- 1Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 18/QĐ-TCDS năm 2016 quy định tạm thời về mẫu Sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thu tin của cộng tác viên dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê chuyên ngành của kho dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và điều hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 4Quyết định 1679/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2259/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 417/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch hành động 2196/KH-UBND năm 2020 giai đoạn 2020-2025 tỉnh Hải Dương thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/KH-UBND | Hải Dương, ngày 11 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Công văn số 1544/BYT-TCDS ngày 11/03/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030,
Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
Dân số là mẫu số của mọi bài toán phát triển kinh tế-xã hội, việc lồng ghép yếu tố dân số vào lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là yêu cầu thiết yếu. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới đã nêu nhiệm vụ “cơ quan dân số các cấp cần xác định phải chủ động cung cấp thông tin, dữ liệu tại mọi thời điểm về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số cho các cơ quan, tổ chức trong toàn xã hội; cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số chính xác phục vụ việc lồng ghép các yếu tố dân số trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội”.
Hệ thống thông tin chuyên ngành dân số là mạng lưới thống nhất, được duy trì thường xuyên, kết hợp con người và các phương tiện kỹ thuật để thu thập, xử lý, phân tích, tìm kiếm, lưu trữ và cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết phục vụ quản lý, điều hành hoạt động và hỗ trợ ra quyết định trong các cơ quan Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) các cấp trên địa bàn toàn tỉnh. Trong thời gian qua, hệ thống thông tin chuyên ngành dân số của tỉnh đã triển khai thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, được kết nối liên thông, đồng bộ dữ liệu giữa cấp huyện với cấp tỉnh, trung ương. Thông tin đầu vào do đội ngũ cộng tác viên dân số tại thôn, khu dân cư, tổ dân phố thu thập hàng tháng, cán bộ dân số cấp xã giám sát hỗ trợ, xử lý, nên mọi thông tin biến động về dân số - KHHGĐ đều được cập nhật kịp thời, chính xác. Vì vậy, mọi thông tin biến động được cập nhật vào hệ thống máy tính thống nhất theo 4 cấp từ xã đến trung ương, thành kho dữ liệu điện tử các cấp, kết xuất ra các thông tin về Dân số-KHHGĐ phục vụ quản lý, điều hành của các cấp.
Hệ thống thông tin chuyên ngành dân số có thể đưa ra các chỉ tiêu Dân số KHHGĐ như: tổng số người dân; tổng số hộ gia đình; số trẻ mới sinh ra; số người chết; số người chuyển đi; số người chuyển đến; số người ly hôn, kết hôn; số phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại; ngày tháng, năm, sinh; trình độ học vấn, tình trạng cư trú, dân tộc của từng cá nhân,…. theo từng địa bàn dân cư. Tính đến quý III năm 2021, hệ thống thông tin chuyên ngành dân số của tỉnh Hải Dương đang lưu trữ thông tin của 508.028 hộ gia đình và 1.931.382 người dân.
Tuy nhiên, chất lượng thông tin chuyên ngành dân số hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ tình hình, dự báo dân số phục vụ nghiên cứu, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng sử dụng thông tin số liệu dân số. Do đó, việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hải Dương là rất cần thiết, nhằm hình thành hệ thống lưu trữ, kết nối thông tin số liệu dân số, cung cấp đầy đủ thông tin số liệu đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi cơ quan, tổ chức, phục vụ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
- Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030;
- Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 28/8/2021 của Bộ Y tế Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030;
- Quyết định số 18/QĐ-TCDS ngày 17/3/2016 của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình ban hành Quy định tạm thời về mẫu sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thu tin của cộng tác viên dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê của kho dữ liệu phục vụ quản lý và điều hành công tác dân số-KHHGĐ;
- Kế hoạch số 80-KH/TU của Tỉnh Ủy Hải Dương ngày 26/01/2018 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “công tác dân số trong tình hình mới”;
- Kế hoạch hành động số 2196/KH-UBND ngày 24/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 giai đoạn 2020 - 2025.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Lịch sử hình thành và kết quả đạt được
Từ năm 1998, thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan dân số các cấp đã xây dựng và triển khai hệ thống thông tin chuyên ngành dân số thống nhất tại 4 cấp (tỉnh, huyện, xã và kết nối với trung ương) trên phạm vi toàn tỉnh. Hệ thống đã thu thập thông tin của từng người dân tại hộ gia đình vào kho số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành của các cấp quản lý trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống được chuẩn hóa quy trình từ thu thập, cập nhật biến động hàng tháng, hàng quý, hàng năm và lưu trữ thông tin số liệu; xử lý, lập báo cáo thống kê định kỳ; cung cấp số liệu cho cơ quan thống kê, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan liên quan.
Năm 2004, hệ thống đã cơ bản hoàn thành việc số hóa thông tin chuyên ngành từ Sổ ghi chép ban đầu (Sổ giấy) của cộng tác viên dân số vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin chuyên ngành dân số cấp huyện. Từ đó đến nay, hệ thống chuyển sang giai đoạn cập nhật thông tin biến động thường xuyên. Tại tỉnh Hải Dương có 12 kho dữ liệu điện tử chứa thông tin hệ thống chuyên ngành dân số - KHHGĐ 12 huyện, thị xã, thành phố. Từ đó tích hợp thành kho dữ liệu điện tử cấp tỉnh và liên thông 63 kho dữ liệu cấp tỉnh thành kho dữ liệu điện tử cấp trung ương. Trang thiết bị cho mỗi kho dữ liệu điện tử là các máy chủ, kết nối các máy trạm thông qua hệ thống mạng LAN, kết nối kho dữ liệu các cấp thông qua hệ thống mạng Internet… Tại mỗi kho dữ liệu đều có nhiệm vụ vận hành, khai thác, lưu trữ thông tin chuyên ngành, phục vụ hoạt động quản lý.
2.2. Tồn tại, hạn chế
- Việc thu thập, cập nhật thông tin của mạng lưới cộng tác viên dân số tại một số địa phương còn chưa đúng tiến độ, chất lượng chưa cao là do cộng tác viên thường thay đổi, chính sách đãi ngộ cộng tác viên dân số chưa hợp lý, chưa kịp thời.
- Lượng thông tin biến động lớn, viên chức dân số kiêm nhiệm nhiều việc nên đôi khi hoạt động giám sát cập nhật thông tin vào kho dữ liệu chưa kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thống kê.
- Một số cán bộ mới làm công tác dân số thiếu các kỹ năng về phân tích, khai thác, sử dụng số liệu thống kê chuyên ngành.
- Việc tổng hợp số liệu của tỉnh, huyện vẫn theo phương thức cộng số liệu của các xã nên chưa xử lý đầy đủ việc di dân giữa các huyện, tỉnh; việc kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác còn hạn chế, máy tính, trang thiết bị qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, hay hỏng hóc...Đặc biệt, còn thiếu chủ động cung cấp thông tin, phân tích chuyên sâu về động thái dân số trong quá khứ, hiện tại và tương lai phục vụ cho các cấp, các ngành hoặc theo nhu cầu.
1. Mục tiêu chung
Phát triển hệ thống thông tin số liệu dân số theo hướng hiện đại và đồng bộ bảo đảm cung cấp đầy đủ tình hình, dự báo dân số tin cậy phục vụ quản lý nhà nước về dân số góp phần xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của mọi cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện thành công Kế hoạch hành động của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2025 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025:
- Hoàn thành việc nâng cấp, đồng bộ hệ thống phần mềm dùng chung; 100% số xã thực hiện được việc cập nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số trực tiếp vào kho dữ liệu chuyên ngành dân số theo tiến độ của Trung ương.
- Hoàn thành việc hiện đại hóa hạ tầng, trang thiết bị và các ứng dụng công nghệ thông tin của kho dữ liệu chuyên ngành dân số các cấp bảo đảm kết nối liên thông đến cấp xã, lưu trữ tập trung tại 4 cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương đúng tiến độ Trung ương quy định. Tích hợp đồng bộ dữ liệu về dân số lên trung tâm dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- Kho dữ liệu chuyên ngành dân số có hệ thống bảo đảm an toàn thông tin, an ninh dữ liệu và quyền truy cập.
