Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 777/KH-UBND | Lai Châu, ngày 28 tháng 04 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thực hiện Quyết định số 2545/QD-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 theo những nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt, thay đổi dần tập quán sử dụng tiền mặt trong hoạt động Thanh toán đối với tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh Lai Châu; giảm chi phí liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông trên địa bàn.
- Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Thúc đẩy thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán trong khu vực dịch vụ hành chính công, giữa doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện hiệu quả cơ chế bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến cuối năm 2020, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn ở mức từ 85% trở lên trong tổng doanh số thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
- Phát triển dịch vụ thanh toán qua thẻ, trọng tâm là thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán hàng. Đến cuối năm 2020: Các thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt tại 100% các huyện, thành phố; 100% các siêu thị trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại trong toàn tỉnh có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 90% số đơn vị hưởng lương ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản, với 80% số người hưởng lương ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng.
- Áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của tỉnh miền núi, phục vụ cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tăng mạnh số người dân từ 15 tuổi trở lên được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng tại trung tâm thành phố, thị trấn các huyện, thành phố đạt 80% vào cuối năm 2020.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp về cơ chế, chính Sách
Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai kịp thời các cơ chế chính sách về thành toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành, cụ thể;
a) Triển khai áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: Thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử.
b) Các cơ chế, chính sách về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.
c) Cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; các quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.
d) Các cơ chế, chính sách khác có liên quan.
2. Phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ trên địa bàn tỉnh
a) Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tiếp tục thực hiện nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) và hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH) theo chỉ đạo hướng dẫn của NHNN Việt Nam, hệ thống ngân hàng cấp trên, nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS trên địa bàn tỉnh; phát triển mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong cáo giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...
c) Phát triển, sắp xếp phù hợp mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM) trên địa bàn
- Yêu cầu và giám sát các tổ chức cung ứng các dịch vụ thanh toán trên địa bàn thường xuyên duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ATM, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch ATM, làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ lợi ích của khách hàng.
- Tiếp tục đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực có đủ điều kiện; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy mới tương tự như ATM nhằm tạo thuận lợi cho người dân với chi phí đầu tư hợp lý. Đến cuối năm 2020, tại các huyện trên địa bàn tỉnh có ít nhất 02 máy ATM trở lên.
d) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn
Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số...) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác.
3. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công
- Tăng cường kết nối xử lý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan trong ngành Tài chính (Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế tỉnh) với hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử; nhất là thu, nộp thuế điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.
- Triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến đối với các đon vị hành chính, sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông và các dịch vụ công khác.
- Phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công vụ của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tăng lỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện thanh toán điện tử; tài khoản thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, kết hợp với mở rộng các điểm tiếp cận tiền mặt (bưu điện, đại lý) và các hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi, có chi phí hợp lý.
- Tiếp tục mở rộng triển khai việc trả lương, thu nhập qua tài khoản, có các biện pháp vận động, khuyến khích để cán bộ, công chức, người lao động tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản (thực hiện chuyển khoản trực tiếp trên máy ATM, sử dụng thanh toán qua POS, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại khác).
4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng địa phương, để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo cho cán bộ; nhân viên của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để có kỹ năng hướng dẫn khách hàng hiểu và sử dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, vinh danh, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bán lẻ để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức khuyến khích như miễn giảm phí, chiết khấu, khuyến mãi, tích điểm, quay xổ số, bốc thăm trúng thưởng... đối với người tiêu dùng.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí từ các nguồn; Ngân sách nhà nước; kinh phí của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Các Sở, ngành, chính quyền địa phương sử dụng dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, theo dõi thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực của mình phụ trách.
Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại với chi phí hợp lý, tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện dụng và chất lượng cao. Lựa chọn mô hình phù hợp, từng bước cân đối phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán qua ngân hàng giữa thành thị và nông thôn, tạo nền tảng vững chắc để xã hội hóa giao dịch, thanh toán và thương mại điện tử.
Phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng địa phương, để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức thiết thực, hiệu quả,
Thực hiện đôn đốc, giám sát và có báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tình hình triển khai thực hiện và các khó khăn vướng mắc về UBND tỉnh và đơn vị cấp trên; tổ chức tổng kết vào cuối năm 2020.
2. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Phối hợp với ngành ngân hàng Lai Châu thực hiện trả lương cho các đối tượng hưởng ngân sách nhà nước qua tài khoản ngân hàng. Báo cáo số liệu đơn vị số người hưởng lương từ ngân sách toàn tỉnh và số đơn vị, số người hưởng lương từ ngân sách trả lương qua tài khoản định kỳ 6 tháng (chậm nhất 20/6 hàng năm) và 01 năm (chậm nhất ngày 05/11 hàng năm) gửi về NHNN chi nhánh tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và NHNN Việt Nam.
Chỉ đạo Kho bạc cấp huyện thực hiện tốt việc theo dõi thanh quyết toán bằng hóa đơn điện tử đối với các khoản chi từ ngân sách của các cơ quan đơn vị.
3. Cục Thuế tỉnh
Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc hoàn thiện, tăng cường kết nối xử lý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu với Kho bạc Nhà nước, hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử nhất là thu, nộp thuế điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.
Đẩy mạnh công tác trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu, cập nhật đầy đủ thông tin về chế độ chính sách hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ người nộp thuế.
Triển khai áp dụng mô hình hóa đơn điện tử; đồng thời tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; tính pháp lý của chứng từ điện tử, lưu trữ chứng từ điện tử.
4. Sở Công Thương
Chủ trì trong việc phối hợp giữa các doanh nghiệp, như: Công ty Điện lực Lai Châu, Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu, Công ty Cổ phần vật tư xăng dầu Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trên địa bàn phối hợp với hệ thống Ngân hàng trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Phối hợp với ngành Ngân hàng thực hiện rà soát các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ để thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định.
5. Sở Y tế
Phối hợp với ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thu phí, lệ phí tại các Bệnh viện, Trung tâm y tế các huyện, thành phố.
Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích, vận động hướng dẫn cho người dân về thanh toán không dùng tiền mặt qua các hình thức phù hợp.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, tăng cường áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (POS; mPOS; Internet Banking...) trong thu, đóng học phí tại các trường học...
Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích, vận động, hướng dẫn cán bộ, công chức, phụ huynh, học sinh về thanh toán không dùng tiền mặt qua các hình thức phù hợp.
7. Công an tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với ngành Ngân hàng và các sở, ban, ngành liên quan khác trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
8. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu, Cổng thông tin điện tử tỉnh
Thường xuyên phối hợp với ngành Ngân hàng và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt, các tiện ích, tiện lợi của thanh toán không dùng tiền mặt, các chính sách của Nhà nước, của ngành về đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
9. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tỉnh
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt đến các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh, kể cả người dân ở khu vực nông thôn. Sử dụng mạng xã hội (facebook, fanpage...), thông qua các điểm bưu điện- văn hóa xã tại các khu vực nông thôn, miền núi để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức khuyến khích người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt.
Kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.
10. UBND các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch triển khai hoặc lồng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cơ quan, doanh nghiệp, UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh thanh toán, quyết toán các dịch vụ công bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích, phổ biến kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: các cá nhân, hộ gia đình ở cơ quan đơn vị, người dân địa phương mình thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt.
11. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Chủ động triển khai thực hiện cung ứng các loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn theo chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN Việt Nam, hệ thống ngân hàng cấp trên; đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.
Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông địa phương (Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Báo Lai Châu, Cổng thông tin điện tử tỉnh và cơ quan hữu quan khác) để tuyên truyền, vận động người dân thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, đề nghị các đơn vị chủ động triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trước ngày 05 tháng 11 hàng năm các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (đơn vị chủ trì, tham mưu) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 8892/CT-TTHT năm 2014 về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 4642/UBND-KTTH năm 2015 về tăng cường phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Công văn 38122/CT-HTr năm 2016 về chính sách thuế đối với giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 5Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020
- 6Quyết định 1457/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Công văn 8892/CT-TTHT năm 2014 về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 4642/UBND-KTTH năm 2015 về tăng cường phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Công văn 38122/CT-HTr năm 2016 về chính sách thuế đối với giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 2545/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 6Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2018 thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020
- 7Quyết định 1457/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Kế hoạch 777/KH-UBND năm 2017 thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- Số hiệu: 777/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Giàng A Tính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra