Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8123/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 18 tháng 9 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2023-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025; Chỉ thị số 04/CT-BYT ngày 15/3/2016 của Bộ Y tế về việc tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; Văn bản số 4275/BYT-TCDS ngày 26/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2015-2022

1. Kết quả thực hiện

- Tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2022 trung bình hằng năm giảm 0,68 điểm/năm. Năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh là 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái (cao hơn toàn quốc 1,1 điểm); đến năm 2022, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh 108 trẻ trai/100 trẻ gái (tương đương toàn quốc). Sau 7 năm thực hiện Kế hoạch số 1196/KH-UBND ngày 03/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã kiểm soát hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh- Khoảng cách chênh lệnh tỷ số giới tính khi sinh giữa các địa phương thay đổi giữa các nhóm: Năm 2015 có 08/12 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh rất cao (trên 112 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống), có 02/12 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao (từ 109-112 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống) và có 02/12 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh mất cân bằng (dưới 109 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống). Năm 2022 có 04/12 huyện, thành phố tỷ số giới tính khi sinh >112, giảm được 04 huyện, thành phố; 04/12 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh từ 109-112, tăng 02 huyện, thành phố và 04/12 huyện, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh <109, tăng 02 huyện, thành phố

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

2. Nhận thức, thái độ, hành vi về mất cân bằng giới tính khi sinh của các nhóm đối tượng đã có chuyển biến tích cực

- Công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh đã được đổi mới về nội dung, hình thức và cách tiếp cận; giáo dục về bình đẳng giới đã được đưa vào chương trình trong và ngoài nhà trường, tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của Nhân dân. Quy mô gia đình ít con để có điều kiện nuôi con khỏe, dạy con ngoan ngày càng được chấp nhận rộng rãi; hiểu biết và hạn chế tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh của các nhóm đối tượng được nâng lên rõ rệt.

- Các hoạt động truyền thông, vận động được triển khai mạnh mẽ góp phần thúc đẩy giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng, chuyên trang, chuyên mục, cùng hàng nghìn pano, áp phích, tờ rơi, các cuộc mít tinh... đã đưa các thông điệp về mất cân bằng giới tính khi sinh, cấm lựa chọn giới tính thai nhi, tác hại của việc mất cân bằng giới tính khi sinh... góp phần thực hiện thành công giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh, đã lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội.

- Những năm qua, các nội dung về giới và bình đẳng giới, đặc biệt là mất cân bằng giới tính khi sinh, đã được cung cấp cho lãnh đạo các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từng bước nâng cao nhận thức, tầm quan trọng và thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng về công tác dân số và phát triển. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân số và phát triển nói chung và mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng, hằng năm đưa chỉ tiêu mất cân bằng giới tính khi sinh vào chương trình công tác của từng đơn vị, xem đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của mỗi địa phương; góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo một cách bền vững.

3. Một số tồn tại, hạn chế chủ yếu

- Mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh vẫn còn ở mức cao; mất cân bằng giới tính khi sinh tại một số huyện có xu hướng tăng.

- Có khoảng cách khá lớn về mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các huyện, thành phố tỷ số giới tính khi sinh cao với các huyện, thành phố mất cân bằng giới tính khi sinh (5 điểm). Mất cân bằng giới tính khi sinh khu vực nông thôn tăng nhanh, trong khi đó khu vực đô thị có chiều hướng giảm.

- Còn có sự khác biệt nhận thức về bình đẳng giới của người dân thành thị với người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Khoảng cách giữa các lần sinh của các cặp vợ chồng, số lần sinh và số con của mỗi gia đình, của các nhóm đối tượng cũng khác nhau. Đặc biệt là các gia đình có điều kiện kinh tế lại không muốn sinh đông con nên việc giảm sinh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh gia tăng.

