân để biết về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học; việc sử dụng các phòng học thông minh, thư viện điện tử, việc chia sẻ, kết nối dữ liệu,...trong nhà trường.
g) Hàng năm, theo dõi, đánh giá hiệu quả triển khai Kế hoạch (diễn biến, tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, học sinh khi học tập trên các ứng dụng mới; hướng dẫn thực hiện nếp sống văn hóa trên không gian mạng, các biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị điện tử, an toàn khi dạy và học trực tuyến); tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm về Ủy ban nhân dân thành phố vào giữa tháng 11.
h) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ban hành hoặc tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, quy chế và quy định để triển khai thực hiện kế hoạch đối với lĩnh vực giáo dục thông minh.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn vốn đảm bảo thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ.
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan mời gọi đầu tư các dự án vốn ngoài ngân sách Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tư vấn, thẩm định các trang thiết bị, phần mềm, phần cứng lắp đặt các phòng học, thư viện điện tử; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý phụ trách các phòng học và thư viện.
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo phục vụ Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Cần Thơ.
5. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện của các cơ sở giáo dục trực thuộc; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo khi có yêu cầu.
b) Bố trí kinh phí mua sắm, trang bị thiết bị, phần mềm, phần cứng, lắp đặt các phòng học, thư viện điện tử; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý phụ trách các phòng học và thư viện của các cơ sở giáo dục trực thuộc.
c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm cho từng hạng mục theo lộ trình, xác định quy mô, phạm vi, nhu cầu nguồn lực, giải pháp công nghệ.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đối với lĩnh vực giáo dục thông minh. Yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời./.
(Kèm Phụ lục lộ trình thực hiện)
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 83/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT | Nội dung | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tại địa chỉ: csdl.cantho.edu.vn kết nối dữ liệu với Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Cần Thơ và kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: csdl.moet.edu.vn. - Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tại địa chỉ: csdl.cantho.edu.vn đáp ứng yêu cầu của các phòng ban chuyên môn, triển khai thí điểm các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý trường học tích hợp trên cơ sở dữ liệu. Đặc biệt, xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, phổ thông tích hợp. - Triển khai thí điểm Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh và một số dịch vụ giáo dục thông minh: Quản lý thông tin nhà trường, Quản lý học sinh, Quản lý đội ngũ, Quản lý học bạ điện tử, Báo cáo thống kê phục vụ công tác quản lý tại nhà trường và báo cáo cấp trên theo yêu cầu, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến kết nối gia đình và nhà trường,... trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm để tiến hành triển khai xây dựng Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh và triển khai một số nội dung ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo. | Năm 2023 |
|
2 | - Triển khai các công nghệ như: điện toán đám mây, dữ liệu lớn, thực tế ảo tích hợp xây dựng phần mềm tổng thể ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố, xây dựng cơ sở dữ liệu bài giảng điện tử, thư viện điện tử... - Xây dựng và tích hợp đầy đủ các dữ liệu liên quan đến học sinh, học viên phục vụ công tác quản lý điều hành, hỗ trợ ra quyết định, dự báo tăng cường sự kết nối giữa gia đình và nhà trường thông qua phiếu liên lạc điện tử, phiếu báo kết quả học tập điện tử. | Năm 2024 |
|
3 | - Triển khai ứng dụng quản lý điều hành ngành giáo dục trên thiết bị di động. - Sẵn sàng chia sẻ, tích hợp dữ liệu phục vụ triển khai các ứng dụng, tiện ích phục vụ quản lý, điều hành và hỗ trợ các hoạt động dạy, học của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố. | Năm 2025 |
|
* Tầm nhìn đến năm 2030
100% các trường trên địa bàn thành phố sẽ được kết nối, trao đổi đồng bộ dữ liệu từ các nhà trường đến Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Điều hành đô thị thông minh Cần Thơ.
2. Xây dựng phòng học tương tác thông minh và phòng học đa phương tiện
a) Phòng học đa phương tiện
STT | Nội dung | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | Xây dựng các phòng họp đa phương tiện thí điểm tại một số trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Cụ thể, cấp Tiểu học: 02 phòng học/trường; cấp THCS: 05 phòng học/trường; cấp THPT: 05 phòng/trường. - Cấp tiểu học: 30 trường. - Cấp THCS: 24 trường. - Cấp THPT: 20 trường. | Năm 2023 |
|
2 | Xây dựng các phòng học đa phương tiện thí điểm tại một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn quận Cái Răng, quận Thốt Nốt, huyện Thới Lai. Cụ thể: cấp tiểu học: 02 phòng học/trường; cấp THCS: 05 phòng học/trường; cấp THPT: 10 phòng/trường - Cấp tiểu học: 30 trường. - Cấp THCS: 24 trường. - Cấp THPT: 20 trường. | Năm 2024 |
|
3 | Xây dựng các phòng học đa phương tiện thí điểm tại một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện Phong Điền, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh. Cụ thể: cấp Tiểu học: 02 phòng học/trường; cấp THCS: 05 phòng học/trường; cấp THPT: 10 phòng/trường - Cấp tiểu học: 30 trường. - Cấp THCS: 22 trường. - Cấp THPT: 09 trường. | Năm 2025 |
|
Đến hết năm 2025, có 15% số phòng học đa phương tiện/tổng số phòng học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị.
b) Phòng học tương tác thông minh
STT | Nội dung | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | Xây dựng các phòng học thông minh thí điểm tại một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Cụ thể: cấp tiểu học 01 phòng/trường; THCS: 01 phòng/trường; cấp THPT: 01 phòng/trường - Cấp tiểu học: 02 trường. - Cấp THCS: 02 trường. - Cấp THPT: 03 trường. | Năm 2023 |
|
2 | Xây dựng các phòng học thông minh thí điểm tại một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn quận Cái Răng, quận Thốt Nốt, huyện Thới Lai. Cụ thể: cấp THCS: 01 phòng/trường; cấp THPT: 01 phòng/trường - Cấp Tiểu học: 01 trường. - Cấp THCS: 01 trường. - Cấp THPT: 02 trường. | Năm 2024 |
|
3 | Xây dựng các phòng học thông minh thí điểm tại một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện Phong Điền, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh. Cụ thể: cấp THCS: 01 phòng/trường; cấp THPT: 01 phòng/trường - Cấp Tiểu học: 01 trường. - Cấp THCS: 01 trường. - Cấp THPT: 02 trường. | Năm 2025 |
|
* Tầm nhìn đến năm 2030:
Trên 95% các trường trên địa bàn thành phố trang bị đầy đủ các thiết bị cho phòng học.
3. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử cho các trường phổ thông
STT | Tên trường | Địa chỉ trường | Thời gian thực hiện |
Quận Bình Thủy |
| ||
1 | Trường Tiểu học Bình Thủy | Phường Bình Thủy | Năm 2023 |
2 | Trường THCS An Thới | Phường An Thới | |
3 | Trường THCS Trà An | Phường Trà An | |
4 | Trường THCS Bình Thủy | Phường Bình Thủy | |
5 | Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa | Phường An Thới | |
6 | Trường THPT Bình Thủy | Phường Bình Thủy | |
Quận Cái Răng |
| ||
7 | Trường Tiểu học Lê Bình 1 | Phường Lê Bình | Năm 2023 |
8 | Trường THCS Hưng Phú | Phường Hưng Phú | |
9 | Trường THPT Nguyễn Việt Dũng | Phường Lê Bình | |
10 | Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng | Phường Hưng Thạnh | |
11 | Trường THPT Trần Đại Nghĩa | Phường Hưng Phú | |
Quận Ninh Kiều |
| ||
12 | Trường Tiểu học Ngô Quyền | Phường An Cư | Năm 2023 |
13 | Trường Tiểu học Võ Trường Toản | Phường An Hòa | |
14 | Trường THCS An Hòa 2 | Phường An Hòa | |
15 | Trường THCS Lương Thế Vinh | Phường Hưng Lợi | |
16 | Trường THCS An Khánh | Phường An Khánh | |
17 | Trường THPT Châu Văn Liêm | Phường An Cư | |
18 | Trường THPT Nguyễn Việt Hồng | Phường An Bình | |
19 | Trường THPT An Khánh | Phường An Khánh | |
20 | Trường THPT Phan Ngọc Hiển | Phường An Cư | |
Quận Ô Môn |
| ||
21 | Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo | Phường Châu Văn Liêm | Năm 2023 |
22 | Trường THCS Châu Văn Liêm | Phường Châu Văn Liêm | |
23 | Trường THCS Lê Lợi | Phường Phước Thới | |
24 | Trường THPT Lưu Hữu Phước | Phường Châu Văn Liêm | |
25 | Trường PT Dân Tộc Nội Trú | Phường Châu Văn Liêm | |
26 | Trường THPT Thới Long | Phường Long Hưng | |
27 | Trường THPT Lương Định Của | Phường Châu Văn Liêm | |
Quận Thốt Nốt |
| ||
28 | Trường Tiểu học Thốt Nốt 1 | Phường Thốt Nốt | Năm 2023 |
29 | Trường THCS Thốt Nốt | Phường Thốt Nốt | |
30 | Trường THPT Thuận Hưng | Phường Thuận Hưng | |
31 | Trường THCS và THPT Tân Lộc | Phường Tân Lộc | |
32 | Trường THPT Thốt Nốt | Phường Thuận An | |
33 | Trường THCS&THPT Thới Thuận | Phường Thới Thuận | |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
| ||
34 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Thành phố Cần Thơ | Năm 2023 |
Huyện Vĩnh Thạnh |
| ||
35 | Trường Tiểu học Thị trấn Thạnh An 1 | Thị trấn Thạnh An | Năm 2024 |
36 | Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh | Thị trấn Vĩnh Thạnh | |
37 | Trường THPT Vĩnh Thạnh | Thị trấn Vĩnh Thạnh | |
38 | Trường THCS&THPT Thạnh Thắng | Xã Thạnh Thắng | |
39 | Trường THPT Thạnh An | Thị trấn Thạnh An | |
Huyện Thới Lai |
| ||
40 | Trường Tiểu học Thị trấn Thới Lai 1 | Thị trấn Thới Lai | Năm 2024 |
41 | Trường THCS Thị trấn Thới Lai | Thị trấn Thới Lai | |
42 | Trường THCS&THPT Trường Xuân | Xã Trường xuân B | |
43 | Trường THPT Thới Lai | Thị trấn Thới Lai | |
44 | Trường THCS&THPT Thới Thạnh | Xã Thới Thạnh | |
Huyện Phong Điền |
| ||
45 | Trường Tiểu học Nhơn Nghĩa 1 | Xã Nhơn Nghĩa | Năm 2025 |
46 | Trường THCS Giai Xuân | Xã Giai Xuân | |
47 | Trường THPT Phan Văn Trị | Thị trấn Phong Điền | |
48 | Trường THPT Giai Xuân | Xã Giai Xuân | |
Huyện Cờ Đỏ |
| ||
49 | Trường THCS Thị trấn Cờ Đỏ | Thị trấn Cờ Đỏ | Năm 2025 |
50 | Trường THPT Trung An | Xã Trung An | |
51 | Trường THPT Hà Huy Giáp | Thị trấn Cờ Đỏ | |
52 | Trường THCS&THPT Trần Ngọc Hoằng | Xã Thới Hưng |
* Tầm nhìn đến năm 2030
Trên 95% các trường trên địa bàn thành phố trang bị đầy đủ các thiết bị cho thư viện điện tử./.
- 1Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 2975/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án xây dựng nhà ở hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ nguồn hỗ trợ, vận động xã hội hóa
- 4Quyết định 726/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Lai Cách mở rộng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 5Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ chỉ số (KPI) giám sát, đo lường quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Định (phiên bản 1.0)
- 6Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2021 về ứng dụng công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” do thành phố Cần Thơ ban hành
- 6Quyết định 2975/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án xây dựng nhà ở hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ nguồn hỗ trợ, vận động xã hội hóa
- 7Quyết định 726/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Lai Cách mở rộng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 8Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ chỉ số (KPI) giám sát, đo lường quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh tỉnh Bình Định (phiên bản 1.0)
- 9Quyết định 2672/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đối với lĩnh vực giáo dục thông minh
- Số hiệu: 83/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/04/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Thực Hiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định