Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7790/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 11 tháng 10 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ XANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2024 VÀ GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
Chỉ số Xanh cấp tỉnh (Provincial Green Index - PGI) là bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng chất lượng quản trị môi trường địa phương dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh cũng như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường; mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.
Thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 3442/VPCP-KSTT ngày 20/5/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghiên cứu báo cáo PCI và PGI năm 2023; đồng thời nhằm tiếp tục cải thiện và nâng cao kết quả đánh giá PGI tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh báo cáo kết quả Chỉ số PGI tỉnh Quảng Nam năm 2023 và ban hành Kế hoạch cải thiện và nâng cao Chỉ số Xanh tỉnh Quảng Nam trong năm 2024 và giai đoạn 2025-2030, với những nội dung sau:
PHẦN A
CÔNG BỐ KẾT QUẢ CHỈ SỐ XANH (PGI) CẤP TỈNH NĂM 2023 CỦA TỈNH QUẢNG NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Chỉ Số PGI được xây dựng dựa trên cách thức sử dụng dữ liệu từ các nguồn chính thức đã được công bố của Bộ, ngành và dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bắt đầu triển khai từ năm 2022 và tổ chức công bố hàng năm.
Chỉ số PGI là kết quả tổng hợp điểm số theo thang điểm 40 của 04 chỉ số thành phần hợp thành từ 45 chỉ tiêu. Mỗi chỉ số thành phần được gán trọng số bằng nhau là 25%, bao gồm:
- Chỉ số thành phần 1 “Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai, biến đổi khí hậu” có 15 chỉ tiêu;
- Chỉ số thành phần 2 “Đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường” có 13 chỉ tiêu;
- Chỉ số thành phần 3 “Thúc đẩy thực hành xanh tại các doanh nghiệp” có 11 chỉ tiêu;
- Chỉ số thành phần 4 “Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh” có 06 chỉ tiêu.
II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ PGI NĂM 2023 CỦA TỈNH QUẢNG NAM
Theo kết quả tính toán đánh giá Chỉ số PGI năm 2023 do VCCI công bố (tại địa chỉ https://pcivietnam.vn/pgi/ho-so-tinh). Chỉ số PGI năm 2023 của tỉnh Quảng Nam năm 2023 là 22,84 điểm, xếp vị trí thứ 16 so với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và vị trí thứ 3 so với 14 tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung. So với kết quả xếp hạng năm 2022 thì chỉ số PGI năm 2023 tăng 09 bậc (năm 2022 xếp vị trí thứ 25 so với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thứ 3 so với 14 tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung).
- Đối với chỉ số thành phần 01 về “Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai, biến đổi khí hậu”: Chỉ số này có 15 chỉ tiêu, có 09 chỉ tiêu nằm trong top 20 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chỉ số thành phần này tỉnh Quảng Nam đạt 6,71 điểm, xếp hạng 35/63 (thuộc nhóm Trung vị) so với tỉnh Đồng Tháp có số điểm cao nhất là 7,71 điểm.
- Đối với chỉ số thành phần 02 về “Đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường”: Chỉ số này có 13 chỉ tiêu, đây là chỉ số thành phần tỉnh Quảng Nam có điểm số cao 7,72 điểm, xếp hạng 02/63 (sau tỉnh Đồng Nai có số điểm 7,89 điểm) và đứng đầu so với 14 tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung.
- Đối với chỉ số thành phần 03 về “Vai trò chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh tại các doanh nghiệp”: Chỉ số này có 11 chỉ tiêu, tỉnh Quảng Nam có 02 chỉ tiêu nằm trong top 20 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chỉ số thành phần này tỉnh Quảng Nam đạt 3,91 điểm, xếp hạng 40/63 (thuộc nhóm Trung vị) so với thành phố Đà Nẵng có số điểm cao nhất là 7,07 điểm.
- Đối với chỉ số thành phần 04 về “Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh”: Chỉ số này có 06 chỉ tiêu, tỉnh Quảng Nam có 02 chỉ tiêu nằm trong top 20 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chỉ số thành phần này tỉnh Quàng Nam đạt 4,95 điểm, xếp hạng 43/63 (thuộc nhóm Trung vị) so với tỉnh Hà Nam có số điểm cao nhất là 6,02 điểm.
PHẦN B
KẾ HOẠCH CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ CHỈ SỐ PGI CỦA TỈNH QUẢNG NAM TRONG NĂM 2024 VÀ GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cải thiện và nâng cao kết quả đánh giá Chỉ số PGI của tỉnh một cách bền vững.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chỉ số PGI; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh trong việc tham mưu, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp và sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp nhằm duy trì và cải thiện kết quả, thứ bậc xếp hạng Chỉ số PGI của tỉnh, góp phần thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường đảm bảo phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện phải được triển khai đồng bộ, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; các giải pháp đưa ra phải tổng thể để các Sở, Ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết trong việc cải thiện điểm số các chỉ tiêu thuộc các chỉ số thành phần của Bộ Chỉ số PGI do ngành, địa phương mình được phân công phụ trách; thường xuyên đôn đốc, đánh giá định kỳ để có giải pháp phù hợp, kịp thời, đảm bảo mục tiêu cải thiện hiệu quả, bền vững, cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường.
- Các Sở, Ban, ngành, địa phương phải chủ động nghiên cứu các chỉ tiêu thuộc các chỉ số thành phần của Bộ Chỉ số PGI do ngành, địa phương mình được phân công phụ trách; xác định những điểm cần cải thiện; đề xuất những biện pháp, hành động cụ thể để nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh; nghiên cứu kinh nghiệm, cách làm hay của các tỉnh, thành phố để xây dựng và hoàn thiện kế hoạch cải thiện, nâng cao thứ hạng và tăng điểm số từng chỉ tiêu, chỉ số thành phần.
- Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các Sở, Ban, ngành và địa phương để tập trung cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần có trọng số cao, ảnh hưởng nhiều đến tổng điểm số PGI, cải thiện và nâng cao các chỉ số thành phần có thứ hạng thấp của năm 2023. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối, chủ trì có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm về kết quả các chỉ tiêu thuộc các chỉ số thành phần do ngành, địa phương mình phụ trách.
- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình nghiêm túc thực hiện Kế hoạch này; chủ động triển khai thực hiện và đề xuất các giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng quản trị môi trường, định hướng tăng trưởng xanh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Cải thiện, nâng cao về điểm số của các chỉ tiêu, các chỉ số thành phần thuộc Bộ Chỉ số PGI; đặc biệt là nâng cao chất lượng quản trị môi trường và tăng trưởng xanh trong hành động của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp thông qua việc liên tục cải thiện các chỉ tiêu, chỉ số thành phần cấu thành PGI của tỉnh. Duy trì các chi tiêu, các chỉ số thành phần xếp thứ hạng cao và nâng cao các chỉ tiêu, các chỉ số thành phần còn xếp thứ hạng thấp; duy trì năm 2024 và các năm tiếp theo Chỉ số PGI của tỉnh Quảng Nam đứng trong top 20 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và vị trí top 5 các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đảm bảo thông thoáng, cởi mở, hấp dẫn, đột phá, hỗ trợ đầu tư xanh, xanh hóa sản xuất và tiêu dùng, phát triển doanh nghiệp xanh, tạo ra sự khác biệt nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian đến.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu cải thiện điểm số, duy trì vị trí xếp hạng Chỉ số PGI của tỉnh thuộc thứ hạng trong nhóm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và vị trí nhóm 05 các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải miền Trung, cụ thể mục tiêu của các Chỉ số thành phần như sau:
- Chỉ số thành phần 01 về “Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai, biến đổi khí hậu”: Phấn đấu đạt thứ hạng trong nhóm từ 20 - 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chỉ số thành phần 02 về “Đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường”: Duy trì đạt thứ hạng trong nhóm từ 01 - 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chỉ số thành phần 03 về “Vai trò chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh tại các doanh nghiệp”: Phấn đấu đạt thứ hạng trong nhóm từ 20 - 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chỉ số thành phần 04 về “Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh”: Phấn đấu đạt thứ hạng trong nhóm từ 20 - 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ XANH CẤP TỈNH (PGI)
1. Xanh hóa sản xuất, thương mại, dịch vụ và tiêu dùng; thu hút đần tư, phát triển doanh nghiệp theo định hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, giảm phát thải cac-bon, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả về năng lượng, tài nguyên; sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu thân thiện với môi trường.
- Thu hút đầu tư phát triển theo mô hình kinh tế xanh, kinh doanh tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên; quan tâm xúc tiến dự án đầu tư có tính thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh. Xây dựng chuỗi cung ứng xanh, từ nguồn nguyên vật liệu đến phân phối. Áp dụng các tiêu chuẩn, nhãn sinh thái và chứng nhận môi trường và thúc đẩy thương mại điện tử và logistics xanh.
- Kiểm kê và đánh giá lượng khí thải các-bon trên địa bàn; tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện các cam kết tuân thủ những tiêu chuẩn xanh, tập trung vào quản lý rủi ro và bảo vệ đầu ra của quá trình sản xuất trong quá trình chuyển đổi.
- Rà soát, phân loại để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ kiểm toán năng lượng; khuyến khích sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
- Triển khai các hoạt động thúc đẩy về xanh hóa tiêu dùng, mua sắm xanh, đầu tư công xanh; các chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn, nhãn sinh thái và chứng nhận môi trường.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người tiêu dùng mua sắm xanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
- Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng xanh đối với các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon.
2. Quy hoạch và phát triển khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng sinh thái
- Quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị theo hướng sinh thái với các quy mô đa dạng, bao gồm: Tích hợp các không gian xanh, công viên, hồ điều hòa để điều hòa vi khí hậu; ưu tiên sử dụng đất hiệu quả, hạn chế lãng phí và mất cân bằng sinh thái; quản lý tốt tài nguyên và năng lượng; tạo không gian sống xanh, an toàn và thân thiện với môi trường; đảm bảo kết cấu hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu cộng đồng.
- Xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu công nghiệp, trong đó có hạ tầng về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải.
- Quy hoạch đô thị theo hướng tiếp cận đô thị bền vững (đô thị xanh, sinh thái và kinh tế...) với trọng tâm sử dụng và quản lý tài nguyên bền vững cho người dân, đảm bảo đồng bộ trong quy hoạch xây dựng nhà ở, giao thông, cấp thoát nước; thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị.
3. Phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thân thiện với môi trường
- Tiếp tục rà soát, tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư nghiên cứu phát triển, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thân thiện với môi trường; phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải, các-bon thấp, kết hợp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với kiều kiện đặc thù của tỉnh.
- Lựa chọn, xây dựng và triển khai áp dụng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ thích hợp thực hiện chiến lược, kế hoạch tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên đất, nước, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... và giảm phát thải khi nhà kính trong sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình quản lý, vận hành tiên tiến đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, truyền tải và tiêu dùng, đặc biệt với các cơ sở sản xuất lớn, tiêu thụ nhiều năng lượng. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xanh gồm: Công nghệ năng lượng xanh, vật liệu và xây dựng, cơ khí giao thông vận tải, công nghệ nông, lâm, sinh học, hoá học, xử lý chất thải.
- Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, khả năng nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tạo bước chuyển mạnh trong phát triển và nhân rộng mô hình ứng dụng; thu hút các nguồn vốn xã hội hoá đầu tư cho khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp để cải thiện hoạt động môi trường, đào tạo nhân lực kỹ thuật trong các nghề thuộc lĩnh vực kinh tế xanh. Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp về quy định pháp luật môi trường, sử dụng, sản xuất năng lượng tái tạo.