- Chính sách và công tác truyền thông dân số hiện nay vẫn chưa thực sự đa dạng phong phú, mặt khác chính sách hỗ trợ cho những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái chưa được chú trọng, quan tâm.

4. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân đạt được kết quả

- Nguyên nhân khách quan

+ Kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đời sống Nhân dân được nâng lên, nhận thức của đa số Nhân dân về công tác dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao.

+ Kinh tế phát triển nên điều kiện hỗ trợ các vùng khó khăn và các nhóm đối tượng đặc thù, góp phần giảm nhanh khoảng cách chênh lệch về nhận thức, thái độ và hành vi liên quan cần thay đổi về dân số và phát triển.

+ Cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc có bước phát triển tốt, việc tiếp cận thông tin của người dân được cải thiện theo hướng đa chiều và đa hình thức; trình độ dân trí và đời sống của người dân được nâng cao; vị thế phụ nữ trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội được nâng lên. Những điều kiện này tạo thuận lợi cho công tác dân số và phát triển, người dân có nhiều cơ hội được lựa chọn, tham gia và tiếp cận các thông tin đa dạng.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, sự tham gia nhiệt tình của Nhân dân là động cơ tổ chức, triển khai thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao hằng năm của Chương trình dân số và phát triển giai đoạn 2011-2022.

+ Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị phối hợp thực hiện lồng ghép Chương trình dân số và phát triển với các chương trình kinh tế - xã hội, phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với quy mô gia đình ít con. Đưa các chỉ tiêu dân số và phát triển là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, xem đây là mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức, đảng viên và ngành, địa phương, đơn vị.

+ Triển khai đồng bộ các giải pháp chuyên môn từ truyền thông thay đổi hành vi đến đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, chú trọng triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng dân số.

+ Đổi mới các loại hình truyền thông phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Tăng cường công tác tuyên truyền về dân số và phát triển ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có mức sinh cao; đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, sinh con một bề để nâng cao nhận thức, giúp họ chuyển đổi hành vi, đảm bảo thực hiện chương trình một cách bền vững.

+ Thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc một cách thường xuyên; tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết định kỳ 6 tháng, hằng năm nhằm đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được và chưa làm được để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng các nội dung, giải pháp cụ thể, thiết thực; kịp thời phát hiện các nhân tố mới, điển hình tiên tiến về công tác dân số và phát triển để nhân rộng điển hình ...

b) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở đã xuất hiện tư tưởng chủ quan thỏa mãn với những kết quả đạt được mà chưa nhận thức đầy đủ về tính chất lâu dài, khó khăn phức tạp, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác dân số và phát triển, đặc biệt là những hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Tổ chức kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chặt chẽ. Một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu trong việc thực hiện chính sách dân số và phát triển. Việc xử lý các vi phạm về chính sách dân số còn chưa thống nhất, chế tài chưa đủ mạnh để giáo dục răn đe. Sự phối hợp của một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện công tác dân số và phát triển chưa được thường xuyên, thiếu đồng bộ chặt chẽ.

- Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về dân số và phát triển chưa tạo được sự chuyển biến sâu sắc về ý thức và tâm lý trong thực hiện chính sách dân số, một bộ phận người dân chưa chấp nhận quy mô gia đình có 2 con. Định kiến giới, tư tưởng trọng nam, phải có con trai nối dõi tông đường, thậm chí tư tưởng đông con, thích có đủ trai, đủ gái vẫn còn tồn tại và ăn sâu vào nhận thức của người dân, của một bộ phận cán bộ, đảng viên, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ hằng năm còn cao là nguyên nhân tiềm ẩn sự bùng phát gia tăng dân số. Tập quán, điều kiện kinh tế, dịch vụ xã hội chưa phát triển để giúp cho người dân có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

- Đội ngũ cộng tác viên dân số thường xuyên biến động, thay đổi trong khi đó đội ngũ này đóng vai trò chính trong công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình tại cơ sở.

- Nhân lực làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình còn thiếu và trình độ chuyên môn chưa đồng đều, trang thiết bị phương tiện làm việc ở cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu công tác dân số và phát triển, việc tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa.

5. Bài học kinh nghiệm

- Công tác truyền thông vận động giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư, đặc biệt, vai trò của người đứng đầu là yếu tố quyết định tới thành công của việc thực hiện chính sách dân số nói chung và giảm tỷ số giới tính khi sinh nói riêng.

- Tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên có ảnh hưởng sâu rộng, lan tỏa đến việc thực hiện các mục tiêu dân số. Thực tế cho thấy, những nơi cán bộ, đảng viên gương mẫu thì công tác dân số được quan tâm và thực hiện tốt.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục trong việc xử lý vi phạm các đối tượng liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, kiên trì thường xuyên, liên tục tuyên truyền vận động đến từng cặp vợ chồng, từng gia đình đã chuyển tải các thông điệp về nguyên nhân, hậu quả của mất cân bằng giới khi sinh.

- Trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cụ thể là Kế hoạch số 1196/KH-UBND ngày 03/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Bước đầu các hoạt động của Kế hoạch đã đạt được những kết quả nhất định.

II. KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2023-2025

1. Mục đích, yêu cầu

a) Mục đích

- Triển khai hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016.

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

- Tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội trong việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

b) Yêu cầu

- Các hoạt động thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lựa chọn giới tính khi sinh.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ ... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi.

- Các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật... phải lồng ghép trong các hoạt động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để đảm bảo tính hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh bình quân 0,4 điểm phần trăm/năm, để tỷ số này đạt dưới mức 109,0 bé trai/100 bé gái vào năm 2025.

- Mục tiêu 2: Giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt khoảng <112 tại 04 huyện, thành phố; đưa tỷ số này đạt khoảng <109 tại 04 huyện, thành phố; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên 107 tại 04 huyện, thành phố vào năm 2025.

3. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện

a) Phạm vi thực hiện: Kế hoạch được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.

b) Đối tượng: Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội; những đơn vị, người có liên quan đến cung cấp dịch vụ siêu âm, chẩn đoán thai nhi và gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh thiếu niên.

c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2025.

4. Nhiệm vụ, hoạt động cụ thể

a) Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

- Thường xuyên cung cấp thông tin mới và có chất lượng về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh đến lãnh đạo các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng, người dân; tập trung vào các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên; tác động của mất cân bằng giới tính khi sinh đến nguồn nhân lực và kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mọi người hiểu được ý nghĩa, nội dung hoạt động của Đề án; nâng cao kiến thức về giới và bình đẳng giới, những tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh, giúp các thai phụ và gia đình tự giác không lựa chọn giới tính khi sinh.

- Cung cấp thông tin cho nam, nữ thanh niên đến đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký kết hôn nhằm giúp cho nam, nữ thanh niên chuẩn bị lập gia đình hiểu được tác hại của việc lựa chọn giới tính khi sinh và các quy định của pháp luật về nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề nhằm cung cấp kiến thức về giới, bình đẳng giới và giới tính khi sinh, các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho cộng đồng khu dân cư tạo sự ủng hộ trong xã hội.

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Kế hoạch, sinh đủ 02 con, xây dựng gia đình hạnh phúc; gắn chỉ tiêu mất cân bằng giới tính khi sinh cho từng địa phương, đơn vị, nhất là người đứng đầu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về nội dung Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-BYT ngày 15/3/2016 của Bộ Y tế và Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

- Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, các văn bản quy phạm pháp luật về không lựa chọn giới tính thai nhi.

- Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, sản xuất các tài liệu truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới; giới thiệu, phổ biến các tài liệu này đến các nhóm đối tượng. Xây dựng, tu bổ, sửa chữa cụm panô, treo khẩu hiệu, banner tuyên truyền trên một số trục đường chính, nơi tập trung dân cư.

b) Đưa nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường chính trị, trung học phổ thông, trường y trên địa bàn tỉnh

Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị, các trường trung học phổ thông, trường y trên địa bàn tỉnh.

c) Xây dựng, thử nghiệm và mở rộng triển khai các mô hình

- Củng cố và mở rộng hoạt động câu lạc bộ "Các bạn gái tiêu biểu" nhằm động viên, khuyến khích đối tượng các cháu gái là con của gia đình sinh con một bề là gái và có thành tích xuất sắc trong học tập đang học tại các trường chính trị, trung học phổ thông, trung học cơ sở, trường y; câu lạc bộ "Phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên giúp nhau làm kinh tế gia đình"; "Câu lạc bộ bình đẳng giới" nhằm động viên, khuyến khích đối tượng là phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên cùng giúp nhau làm kinh tế gia đình tại các xã triển khai.

- Thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ "Nam nông dân sáu chuẩn mực" nhằm giúp nam giới hiểu và thực hiện đúng các chính sách liên quan đến công tác dân số và phát triển, tác hại về mất cân bằng giới tính khi sinh, các lợi ích và ý nghĩa của sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; câu lạc bộ "Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền" nhằm giúp ông, bà hiểu được tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh từ đó gần gũi với con cháu, không tạo áp lực cho con cháu về vấn đề "Trọng nam khinh nữ".

- Xây dựng mô hình đưa chính sách dân số vào quy ước thôn, tổ dân phố nhằm duy trì mức sinh hợp lý, giảm tốc độ mất cân bằng giới tính khi sinh, tăng số người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, tăng tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số.

d) Các hoạt động hội nghị, hội thảo về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

-Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về giới, bình đẳng giới và giới tính khi sinh, các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi với sự tham dự của lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng; tạo sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chương trình kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Sơ kết, tổng kết hằng năm nhằm đánh giá kết quả hoạt động, biểu dương những địa bàn triển khai hiệu quả để học tập nhân rộng; nhận định những mặt yếu kém, tồn tại, nguyên nhân và hướng khắc phục.

- Đánh giá kết thúc Đề án để xác định thực trạng giới tính khi sinh; khảo sát nắm danh sách nhóm phụ nữ có 2 con là nữ; khảo sát kiến thức, thái độ của các đối tượng chịu sự tác động của Đề án; việc thực thi pháp luật về nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính.

đ) Chính sách khuyến khích, hỗ trợ

- Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, phụ nữ có chồng có 02 con là gái trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển sản xuất nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường trung học phổ thông nhằm chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện của các cháu gái trong gia đình có 02 con là gái với thành tích học tập giỏi, biểu dương các cháu gái có thành tích cao trong học tập.

e) Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi

- Phổ biến các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho lãnh đạo các cơ sở có khả năng cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai và cán bộ trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật.

- Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi và tham gia tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

- Định kỳ bình xét, khen thưởng nhằm động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia tốt các nội dung, chương trình hoạt động của Đề án.

g) Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm; nạo phá thai; các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại sách, báo, văn hóa phẩm nhằm hạn chế và từng bước loại dần hiện tượng phá thai do lựa chọn giới tính, siêu âm công bố giới tính, tài liệu lựa chọn giới tính; ngăn chặn việc sản xuất, nhân bản buôn bán và lưu hành các tài liệu phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.

- Xây dựng mạng lưới cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin tố giác, tố cáo vi phạm ở cộng đồng dân cư.

h) Các hoạt động đào tạo, tập huấn về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nhất là cán bộ tuyên truyền, tư vấn, quản lý đối tượng tuyến xã, nhân viên y tế các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi nhằm nâng cao phương pháp, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, quy trình, quy định chuyên môn kỹ thuật có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

i) Quản lý, giám sát

- Thiết lập hệ thống sổ sách mẫu biểu ghi chép theo dõi đối tượng, báo cáo thống kê; cập nhật dữ liệu giới tính trẻ sinh ra hằng năm để đánh giá hiệu quả Đề án, giúp quản lý các đối tượng của Đề án một cách khoa học, làm cơ sở phục vụ công tác nghiên cứu và đánh giá hiệu quả Kế hoạch một cách xác thực.

- Định kỳ giám sát, kiểm tra tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quý, năm nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn để có phương án điều chỉnh Kế hoạch kịp thời, phù hợp.

5. Kinh phí thực hiện

- Ngân sách nhà nước, bao gồm: Nguồn ngân sách địa phương và nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có); lồng ghép hoạt động của Chương trình dân số với các chương trình, kế hoạch của ngành y tế giai đoạn 2023-2025 và các hoạt động, dự án, chương trình khác đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

6. Tổ chức thực hiện

a) Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Hằng năm, xây dựng dự toán kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp trong dự toán chi sự nghiệp của ngành Y tế, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp nhiệm vụ phát sinh và các khó khăn, vướng mắc, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và theo các quy định hiện hành.

b) Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch trong phạm vi chi sự nghiệp y tế giao hằng năm phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế lồng ghép nội dung, chương trình giáo dục về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới vào chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường.

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai Luật Bình đẳng giới; thực hiện đầy đủ chính sách về đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ; hướng dẫn đưa nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới vào trong chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới nhằm giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh.

đ) Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh. Chú trọng tuyên truyền những gương điển hình trong việc thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.

e) Các sở, ban, ngành, đoàn thể: theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện Kế hoạch và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến chính sách dân số và việc thực hiện pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

g) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ đặc điểm tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp cụ thể trong việc kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương. Lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện kế hoạch với các đề án, dự án, chương trình khác trên địa bàn.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; tăng cường phối hợp và đẩy mạnh thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

h) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân thực hiện hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh, hiểu biết về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh và tham gia giám sát việc thực hiện Kế hoạch.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức triển khai nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch; định kỳ cáo cáo kết quả thực hiện, gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 8123/KH-UBND ngày 18/9/2023 của UBND tỉnh)

1. Tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2022

TT

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

1

Tỉnh Lâm Đồng

112,8

110

110,6

106

110

111

106,3

108

2

Toàn quốc

111,7

113,3

112,5

111,4

111,5

112,1

111,5

108

3

Tỷ số GTKS
Lâm Đồng/Toàn quốc

1,1

-3,3

-1,9

-5,4

-1,5

-1,1

-5,2

0

2. Tỷ số giới tính khi sinh các huyện, thành phố giai đoạn 2015-2022

Số TT

Huyện, thành phố

Tỷ số GTKS năm 2015

Trẻ sinh 2016-2022

Tỷ số GTKS 2016-2022

Tăng, giảm điểm %

Tổng

Nam

Nhóm 1: Tỷ số GTKS>112

 

1

Đạ Tẻh

126,4

3.647

1.931

113

(13,4)

2

Cát Tiên

115,3

3.414

1.822

114

(1,3)

3

Đam Rông

110,7

8.365

4.535

118

7,3

4

Bảo Lâm

108,6

12.835

6.937

118

9,4

Nhóm 2: 109< Tỷ số GTKS <112

 

1

Lạc Dương

113,9

4.240

2.215

109

(4,9)

2

Đức Trọng

108,2

18.388

9.658

111

2,8

3

Lâm Hà

114,8

14.136

7.428

111

(3,8)

4

Đơn Dương

110,2

11.833

6.186

110

(0,2)

Nhóm 3: Tỷ số GTKS <109

 

1

Đạ Hoai

115,6

3.577

1.857

108

(7,6)

2

Di Linh

117,6

15.693

8.106

107

(10,6)

3

Đà Lạt

113,2

20.438

10.577

107

(6,2)

4

Bảo Lộc

113,3

15.326

7.953

108

(5,3)

 



span', 'dctk > span', 'dctd > span']; var hasChild = selectors.some(function(selector) { return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0; }); if (!hasChild) { var totalSubLevels = 1; } else { function findMatchingParent(element) { var parent = element.parent(); if (parent.length === 0) return null; for (var i = 0; i < selectors.length; i++) { if (parent.is(selectors[i])) { superLevel++; return parent; } } return findMatchingParent(parent); } var parentElement = findMatchingParent(clickedElement); while (parentElement !== null) { level++; parentElement = findMatchingParent(parentElement); } var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', ')); var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase(); var className = closestElement.attr('class'); var textContent = closestElement.text().trim(); var address = selectors.find(function(selector) { return closestElement.is(selector); }); var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1; var parent_id = closestElement.parent().attr('id'); var variableName = 'parent_id_' + level; // Gán giá trị của parent_id cho biến động này window[variableName] = parent_id; } if (totalSubLevels>1) { var dynamicVars = {}; var variableName = 'parent_id_' + level; dynamicVars[variableName] = parent_id; var buble_id = dynamicVars[variableName]; } else { buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id'); } if ($this.next('.pointy').length === 0) { $this.after('

'); } var $pointer = $this.next('.pointer'); var $canvas = $this.next('canvas'); var $pointy = $canvas.next('div.pointy'); if ($pointy.is(':visible')) { } if ($pointer.is(':visible')) { } else { if ($('#ajax_tra_cuu').is(':visible')) { $('#ajax_tra_cuu').hide(); } $("#right_info_col").css('height', '1px'); $('#rightdocinfo').hide('slow'); $('#r-toc').hide('slow'); if ($('button#toggleSidebar').length) { if (parseInt($('#customSidebar').css('right'),10) == 0) { $('#customSidebar').animate({ right: '-280px' }, 500); $('#toggleSidebar').html(''); } else { } } if ($pointy.is(':visible')) { var $pointer = $canvas.next('.pointer'); if ($pointer.is(':visible')) { $pointer.hide(); $canvas.hide(); } else { } } else { if ($canvas.length==1) { var $canvas = $this.next('canvas'); var $pointer = $canvas.next('.pointer'); if ($pointer.length>0) { $pointer.show(); $canvas.show(); } $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $pointer.css({'z-index':9999}); $canvas.css({'z-index':9999}); if (level==0) { if (totalSubLevels==1) { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $(window).height() / 4; } else { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $('#nav-tab-vb').height()-10; } $('html,body').animate({ scrollTop: scrollTop_offset }, 'slow'); } } else { $pointer.show(); if ($pointy.length==0) { var elementOffset = $(this).position().top; var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); if (level>0 && e.originalEvent === undefined) { //clicked by js var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/(level+1), 450)); var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); } else { var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); } if (level>0 && e.originalEvent === undefined) { newTop = newTop+pointerHeight+10; } var position = $this.position(); $pointer.css({ left: $('#doc-left-col, #noi_dung_dk').width() + 50 + "px", width: $('#doc-right-col').width()-30, height: pointerHeight, 'z-index': 9999, top: newTop + "px" }); $this.pointy({ pointer: $pointer, defaultClass: 'zindex', activeClass: 'pointy-active', arrowWidth: 20 }); var initialTop = $pointer.position().top; $pointer.draggable({ containment: 'document', drag: function() { if (screen.width<1280) { var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); } $this.trigger('pointy-update'); } }); $pointer.on('click', '.close_pointy', function(e) { $pointer.hide(); $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); }); var isDragging = false, startX, startY, offsetX, offsetY; var startDragging = function(e) { if (checkIfScrollingContent(e)) return; if ($(e.target).is('.close_pointy')) { return; } isDragging = true; var touch = e.originalEvent.touches[0]; var pos = $pointer.position(); startX = touch.pageX; startY = touch.pageY; offsetX = startX - pos.left; offsetY = startY - pos.top-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); //e.preventDefault(); }; var duringDragging = function(e) { if (checkIfScrollingContent(e)) return; if (isDragging) { var touch = e.originalEvent.touches[0]; var moveX = touch.pageX; var moveY = touch.pageY; if (screen.width<1280) { var newLeft = moveX - offsetX; var newTop = moveY - offsetY-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; if (newLeft < 0) { newLeft = 0; } else if (newLeft + $pointer.outerWidth() > $(window).width()) { newLeft = $(window).width() - $pointer.outerWidth(); } if (newTop < initialTop) { newTop = initialTop; } $pointer.css({ left: newLeft, top: newTop }); } else { var newLeft = moveX - offsetX; var newTop = moveY - offsetY-$pointer.height()-$pointer.height()/1.365; if (newLeft < 0) { newLeft = 0; } else if (newLeft + $pointer.outerWidth() > $(window).width()) { newLeft = $(window).width() - $pointer.outerWidth(); } $pointer.css({ left: newLeft, top: newTop }); } $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); //e.preventDefault(); } }; var stopDragging = function(e) { $pointer.prev('canvas.pointy').show(); if (checkIfScrollingContent(e)) return; if (screen.width<1280) { var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); } $this.trigger('pointy-update'); }; function checkIfScrollingContent(e) { if ($(e.target).closest('.list_tds').length > 0) { //e.stopPropagation(); return true; } return false; } $pointer.on('touchstart', startDragging); $pointer.on('touchmove', duringDragging); $pointer.on('touchend', stopDragging); var updatePointerPosition = function() { var offset = $this.position(); var windowHeight = $(window).height() - $('#nav-tab-vb').height()-20; var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); var elementOffset = $this.position().top; var newTop = elementOffset - (pointerHeight / 2); var maxTop = $(document).height() - pointerHeight; newTop = Math.max(0, Math.min(newTop, maxTop)); $pointer.css({ left: $('#doc-left-col, #noi_dung_dk').width() + 50 + "px", width: $('#doc-right-col').width() - 30, height: pointerHeight, top: newTop + "px" }); }; $(window).on('resize orientationchange', function() { updatePointerPosition(); var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); $this.trigger('pointy-update'); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); }); } } } if ($pointer.is(':visible')) { if (level==0) { if (totalSubLevels==1) { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $(window).height() / 4; } else { scrollTop_offset = $pointer.offset().top - $('#nav-tab-vb').height()-10; } $('html,body').animate({ scrollTop: scrollTop_offset }, 'slow'); } } } $pointer.css('opacity', '1'); $('.pointy').click(function(e) { //e.preventDefault(); //e.stopPropagation(); }); var parent = $(this).parent(); var dataCT = parent.attr('data-ct'); var dataDC = parent.attr('data-dc'); var dataTN = parent.attr('data-tn'); var loai_buble = parent.prop('nodeName').toLowerCase(); var text_html = $(this).text(); if (loai_buble=='cttd' || loai_buble=='a') { pointer_html = ''; } else if(loai_buble=='dctd') { if (this.hasAttribute('o-title')) { tieu_de_dan_chieu = $(this).attr('o-title'); } else { tieu_de_dan_chieu = text_html; } pointer_html = ''; } else if(loai_buble=='dctk') { pointer_html = ''; } if ($pointer.find('#chu_thich_buble_'+buble_id).length) { } else { $pointer.html(pointer_html); } if (loai_buble=='cttd' || loai_buble=='a') { var load_cttd = setInterval(function(){ if (!$pointer.find('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_'+buble_id+'_loading').length) { $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/vanban/chu-thich/', data: { 'ndct': dataCT, 'id_ct': buble_id, 'dc_text': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } }); $('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').addClass('dc_'+buble_id+'_loading'); } },500); } else if(loai_buble=='dctd') { var load_cttd = setInterval(function(){ if ($pointer.find('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').length){ if (dataDC.length == 32) { $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/public/dan-chieu/' + dataDC, data: { 'text_dan_chieu': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } }); } else { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).load('/ajax/public/dan-chieu/' + dataDC + '/'); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} clearInterval(load_cttd); } } else { clearInterval(load_cttd); } },500); } else if(loai_buble=='dctk') { if ($('#noi_dung_buble_'+buble_id + ' .dc_loading').length){ $.ajax({ type: 'POST', url: '/ajax/vanban/chu-thich/', data: { 'ndct': dataCT, 'id_ct': buble_id, 'loai_hd': 'noi_dung_tham_khao', 'dc_text': text_html }, success: function(response) { $("#noi_dung_buble_" + buble_id).html(response); if ($(document).width()>=1280){$this.trigger('pointy-update');} } }); } } $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $pointer.css({'z-index':9999}); $canvas.css({'z-index':9999}); $('.pointer').on('mouseenter mouseleave click touchstart', function() { // Khi di chuột vào $('.pointer').removeClass('pointy-active'); $('.pointer').css({'z-index':1}); $(this).css({'z-index':9999}); $('canvas.pointy').removeClass('pointy-active'); $('canvas.pointy').css({'z-index':1}); $(this).prev('canvas.pointy').addClass('pointy-active'); $(this).prev('canvas.pointy').css({'z-index':9999}); } ); var list_tds_max_height_interval = setInterval(function(){ if ($pointer.find('.list_tds').length) { var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); $pointer.find('.list_tds').css('max-height', pointerHeight + 'px'); clearInterval(list_tds_max_height_interval); } },50); $(window).resize(function() { if ($(document).width()<=768) { $pointer.hide(); $pointer.prev('canvas.pointy').hide(); } var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); var list_tds_max_height_interval = setInterval(function(){ if ($pointer.find('.list_tds').length) { var windowHeight = $(window).height()-20 - $('#nav-tab-vb').height(); var pointerHeight = Math.max(250, Math.min((windowHeight * 0.8)/totalSubLevels, 450)); $pointer.find('.list_tds').css('max-height', pointerHeight + 'px'); clearInterval(list_tds_max_height_interval); } },50); }); var parentElement = $(this).parent(); var selectors = 'cttd.chuthichtudong > span, a.chuthichtudong > span, dctk > span, dctd > span'; // Find and click all matching child elements parentElement.find(selectors).each(function() { $(this).click(); }); var cap_nhat_pointy_top = setInterval(function(){ if ($this.position().top-$this.parent().height()+10!=$pointer.prev('canvas.pointy').position().top) { $pointer.prev('canvas.pointy').css({'top': $this.position().top-$this.parent().height()+10+'px'}); clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } else { clearInterval(cap_nhat_pointy_top); } },50); }); }); function random_string_id(numstr) { var text = ""; var possible = "abcdefghijklmnopqrstuvwxyz0123456789"; for (var i = 0; i < numstr; i++) text += possible.charAt(Math.floor(Math.random() * possible.length)); return text; } let lastChosen = null; let lastChosentr = null; function scroll_den_hd(ndsh_dich_address) { if (lastChosen) { $(lastChosen).css('background-color', ''); } if (lastChosentr) { $(lastChosentr).css('background-color', ''); } lastChosen = $('[href="javascript:scroll_den_hd(\'' + ndsh_dich_address + '\')"]'); lastChosentr = $('[data-ct="' + ndsh_dich_address + '"]'); $(lastChosen).css('background-color', 'yellow'); $(lastChosentr).css('background-color', 'yellow'); var targetElement = $('[address="' + ndsh_dich_address + '"]'); $('.selected_dchd').removeClass('selected_dchd'); targetElement.addClass('selected_dchd'); targetElement.children('p').children('cttd').click(); targetElement.children('cttd').click(); targetElement.children('p').children('dctk').click(); targetElement.children('dctk').click(); }