- Khai thác triệt để thế mạnh của cơ sở dữ liệu, thông tin số liệu cơ bản về dân số được tổng hợp, phân tích một cách triệt để sử dụng trong thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội các cấp tỉnh, huyện, xã.
- Mở rộng các hình thức cung cấp thông tin số liệu chuyên ngành dân số cho các cơ quan, tổ chức trong xã hội.
Đến năm 2030:
- 100% cộng tác viên dân số thường xuyên hàng tháng thực hiện thu thập, cập nhật thông tin dân số tại hộ gia đình trên thiết bị di động thông minh theo chỉ đạo của Trung ương nhằm thống nhất cơ sở dữ liệu dùng chung theo tiến độ của Trung ương.
- 100% thông tin số liệu cơ bản về dân số được tổng hợp, phân tích một cách tự động hóa trong kho dữ liệu chuyên ngành dân số từ cấp tỉnh đến cấp xã đáp ứng nhu cầu xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN
1. Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đối tượng:
- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số từ tỉnh đến cơ sở, các sở, ngành liên quan có cơ sở dữ liệu.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các nhà nghiên cứu có nguồn thông tin phục vụ nghiên cứu, phân tích, dự báo về dân số và phát triển.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030 được chia thành 2 giai đoạn, cụ thể:.
- Giai đoạn 2021 - 2025, tập trung thực hiện các công việc sau: Tiếp tục duy trì ổn định, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã; đảm bảo vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin chuyên ngành dân số các cấp; đẩy mạnh phân tích chuyên sâu về tình hình và dự báo dân số, chủ động cung cấp dữ liệu cho các ngành và địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho mọi cán bộ làm công tác thống kê chuyên ngành dân số. Tập huấn kỹ năng sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động (05 ứng dụng) cho cán bộ thống kê dân số.
- Giai đoạn 2026 - 2030, tập trung thực hiện các công việc sau: Duy trì, kết nối liên thông, chia sẻ và kết xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin chuyên ngành dân số các cấp với các cơ sở dữ liệu điều tra dân số khác. Tiếp tục phát triển ứng dụng cung cấp dịch vụ thông tin về dân số và phát triển trên thiết bị di động thông minh (05 ứng dụng). Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác và xử lý dữ liệu, phân tích và dự báo dân số, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật cho mọi cán bộ làm công tác thống kê chuyên ngành dân số.
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin số liệu về dân số và phát triển
- Xây dựng báo cáo chuyên sâu, tài liệu, hướng dẫn; dự báo động thái, vấn đề dân số mới nảy sinh cấp tỉnh. Cung cấp, chia sẻ thông tin dữ liệu chuyên ngành dân số thuận tiện, liên tục, thường xuyên.
- Đổi mới phương thức cung cấp thông tin số liệu dân số và phát triển theo các hình thức khác nhau. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin truyền thông hiện đại, trực tuyến đến cơ quan, tổ chức và mọi người dân. Quán triệt sâu sắc hơn nữa vai trò của thông tin số liệu dân số và phát triển trong công tác chỉ đạo, điều hành để đạt các mục tiêu về dân số; lồng ghép yếu tố dân số trong xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
- Ban hành Nghị quyết, Kế hoạch để bảo đảm nguồn lực, phân công cụ thể từng cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện.
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định chuyên môn, kỹ thuật
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế phối hợp, chia sẻ, khai thác thông tin số liệu dân số và phát triển của các ngành, địa phương; chính sách hỗ trợ việc thu thập, cập nhật thông tin số liệu đầu vào, quản trị và vận hành kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
Các sở, ngành, địa phương: Đánh giá nhu cầu về thông tin, dữ liệu trong phạm vi cơ sở dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành dân số; xác định cụ thể các nội dung dữ liệu cần khai thác hoặc nội dung có liên quan; xác định kế hoạch sử dụng thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành dân số.
Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ): Tiếp nhận và đánh giá nhu cầu dữ liệu của các sở, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện cung cấp dữ liệu đáp ứng nhu cầu khi triển khai.
Bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh và cơ sở phục vụ cho việc thu thập, cập nhật thông tin biến động tại địa bàn và đảm bảo cho việc duy trì, vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin chuyên ngành dân số.
- Rà soát, bổ sung các quy định về kỹ thuật, an toàn thông tin, an ninh dữ liệu, vận hành kho dữ liệu chuyên ngành dân số; giám sát, đánh giá, thẩm định chất lượng thông tin số liệu.
Bổ sung các quy định chi tiết về chia sẻ thông tin, dữ liệu của cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số; quyền tiếp cận, khai thác các cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp các quy định về quyền tiếp cận thông tin và các quy định khác của pháp luật.
Xây dựng quy định về kết nối các hệ thống thông tin của các sở, ngành, địa phương với cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số đảm bảo thông suốt và an toàn thông tin.
Kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm về chất lượng thông tin số liệu, việc xây dựng, vận hành, khai thác và chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số với các sở, ban ngành và các địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định.
3. Nâng cao chất lượng thông tin số liệu, hiện đại hóa kho dữ liệu chuyên ngành dân số
- Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng thông tin số liệu, hiện đại hóa hệ thống thông tin chuyên ngành dân số. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng thu thập thông tin số liệu đầu vào của mạng lưới dân số các cấp, cộng tác viên dân số; rà soát, thẩm định thông tin số liệu; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả ba hình thức thu thập thông tin: Báo cáo định kỳ, điều tra thống kê, hồ sơ đăng ký hành chính trên cơ sở nhu cầu thông tin số liệu phục vụ quản lý điều hành.
In phiếu thu thông tin biến động nhằm đảm bảo duy trì nguồn thông tin và chất lượng đầu vào của hệ thống thông tin chuyên ngành dân số.
Đổi sổ hộ gia đình (sổ A0) nhằm nâng cao chất lượng thông tin, số liệu thống kê chuyên ngành phục vụ việc quản lý, lập kế hoạch, xây dựng chương trình công tác Dân số của tỉnh.
- Nâng cấp hệ thống thông tin chuyên ngành dân số, xây dựng, triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin số liệu trực tuyến tại cấp xã; lưu trữ, quản lý dữ liệu tập trung tại cấp tỉnh, cụ thể:
Nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý thông tin chuyên ngành dân số hiện có tại 02 cấp (tỉnh, huyện), phát triển, mở rộng hệ thống phần mềm này đến cấp xã theo mô hình cập nhật thông tin số liệu trực tuyến;
Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho phòng máy chủ; đầu tư, trang bị máy chủ lưu trữ, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu; nâng cấp dung lượng đường truyền internet; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống tường lửa bảo vệ kết nối vào, ra; bổ sung, thay thế các thiết bị ngoại vi để bảo đảm chuyển đổi mô hình từ cập nhật, lưu trữ, quản lý phân tán tại cấp huyện mở rộng sang mô hình cập nhật trực tuyến tại cấp xã. Tại cấp tỉnh trên cơ sở kế thừa tối đa hạ tầng sẵn có và kết hợp thuê một số dịch vụ để tiết kiệm, giảm chi phí đầu tư từ ngân sách;
Phát triển hệ thống bảo đảm an ninh thông tin, an toàn dữ liệu của hệ thống kho dữ liệu thông tin chuyên ngành dân số các cấp, nâng cấp trang bị các hệ thống bảo vệ truy cập kết nối mạng, hệ thống lưu trữ thông tin dữ liệu;
Xây dựng, hoàn thiện các chuẩn kết nối theo quy định hiện hành để thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành dân số với ngành thống kê, bảo hiểm xã hội, lao động, công an, tư pháp…
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, giám sát hỗ trợ, thẩm định số liệu nhằm đảm bảo chất lượng của hệ thống thông tin chuyên ngành. Kịp thời nắm bắt thực trạng hệ thống thông tin chuyên ngành dân số để làm cơ sở đề xuất chính sách, cơ chế phối hợp, quản lý, vận hành, khai thác, chia sẻ dữ liệu và phổ biến thông tin giữa các cấp, các ngành cho phù hợp. Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin của các hệ thống thông tin trong phạm vi Kế hoạch.
- Điều tra, khảo sát về dân số và phát triển; nhân khẩu học và sức khỏe. Nghiên cứu, thí điểm mô hình nâng cao chất lượng thu thập, cập nhật thông tin.
4. Nâng cao năng lực cán bộ, cộng tác viên
- Tuyển chọn, đào tạo cán bộ chuyên sâu về thống kê dân số, nhân khẩu học, công nghệ thông tin.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về kiến thức và kỹ năng thu thập thông tin; xử lý, khai thác, lưu trữ số liệu dân số; quản trị, vận hành kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
- Đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện kế hoạch, lồng ghép với các kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ liên quan; huy động toàn bộ mạng lưới y tế, dân số, nhân viên Y tế - Dân số tham gia theo chức năng nhiệm vụ được giao bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở.
- Khuyến khích, huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn nguồn vốn hợp pháp từ tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Kế hoạch.
1. Nhu cầu kinh phí
Kinh phí địa phương: Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030 là 12.333.400.000 đồng (Mười hai tỷ, ba trăm ba mươi ba triệu, bốn trăm nghìn đồng).
2. Nguồn kinh phí
- Ngân sách địa phương bảo đảm theo khả năng cân đối ngân sách và phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ y tế, dân số, lồng ghép trong các chương trình dự án có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Nguồn vốn viện trợ và nguồn hợp pháp khác được sử dụng có hiệu quả theo đề xuất của nhà tài trợ và nhu cầu thực tế của địa phương.
1. Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ)
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch, chuẩn hóa các quy trình, rà soát, đảm bảo thông tin đầu vào đúng quy định.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ theo quy định.
- Tổ chức và giám sát chặt chẽ tiến độ triển khai, vận hành của cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số; thúc đẩy sự khai thác dữ liệu của các sở, ngành, địa phương đối với cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế cân đối và phân bổ nguồn lực thực hiện Kế hoạch. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép thực hiện Kế hoạch với Chương trình Y tế - Dân số và các Chương trình, đề án, dự án khác trên địa bàn.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hằng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách bảo đảm thực hiện Kế hoạch này, hướng dẫn sử dụng kinh phí theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Cục Thống kê tỉnh, Sở Y tế hướng dẫn các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chuyên môn về chia sẻ, kết nối hệ thống thông tin chuyên ngành dân số với cơ sở dữ liệu của các ngành liên quan.
5. Cục Thống kê tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện trao đổi, chia sẻ thông tin số liệu về dân số, đảm bảo tính thống nhất, kịp thời, chính xác và đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp, sử dụng và công bố thông tin số liệu.
6. Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế chia sẻ, kết nối với hệ thống thông tin chuyên ngành dân số.
7. Các sở, ban, ngành liên quan khác
Phối hợp Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan tham gia rà soát, bổ sung và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch hoạt động lồng ghép với nội dung Kế hoạch; chia sẻ, kết nối với hệ thống thông tin chuyên ngành dân số.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm tình hình cụ thể của từng địa phương và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch. Huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của từng địa phương bổ sung thêm nguồn ngân sách để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch với các đề án, dự án khác trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 2Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số tỉnh Cà Mau đến năm 2030
- 3Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 thành phố Hải Phòng
- 5Kế hoạch 1796/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 137/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 18/QĐ-TCDS năm 2016 quy định tạm thời về mẫu Sổ ghi chép ban đầu, mẫu phiếu thu tin của cộng tác viên dân số và mẫu biểu báo cáo thống kê chuyên ngành của kho dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và điều hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 5Quyết định 1679/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2259/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 417/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 1544/BYT-TCDS năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
- 9Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số tỉnh Ninh Bình đến năm 2030
- 10Kế hoạch hành động 2196/KH-UBND năm 2020 giai đoạn 2020-2025 tỉnh Hải Dương thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030
- 11Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số tỉnh Cà Mau đến năm 2030
- 12Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 13Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 thành phố Hải Phòng
- 14Kế hoạch 1796/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 82/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Triệu Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định