4. Tăng cường các giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ nguồn nước, khai thác, quản lý sử dụng hiệu quả đất đai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kinh, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai đồng bộ hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Nâng cao tỷ lệ tái sử dụng hoặc tái chế rác thải sinh hoạt; cải thiện môi trường làng nghề và khu vực nông thôn; không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bảo vệ ổn định diện tích và nâng cao chất lượng rừng hiện có, phát triển cây xanh trồng phân tán tại các khu vực đô thị và nông thôn của tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn, có phương án xử lý kịp thời sự cố với các nguồn thải lớn, các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Thực hiện lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường, công tác phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác để chủ động phòng, chống và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Thực hiện các giải pháp tổng thể về phòng, chống xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển; chú trọng công tác ứng phó với sạt lở đất, lũ quét, di dời, tái định cư cho người dân ở các khu vực miền núi, trung du có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai cao.
- Xây dựng kế hoạch hành động về quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên đất, tài nguyên nước theo hướng tăng trưởng xanh. Phát triển dịch vụ xử lý môi trường trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan
- Giao các Sở, Đan, ngành, địa phương chủ trì nhiệm vụ cải thiện từng chỉ tiêu thuộc các chỉ số thành phần của Bộ chỉ số PGI theo Phụ lục đính kèm. Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai có hiệu quả ở cấp địa phương, đơn vị đạt mục tiêu đề ra. Nghiên cứu xây dựng Kế hoạch chi tiết tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu thuộc các chỉ số thành phần của Bộ chỉ số PGI, kết hợp tổ chức điều tra khảo sát đến từng doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá, tham mưu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao các chỉ số thành phần thuộc Bộ Chỉ số PGI của tỉnh trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
- Tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nâng cao nhận thức về vai trò của tăng trưởng xanh là động lực để phát triển bền vững; khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong tỉnh, nhất là doanh nghiệp và người dân.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì tổng hợp tình hình triển khai thực hiện từng chỉ tiêu thuộc các chỉ số thành phần Bộ chỉ số PGI của các Sở, Ban, ngành, địa phương; phân tích kết quả đánh giá do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hàng năm về Chỉ số PGI của tỉnh Quảng Nam, báo cáo và tham mưu đề xuất UBND tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số PGI cấp tỉnh cho những năm tiếp theo.
- Thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ hàng năm, đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm để theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường, xu thế diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ra chương trình, giải pháp, định hướng quản lý môi trường phù hợp.
- Thực hiện nghiêm quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai dự án. Chú trọng công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.
- Tập trung triển khai có hiệu quả các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, thu gom và xử lý rác thải nhựa, quản lý, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn xây dựng. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát, quan trắc và cảnh báo môi trường, quản lý rác thải. Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường nhất là các nguồn thải lớn, các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, các khu, cụm công nghiệp; xử lý kịp thời các sự cố môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tuyên truyền về sử dụng nước tiết kiệm, giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa và sử dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quản lý môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế khuyến khích đầu tư hỗ trợ thực hiện các dự án xử lý chất rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; đẩy mạnh đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Nhà máy xử lý rác trên địa bàn tỉnh và tập trung triển khai thực hiện Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tích hợp, lồng ghép các nội dung về tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh, phát triển bền vững vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm.
- Tiếp tục nghiên cứu các chính sách, giải pháp đột phát để tăng cường thu hút các dự án FDI xanh đến với tỉnh Quảng Nam, trong đó giới thiệu về các cơ hội đầu tư trọng điểm hướng tới tăng trưởng xanh với các nhà đầu tư tiềm năng, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như: công nghiệp xanh, du lịch xanh, nông nghiệp xanh.
- Tham mưu triển khai các chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ sạch; chính sách hỗ trợ “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ, xem xét kiến nghị của doanh nghiệp định kỳ, đảm bảo tiếp nhận đầy đủ thông tin, kịp thời báo cáo UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành giải quyết hiệu quả, dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan, địa phương hướng dẫn, triển khai quy định về đấu thầu thực hiện dự án, nhà đầu tư sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
4. Sở Tài chính
- Thực hiện các quy định về chi tiêu công xanh, ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế, hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất xanh hoá. Hướng dẫn thực hiện việc mua sắm xanh đối với các dự án, nhiệm vụ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
- Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, tham mưu, đề xuất nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định.
5. Sở Công Thương
- Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp; chủ động nắm bắt và đề xuất các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật đối với hoạt động tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.
- Quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn điện, hạ tầng điện, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, cải thiện hệ thống mạng lưới cung cấp, đảm bảo vận hành tiết kiệm, hiệu quả. Áp dụng các biện pháp, giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng phân phối, đảm bảo an toàn, giảm tổn thất điện năng.
- Xây dựng bộ tiêu chí và hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Triển khai các chương trình truyền thông, tuyên truyền về xanh hóa tiêu dùng; chương trình tiêu dùng xanh, nhãn sinh thái, thị trường các - bon; mua sắm xanh. Đẩy mạnh việc áp dụng phương pháp xanh hóa sản xuất trong công nghiệp; thương mại và dịch vụ gắn với các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới; triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng; chuyển đổi xanh hóa sản xuất; các nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời và tiêu thụ tại chỗ; sử dụng năng lượng tuần hoàn.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về thúc đẩy phát triển du lịch xanh trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu tiềm năng, lợi thế để xây dựng những sản phẩm du lịch xanh đặc trưng gắn với thương hiệu du lịch Quảng Nam.
- Nghiên cứu các chính sách khuyến khích tăng cường tính “xanh” trong phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ du lịch với những điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng gắn với không gian từ nhiên sông biển và chăm sóc sức khoẻ, du lịch cộng đồng, nghiên cứu văn hóa kết hợp trải nghiệm.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là chuỗi liên kết du lịch đáp ứng bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển di tích, di sản, cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Quảng Nam.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh về cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng sinh thái, từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh, sản xuất tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm. Nghiên cứu xây dựng mô hình mẫu về “nông nghiệp xanh”, nhân rộng các mô hình tiên tiến và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp cho các nông hộ trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông, lâm sản.
- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, an toàn, liên kết chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ bền vững gắn với mô hình sinh thái, đặc hữu thích ứng biến đổi khí hậu; các dự án phát triển rừng bền vững.
- Tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, công trình hồ chứa thủy lợi, kiểm soát lũ và điều tiết việc sử dụng nước trong thời kỳ hạn hán. Xây dựng bản đồ ngập lụt và phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du, hồ chứa.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Theo dõi, quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên đất, nước, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo...và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững.
9. Sở Giao thông vận tải
- Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được phê duyệt tại Quyết định số 3165/QĐ-UBND ngày 24/5/2023 của UBND tỉnh, là tiền đề để thúc đẩy giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững.
- Tham mưu, triển khai thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các hệ thống, mạng lưới giao thông trên địa bàn toàn tỉnh, có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Khuyến khích các đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, áp dụng các công nghệ mới, các nguyên vật liệu thay thế, sản phẩm mới thân thiện với môi trường. Tăng cường áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trong giai đoạn thi công và khai thác vận hành
10. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục và sản phẩm tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
- Triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số, chính quyền số, theo dõi về khí hậu, thời tiết, thiên tai, môi trường trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số gắn với xanh hóa sản xuất và dịch vụ.
11. Công an tỉnh
Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm về môi trường; nắm bắt tình hình đối với các nhà đầu tư đưa các dây chuyền, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
12. Thanh tra tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường nhằm đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm, phải kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định.
13. Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam
- Tham mưu ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghiệp sạch, các dự án công nghệ số, công nghệ thông tin, công nghiệp có hàm lượng tri thức cao, theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao. Chuyển đổi từ quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo tư duy truyền thống sang phát triển “hệ sinh thái công nghiệp”.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan triển khai các nội dung về tăng trưởng xanh, Chỉ số PGI áp dụng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Thông tin, tuyên truyền đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp thuộc đối tượng phải kiểm kê năng lượng và khí thải theo quy định của pháp luật.
- Chủ động nắm bắt và đề xuất các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiết kiệm năng lượng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hoạt động có đầy đủ hạ tầng bảo vệ môi trường.
14. UBND các huyện, thị xã thành phố
- Xây dựng cụ thể kế hoạch triển khai, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao đối với 04 chỉ số thành phần thuộc Bộ Chỉ số PGI trên địa bàn quản lý và các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục đính kèm.
- Chủ động công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, giải quyết, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền, đặc biệt chú trọng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn và có phương án di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động thu gom, xử lý các điểm tồn đọng rác thải, giải quyết các vấn đề môi trường trên địa bàn gây bức xúc trong dư luận, kịp thời có biện pháp xử lý.
- Ưu tiên bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực tại địa phương, lồng ghép các chương trình, đề án, dự án thực hiện trên địa bàn để tham gia xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân đô thị và nguồn nước hợp vệ sinh cho Nhân dân vùng nông thôn, miền núi.
- Thực hiện lồng ghép công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Xác định những khu vực trũng, thường xuyên ngập lụt, các khu vực dân cư sinh sống tại vùng núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa... để cảnh báo cho Nhân dân trong việc chủ động phòng ngừa, phòng, chống thiên tai. Chú trọng công tác ứng phó với sạt lở
đất, lũ quét, di dời, tái định cư cho người dân ở các khu vực miền núi, trung du có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai cao.
15. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam
- Phối hợp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của tăng trưởng xanh là động lực chính để phát triển bền vững đến các tổ chức, doanh nghiệp.
- Chủ trì tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá phản hồi của doanh nghiệp đối với Chỉ số PGI trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng tháng chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin, tổng hợp và báo cáo phản ánh những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đến UBND tỉnh (thông qua các Sở, Ban, ngành theo từng lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ đã được phân công).
Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan chủ động tổ chức quán triệt, nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị trong thực hiện cải thiện và nâng cao kết quả đánh giá Chỉ số PGI tỉnh Quảng Nam trong năm 2024 và giai đoạn 2025-2030 theo nhiệm vụ được phân công phụ trách hoặc phối hợp. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/12; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề xuất phương án xử lý, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG CƠ QUAN PHỤ TRÁCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ CHỈ SỐ XANH (PGI) TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Kế hoạch số: 7790 /KH-UBND ngày 11/10/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
STT | Chỉ số thành phần | Cơ quan phụ trách chính | Cơ quan phối hợp | Ghi chú |
I | Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai, biến đổi khí hậu | |||
1 | Chất lượng môi trường tốt hoặc rất tốt (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
2 | Không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
3 | Doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
4 | Tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại địa phương là phổ biến (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
5 | Chất lượng dịch vụ: cung cấp nước sạch | Sở Xây dựng (đối với chỉ tiêu hạ tầng cấp nước sạch đô thị); Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với chỉ tiêu hạ tầng cấp nước vệ sinh khu vực nông thôn) | Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
6 | Chất lượng dịch vụ: xử lý chất thải tại các khu/cụm công nghiệp | Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
7 | Doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, biến đổi khí hậu (%) | Sở Công Thương; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, ngành liên quan. |
|
8 | Nhận định: thiên tai ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp trong 2 năm qua (% đồng ý) | Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
9 | Nhận định: dễ tiếp cận thông tin về thời tiết, khí tượng thủy văn (% đồng ý) | Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
10 | Nhận định: chất lượng cơ sở hạ tầng đủ tốt để phòng ngừa thiên tai (% đồng ý) | Sở Xây dựng, Sở Công Thương; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, ngành liên quan |
|
11 | Nhận định: chính quyền địa phương thường xuyên cảnh báo trước khi thiên tai xảy ra (%) | UBND các huyện, thị xã thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
12 | Nhận định: hạ tầng giao thông được khôi phục nhanh chóng sau thiên tai (% đồng ý | Sở Giao thông vận tải | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
13 | Nhận định: các hạ tầng cơ bản được cung cấp nhanh chóng sau thiên tai (%) | Sở Xây dựng, Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và PTNT; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, ban, ngành liên quan |
|
14 | Nhận định: Chính quyền địa phương kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau thiên tai (%) | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
15 | Tỷ lệ xã phường có hoạt động thu gom rác thải hàng ngày (TCTK, %) | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
II | Đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường | |||
1 | Chính quyền xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra tỉnh; Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
2 | Chính quyền nhanh chóng khắc phục sự cố môi trường (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
3 | Chính quyền có giải pháp hiệu quả để phòng ngừa ô nhiễm (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
4 | Tỷ lệ doanh nghiệp bị xử phạt do gây ô nhiễm môi trường (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra tỉnh; Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
5 | Thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn phiền hà (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
6 | Tỷ lệ doanh nghiệp đón tiếp đoàn thanh, kiểm tra môi trường (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra tỉnh; Công an tỉnh, Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
7 | Trả chi phí không chính thức cho thanh tra môi trường (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
|
8 | Thanh, kiểm tra môi trường được phối hợp liên ngành (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra tỉnh; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
9 | Việc thanh, kiểm tra môi trường được thực hiện công bằng (% đồng ý) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra tỉnh; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
10 | Thanh, kiểm tra môi trường góp phần giải quyết ô nhiễm và rủi ro thiên tai (% đồng ý). | Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra tỉnh; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
11 | Tỷ lệ KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn (TCTK, %) | Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, doanh nghiệp là chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp |
|
12 | Khối lượng (tấn) chất thải rắn bình quân 1000 người đã thu gom (ước lượng) | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài nguyên và Môi trường; Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện về công tác thu gom trên địa bàn |
|
13 | Khối lượng (tấn) chất thải rắn bình quân 1000 người đã qua xử lý (ước lượng) | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài nguyên và Môi trường; Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện về công tác xử lý trên địa bàn |
|
III | Vai trò chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh tại các doanh nghiệp | |||
1 | Ưu tiên mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 'xanh' (%) | Sở Công Thương | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
2 | Sẵn sàng trả giá cao hơn khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 'xanh' (%) | Sở Công Thương | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
3 | Số hoạt động đầu tư xanh doanh nghiệp thực hiện trong 2 năm gần nhất | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
4 | Số hoạt động đầu tư xanh đã từng triển khai từ nhiều năm trước | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
5 | Tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tư xanh trong 2 năm gần nhất (%) | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
6 | Tỷ lệ doanh nghiệp đã từng đầu tư xanh từ nhiều năm trước (%) | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
7 | Tỷ lệ chi phí đầu tư xanh so với tổng chi phí vận hành (%) | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu Kinh tế và KCN tỉnh | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
8 | Doanh nghiệp được CQNN hướng dẫn quy định pháp luật về BVMT (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
9 | Quy định pháp luật là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy xanh hóa (%) | Sở Tư pháp | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
10 | Không đầu tư xanh vì thiếu quy định pháp luật ràng buộc(%) | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
11 | Tỷ trọng ngân sách nhà nước phân bổ cho hoạt động bảo vệ môi trường (BTC, %) | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
IV | Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh | |||
1 | Tỷ lệ Doanh nghiệp nâng cấp xanh được hưởng chính sách ưu đãi/hỗ trợ của tỉnh (%) | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và các đơn vị có liên quan |
|
2 | Tỷ lệ Doanh nghiệp không triển khai xanh hóa do thiếu năng lực và nguồn lực (%) | Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
3 | Tỷ lệ Doanh nghiệp nâng cấp xanh được hưởng lợi từ dịch vụ tư vấn quản lý môi trường của tỉnh (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh | Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
4 | Tỷ lệ Doanh nghiệp nâng cấp xanh được hưởng lợi từ dịch vụ đào tạo khi đầu tư xanh (%) | Các cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo trên địa bàn tỉnh. |
|
|
5 | Tỷ lệ Doanh nghiệp không triển khai xanh hóa do chưa đủ nhận thức (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
6 | Tỷ lệ Doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xanh (%) | Sở Công Thương; Ban Quản lý các Khu kinh tế và KCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở, Ban, ngành liên quan |
|
Kế hoạch 7790/KH-UBND cải thiện và nâng cao Chỉ số Xanh cấp tỉnh của tỉnh Quảng Nam năm 2024 và giai đoạn 2025-2030
- Số hiệu: 7790/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 11/10/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra