Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 16 tháng 7 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 1758/QĐ-BNV ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 463/QĐ-BNV ngày 26/6/2020 của Bộ Nội vụ Ban hành Kế hoạch tổng kết và dự toán kinh phí thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án 500 Trí thức trẻ),
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết Đề án 500 Trí thức trẻ trên địa bàn tỉnh như sau:
Nhằm đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện Đề án 500 Trí thức trẻ, công tác bố trí, sử dụng đội viên Đề án qua đó đánh giá về hiệu quả và những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân, đội viên Đề án 500 Trí thức trẻ có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án. Trên cơ sở thực tiễn triển khai Đề án 500 Trí thức trẻ, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục thu hút trí thức trẻ tình nguyện về các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn công tác.
Tổng kết, đánh giá phải phải bảo đảm nghiêm túc, khách quan, bám sát mục tiêu, nội dung và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Đề án. Triển khai tổng kết Đề án bảo đảm thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình tổng kết Đề án.
1. Tổng kết, báo cáo đánh giá kết quả công tác triển khai thực hiện Đề án; việc thực hiện nhiệm vụ của đội viên Đề án 500 Trí thức trẻ.
2. Việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội viên Đề án 500 Trí thức trẻ hoàn thành nhiệm vụ nhằm tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp.
3. Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân và đội viên Đề án 500 Trí thức trẻ có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức triển khai, thực hiện Đề án theo thẩm quyền.
4. Kiến nghị, đề xuất
1. Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình:
- Chỉ đạo các xã thuộc phạm vi Đề án đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đội viên Đề án.
- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Đề án thuộc phạm vi của huyện; công tác bố trí, sử dụng đội viên Đề án sau khi kết thúc Đề án (theo đề cương và mẫu biểu gửi kèm). Báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 25/7/2020.
- Tổng kết đánh giá và bình xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân và Đội viên Đề án có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án 500 Trí thức trẻ theo thẩm quyền (theo Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật); đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu báo cáo tổng kết thực hiện Đề án 500 Trí thức trẻ của Ủy ban nhân dân tỉnh xong trước ngày 05/8/2020 để báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình thực hiện việc tổng kết và bình xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, đội viên Đề án có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án theo thẩm quyền. Tổng hợp, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai, thực hiện Đề án.
Trên đây là kế hoạch tổng kết Đề án 500 Trí thức trẻ trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, CHỈ ĐẠO VÀ HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐỀ ÁN
1. Đánh giá công tác thông tin tuyên truyền về mục tiêu của Đề án.
2. Các hoạt động, tuyên truyền Đề án; đối thoại với các Đội viên Đề án; thăm hỏi, động viên, khuyến khích các Đội viên Đề án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại xã.
3. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, BAN HÀNH VĂN BẢN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Đánh giá công tác chỉ đạo, ban hành văn bản triển khai thực hiện Đề án.
2. Kết quả ban hành văn bản triển khai thực hiện Đề án
(Phụ lục 1 - Danh mục văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án kèm theo).
3. Đánh giá: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
III. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN, KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Đánh giá công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Đề án để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
2. Kết quả công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Đề án.
3. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
IV. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ ĐỀ ÁN
1. Đối với Đội viên Đề án.
2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN, BỒI DƯỠNG VÀ BỐ TRÍ ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN VỀ XÃ CÔNG TÁC
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC TUYỂN CHỌN ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN
1. Đánh giá công tác tuyển chọn Đội viên Đề án của tỉnh (từ khâu tiếp nhận, tổng hợp và phân loại hồ sơ của trí thức trẻ tình nguyện đăng ký tham gia Đề án; tổ chức phỏng vấn tuyển chọn Đội viên Đề án; công tác phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc thẩm định kết quả tuyển chọn Đội viên Đề án).
2. Kết quả tuyển chọn Đội viên Đề án.
(Phụ lục 2 - Kết quả tuyển chọn Đội viên Đề án theo tiêu chí kèm theo).
3. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
II. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI VIÊN TRƯỚC KHI BỐ TRÍ VỀ XÃ CÔNG TÁC
1. Đánh giá việc phối hợp với Bộ Nội vụ trong công tác bồi dưỡng cho Đội viên Đề án trước khi bố trí về xã công tác (như công tác chuẩn bị bồi dưỡng; công tác tổ chức bồi dưỡng lý thuyết và đi thực tế tại xã); đánh giá nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
2. Kết quả bồi dưỡng Đội viên Đề án.
3. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHO ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN VỀ XÃ CÔNG TÁC
1. Công tác phân công, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để Đội viên Đề án ổn định cuộc sống và triển khai thực hiện nhiệm vụ
a) Đánh giá việc phân công, giao nhiệm vụ cho Đội viên Đề án.
b) Kết quả phân công nhiệm vụ cho Đội viên Đề án.
