- 1Quyết định 2080/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 51/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 2080/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017–2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 07 tháng 4 năm 2022 |
Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ- TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Công văn số 343/BGDĐT-ĐANN ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Công văn số 606/BGDĐT-ĐANN ngày 25/02/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất Kế hoạch triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia năm 2023 tại đơn vị.
Tăng cường đổi mới căn bản việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, giao tiếp, hội nhập; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông (GDPT) vào năm 2025.
1. Triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu
1.1. Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ bậc mầm non
Nghiêm túc thực hiện các quy định tại Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.
Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo ở những khu vực thuận lợi, đảm bảo các điều kiện theo quy định và trên tinh thần tự nguyện của gia đình trẻ. Duy trì 40 cơ sở giáo dục mầm non, với 250 lớp và khoảng 6.000 trẻ theo học; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, vận động phụ huynh cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
1.2. Đối với giáo dục phổ thông
Chỉ đạo việc triển khai dạy học ngoại ngữ ở các bậc học, cấp học đáp ứng yêu cầu về năng lực, phẩm chất cho học sinh; đa dạng các hoạt động dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông, cụ thể như sau:
- Cấp tiểu học dạy các chương trình tiếng Anh:
Tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 ở 35 trường, 200 lớp, 1.000 học sinh (chương trình trẻ làm quen với tiếng Anh; kinh phí xã hội hóa).
Tiếng Anh lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018 tại 252/252 trường có cấp tiểu học (100%), 15.000 học sinh lớp 3.
Tiếng Anh 10 năm hiện hành ở lớp 4 và lớp 5 tại 252/252 trường có cấp tiểu học (100%), 29.000 học sinh.
- Cấp trung học cơ sở (THCS) dạy các chương trình tiếng Anh:
Tiếng Anh 7 năm tại 100/224 trường có cấp THCS (45%), 44.800 học sinh THCS (10%).
Tiếng Anh 10 năm hiện hành tại 142/224 trường có cấp THCS (63%), 19.500 học sinh lớp 8 - 9 (40%).
Tiếng Anh lớp 6, 7 theo chương trình GDPT 2018 tại 224/224 trường có cấp THCS (100%), 25.000 học sinh THCS (50%).
- Cấp trung học phổ thông (THPT) dạy các chương trình tiếng Anh:
Tiếng Anh 7 năm tại 34/34 trường có cấp THPT (100%), 14.500 học sinh THCS (65%).
Tiếng Anh 10 năm hiện hành tại 17/34 trường có cấp THPT (50%), 1.000 học sinh (5%).
Tiếng Anh lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 tại 34/34 trường có cấp THPT (100%), 7300 học sinh lớp 10 (100%).
- Tổ chức học tiếng Trung Quốc cấp THCS, THPT:
Ngoại ngữ 1 là tiếng Trung Quốc cho 150 học sinh chuyên tại Trường THPT Chuyên Chu Văn An, THPT Việt Bắc, Hoàng Văn Thụ.
Ngoại ngữ 2 là tiếng Trung Quốc: khuyến khích các phòng GDĐT huyện, thành phố tổ chức dạy tại các trường có cấp THCS, nhất là các trường địa bàn biên giới.
1.3. Giáo dục nghề nghiệp
Triển khai các chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, đảm bảo yêu cầu về chuẩn đầu ra sinh viên.
- Triển khai chương trình tiếng Anh cho sinh viên sư phạm không chuyên ngữ/ ngoài sư phạm, với khoảng 30 sinh viên.
- Triển khai Chương trình tiếng Trung Quốc cho sinh viên:
Chương trình cao đẳng tiếng Trung Quốc với 220 sinh viên;
Chương trình ngoại ngữ 2 tiếng Trung Quốc cho 20 sinh viên sư phạm Tiếng Anh.
- Triển khai chương trình dạy tiếng Anh tại 50% đối tượng học chương trình GDTX cấp THPT.
2. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá về ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông theo định hướng đổi mới GDPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai, bổ sung ngân hàng câu hỏi về kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ.
- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về ngoại ngữ và khảo thí ngoại ngữ; tăng cường tập huấn cho giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá.
- Hợp tác với các cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ độc lập trong tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Áp dụng kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên, học sinh trên máy tính và trực tuyến khi đáp ứng yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất.
3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức
3.1. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy ngoại ngữ
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông. Phấn đấu đến hết năm 2023 có 80% số giáo viên dạy tiếng Anh cấp tiểu học, 85% giáo viên dạy tiếng Anh cấp THCS đạt năng lực bậc 4 trở lên; 40% giáo viên dạy tiếng Anh cấp THPT, trường cao đẳng đạt bậc 5 trở lên1.
- Bố trí giáo viên, giảng viên ngoại ngữ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy học ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.
- Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ; giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm cho giáo viên phổ thông.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ngoại ngữ nhằm khắc phục hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
- Bố trí giáo viên ngoại ngữ chưa đạt chuẩn năng lực, hạn chế về chuyên môn vào những vị trí việc làm phù hợp năng lực bản thân.
- Bồi dưỡng các chương trình cho giảng viên, giáo viên tiếng Anh, cụ thể:
Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho 300 giáo viên tiếng Anh phổ thông (theo kinh phí của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia);
Triển khai bồi dưỡng theo kinh phí Đề án ngoại ngữ của tỉnh cho 360 giáo viên về phương pháp dạy ngoại ngữ theo nhu cầu địa phương.
Triển khai tập huấn về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ.
Bồi dưỡng các modul môn tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018 cho 100% giáo viên tiếng Anh.
Đào tạo nâng chuẩn trình độ đại học cho giáo viên tiểu học, THCS.
Khuyến khích giáo viên THPT, giảng viên tiếng Anh học sau đại học.
3.2. Bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức
Xây dựng chương trình chi tiết các lớp trình bộ bậc 2 và bậc 3 tiếng Anh theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành, hoặc chương trình bồi dưỡng tiếng Trung Quốc cho cán bộ, công chức, viên chức.
Tuyên truyền vận động, thực hiện khảo sát nhu cầu học tập ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các lớp học ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của người dân tại các trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, trung tâm GDTX, GDNN-GDTX.
4. Điều kiện dạy và học ngoại ngữ
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và các điều kiện bổ trợ dạy học ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, cụ thể:
- Xây dựng, khai thác hệ thống học liệu trực tuyến mở về ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông2; khai thác hiệu quả các bài giảng trên truyền hình; tập huấn giáo viên về khả năng truy cập, khai thác nguồn học liệu mở một cách hiệu quả.
- Tăng cường trang thiết bị cần thiết đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ, ưu tiên các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Tham gia chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ do Bộ GDĐT tổ chức.
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT, kỹ năng dạy học trực tuyến trong dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ; ưu tiên việc bồi dưỡng đối với giảng viên sư phạm ngoại ngữ, giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, giáo viên tại các khu vực khó khăn.
5. Xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, truyền thông về dạy học ngoại ngữ
Tăng cường công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.
- Các cấp, các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức; nâng cao nhận thức xã hội về lợi ích của việc dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu hội nhập; thu hút sự quan tâm, đóng góp của cộng đồng cho công tác dạy và học ngoại ngữ.
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các cá nhân, tổ chức quốc tế phù hợp với điều kiện dạy và học ngoại ngữ của tỉnh.
- Xây dựng môi trường dạy học ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm. Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo về ngoại ngữ; thành lập, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục.
- Phát động các phong trào học và sử dụng ngoại ngữ bằng nhiều hình thức; xây dựng các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ, dạy ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng, dạy học trực tuyến, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.
6. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ
- Tăng cường công tác xã hội hóa trong dạy học ngoại ngữ tạo sự đồng thuận, phối hợp, huy động nguồn lực của hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối cho công tác dạy học ngoại ngữ.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng CNTT.
- Khuyến khích và phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
- Phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm soát chất lượng dạy học của các trung tâm ngoại ngữ.
- Bồi dưỡng cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai Đề án ngoại ngữ và kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện Đề án ngoại ngữ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các đơn vị triển khai thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trên địa bàn. Kiểm tra việc dạy học ngoại ngữ tại các đơn vị trường học, các trung tâm ngoại ngữ - tin học; kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm ngoại ngữ.
1. Tổng kinh phí
Tổng kinh phí năm 2023 là 15.310 triệu đồng (Mười lăm tỉ ba trăm mười triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí chương trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy, học liệu: 11.120 triệu đồng.
- Kinh phí cho kiểm tra, đánh giá: 100 triệu đồng.
- Kinh phí phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên: 3.100 triệu đồng.
- Kinh phí cho điều kiện dạy và học ngoại ngữ: 150 triệu đồng.
- Kinh phí cho xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, kiểm tra giám sát: 840 triệu đồng.
2. Dự kiến nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí dự kiến đề nghị cấp từ Trung ương: 3.000 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí dự kiến của địa phương: 1.430 triệu đồng.
- Nguồn thu dự kiến từ các cơ sở giáo dục, nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, nguồn xã hội hóa khác: 10.880 triệu đồng.
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo Kế hoạch này).
Là cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phù hợp với kế hoạch chung.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kinh phí thực hiện Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố rà soát nhu cầu tuyển dụng viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về các chương trình, đề án, kế hoạch đổi mới công tác dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện của địa phương, định kỳ báo cáo cơ quan thường trực.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn bảo đảm đồng bộ, phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 1137/KH-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm Đề án dạy và học ngoại ngữ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm 2022 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 3408/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Kế hoạch 1814/KH-UBND năm 2022 điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch 535/KH-UBND thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân" trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019-2025
- 6Kế hoạch 2301/KH-UBND năm 2022 về tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Quyết định 3443/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025”
- 8Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2023 thực hiện nhiệm vụ năm 2024 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Quyết định 2080/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 51/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 2080/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017–2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Kế hoạch 1137/KH-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm Đề án dạy và học ngoại ngữ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ năm 2022 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT về Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 3408/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Kế hoạch 1814/KH-UBND năm 2022 điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch 535/KH-UBND thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân" trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019-2025
- 10Kế hoạch 2301/KH-UBND năm 2022 về tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 11Quyết định 3443/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025”
- 12Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2023 thực hiện nhiệm vụ năm 2024 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2023
- Số hiệu: 76/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Dương Xuân Huyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định