(Phụ lục 3 - Phân công nhiệm vụ cho Đội viên Đề án kèm theo).
c) Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
2. Đánh giá việc quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền xã để Đội viên Đề án khi về xã công tác
a) Hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền xã về việc thực hiện nhiệm vụ của các chức danh công chức cấp xã để Đội viên Đề án nhanh chóng tiếp cận với công việc được giao.
b) Quan tâm, tạo điều kiện bố trí phương tiện, điều kiện làm việc (bàn, ghế tủ làm việc riêng, được bố trí nhà ở công vụ…) để Đội viên Đề án ổn định cuộc sống và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
IV. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
1. Đánh giá công tác hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của Đội viên Đề án
Công tác nắm bắt tình hình và có ý kiến chỉ đạo kịp thời để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án ngay sau khi Đội viên Đề án về xã công tác.
2. Kết quả hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Đội viên Đề án.
3. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
V. VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN
1. Đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách đối với Đội viên Đề án
2. Kết quả thực hiện chế độ, chính sách đối với Đội viên Đề án.
3. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
(Phụ lục 4 - Kết quả thực hiện chế độ, chính sách đối với Đội viên Đề án kèm theo).
KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỦA ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN
I. TINH THẦN, THÁI ĐỘ LÀM VIỆC VÀ Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT CỦA ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN
1. Tinh thần, thái độ làm việc của Đội viên Đề án
2. Ý thức tổ chức kỷ luật của Đội viên Đề án
3. Tác phong, lề lối làm việc của Đội viên Đề án
4. Đánh giá chung: Mặt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN
1. Đánh giá chung về việc thực hiện nhiệm vụ của Đội viên Đề án
2. Những đóng góp cụ thể của Đội viên Đề án trong 5 năm qua
(Phụ lục 5 - Kết quả cụ thể trong việc tham mưu, thực hiện nhiệm vụ của Đội viên Đề án kèm theo).
(Phụ lục 6 - Kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Đội viên Đề án kèm theo).
3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đội viên Đề án
a) Thuận lợi.
b) Khó khăn.
c) Nguyên nhân.
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI VIÊN DỰ ÁN ĐỀ ÁN
I. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN ĐỀ Á
1. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng Đội viên Đề án khi về xã công tác.
2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng Đội viên Đề án.
3. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân.
(Phụ lục 7 - Kết quả đào tạo, bồi dưỡng Đội viên Đề án kèm theo).
II. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN
1. Đánh giá công tác phát triển đảng đối với Đội viên Đề án.
2. Kết quả phát triển đảng đối với Đội viên Đề án.
3. Thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi.
b) Khó khăn.
c) Nguyên nhân.
(Phụ lục 8 - Kết quả phát triển đảng Đội viên Đề án kèm theo).
III. CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SỬ DỤNG ĐỘI VIÊN ĐỀ ÁN SAU KHI HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
1. Đánh giá công tác bố trí, sử dụng Đội viên Đề án.
2. Kết quả bố trí, sử dụng Đội viên Đề án.
3. Thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi.
b) Khó khăn.
c) Nguyên nhân.
(Phụ lục 9 - Kết quả bố trí, sử dụng Đội viên Đề án kèm theo).
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỀ ÁN 500
1. Mặt được.
2. Những tồn tại, hạn chế.
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
1. Kiến nghị
2. Đề xuất
Trên đây là báo cáo tổng kết kết quả triển khai thực hiện Đề án 500 của huyện……., Ủy ban nhân dân huyện…. đề nghị Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 955/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt danh sách trí thức trẻ đạt kết quả tuyển chọn bổ sung, thay thế trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tuyển chọn trí thức trẻ bố trí các chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Quyết định 58/2015/QĐ-UBND Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 22/2013/NQ-HĐND về tuyển chọn trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 22/2013/NQ-HĐND về tuyển chọn trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Quyết định 955/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt danh sách trí thức trẻ đạt kết quả tuyển chọn bổ sung, thay thế trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tuyển chọn trí thức trẻ bố trí các chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 58/2015/QĐ-UBND Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 22/2013/NQ-HĐND về tuyển chọn trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 22/2013/NQ-HĐND về tuyển chọn trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2020 về tổng kết Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- Số hiệu: 79/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/07/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Thế Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra