Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 746/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2009

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2003 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, NHÂN DÂN

Thực hiện Thông báo Kết luận số 74-TB/KH ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Kế hoạch số 39-KH/VPTW ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc Tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai việc tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW trong toàn ngành giáo dục cụ thể như sau:

1. Mục đích, yêu cầu

a) Mục đích

Đánh giá tình hình, kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Thông báo Kết luận số 74-TB/TW của Ban Bí thư; xác định những hạn chế, thiếu sót, vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh; rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

b) Yêu cầu

Tiến hành tổng kết toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị và Thông báo kết luận nêu trên, cần bám sát các văn bản chỉ đạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và chuyên đề của ngành giáo dục.

Nội dung tổng kết cần thiết thực, đánh giá đúng thực trạng và đề ra các giải pháp gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua lớn của ngành và công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

2. Nội dung tổng kết

a) Đánh giá tình hình quán triệt, triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW và Thông báo số 74-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

- Việc quán triệt Chỉ thị số 32-CT/TW và Thông báo số 74-TB/TW tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân.

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và chuyên đề của đơn vị.

b) Đánh giá thực trạng tình hình và kết quả đạt được sau 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW

- Nhận thức của cấp ủy, của lãnh đạo đơn vị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Mối quan hệ giữa triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong 6 năm qua tại đơn vị:

+ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ

+ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn

+ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành.

+ Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 của ngành giáo dục.

+ Các chương trình, kế hoạch công tác PBGDPL của địa phương.

c) Nội dung và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả đã được áp dụng. Chú ý các hình thức mới được áp dụng từ sau Hội nghị sơ kết Chỉ thị số 32-CT/TW của Chính phủ và Hội nghị sơ kết Chỉ thị số 32-CT/TW của ngành giáo dục.

d) Những kinh nghiệm tốt, điển hình trong việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, kết hợp với việc thực hiện các kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và của ngành giáo dục.

đ) Những đổi mới trong chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW.

e) Đánh giá hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW, đặc biệt là từ sau Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị (về nhận thức, hành vi của các đối tượng; tình hình trật tự, kỷ cương trong nhà trường; đánh giá của xã hội về kiến thức và ý thức pháp luật của người học sau khi tốt nghiệp …).

g) Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW và nguyên nhân.

h) Đề xuất, kiến nghị về chủ trương, biện pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới.

i) Thống kê các số liệu cụ thể theo mẫu biểu gửi kèm theo Kế hoạch này.

3. Tổ chức thực hiện

a) Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các Vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng và các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW bằng các hình thức phù hợp, báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20 tháng 11 năm 2009 theo địa chỉ: Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 49, Đại Cồ Việt, Hà Nội (hoặc qua Email: dtthuyen@moet.edu.vn). Mốc thời gian tiến hành tổng kết: từ tháng 12/2003 đến tháng 10/2009.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo Thành lập Tổ biên tập Dự thảo Báo cáo tổng kết Chỉ thị 32-CT/TW gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng Ban cán sự Đảng, Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Cục Công nghệ thông tin, Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan do Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Tổ trưởng.

c) Vụ Pháp chế phối hợp với Văn phòng Ban cán sự Đảng báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định việc tổ chức Hội nghị toàn ngành về việc tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW; phối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW trong toàn ngành.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp);
- Bộ Tư pháp;
- Hội đồng PHCTPBGDPL của Chính phủ;
- TW đoàn TNCSHCM, TW Hội SVVN;
- Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Công đoàn giáo dục Việt Nam;
- Các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;
- Các Sở Giáo dục và Đầu tư; các ĐH, HV, trường ĐH, CĐ, TCCN;
- Lưu: VT, PC, VP BCS Đảng.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận

 

PHỤ LỤC 1

I. KẾT QUẢ QUÁN TRIỆT CHỈ THỊ, THÔNG BÁO, KẾT LUẬN

Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức quán triệt

Hình thức tổ chức

Số cuộc

Số người tham dự

Cấp sở

 

 

 

Cấp trường

 

 

 

II. KẾT QUẢ 6 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ

1. Ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện

Cơ quan, đơn vị ban hành

Số lượng văn bản đã ban hành

Kế hoạch

Chương trình

Công văn

khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nội dung

Triệu đồng

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Triển khai các hoạt động PBGDPL

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang bị cơ sở vật chất

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Các nội dung pháp luật được phổ biến (nêu tóm tắt tên một số văn bản hoặc nhóm văn bản pháp luật được tập trung phổ biền, giáo dục)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

4. Đánh giá hiệu quả của các hình thức phổ biến giáo dục đã được sử dụng tại đơn vị

TT

Hình thức PBGDPL

Hiệu quả cao

Hiệu quả bình thường

Không hiệu quả

Ý kiến khác

1

Thông qua giảng dạy các kiến thức pháp luật

 

 

 

 

2

Biên soạn, phát hành tài liệu theo từng đối tượng

 

 

 

 

3

Tuyên truyền trên báo chí

 

 

 

 

4

Tuyên truyền trên truyền hình

 

 

 

 

5

Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh

 

 

 

 

6

Thi tìm hiểu pháp luật

 

 

 

 

7

Xây dựng các tiểu phẩm pháp luật

 

 

 

 

8

Thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ

 

 

 

 

9

Thông qua các hội nghị, hội thảo

 

 

 

 

10

Các hình thức khác

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 2A

THỐNG KÊ NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Trường:...............................................................................................................................

 

Đối tượng

Số lượng

Giới tính

Trình độ chuyên môn

Thời gian tham gia công tác PBGDPL

Bồi dưỡng, tập huấn định kỳ

Nam

Nữ

Chuyên ngành luật

Chuyên ngành khác

Kiến thức pháp luật

Nghiệp vụ PBGDPL

 

 

 

TS

Ths

CN

Trung cấp

TS

Ths

CN

Trung cấp

< 5 năm

5-10 năm

> 10 năm

Không

Không

Hội đồng (hoặc ban) phối hợp CTPBGDPL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên, giảng viên giảng dạy các môn pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ phụ trách công tác PBGDPL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ phụ trách công tác pháp chế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo viên pháp luật

Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2B

THỐNG KÊ NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Trường:...............................................................................................................................

 

Đối tượng

Số lượng

Giới tính

Trình độ chuyên môn

Thời gian tham gia công tác PBGDPL

Bồi dưỡng, tập huấn định kỳ

Nam

Nữ

Chuyên ngành luật

(hoặc đúng chuyên ngành giáo dục công dân)

Chuyên ngành khác

Kiến thức pháp luật

Nghiệp vụ PBGDPL

 

 

 

TS

Ths

CN

Trung cấp

TS

Ths

CN

Trung cấp

< 5 năm

5-10 năm

> 10 năm

Không

Không

Hội đồng (hoặc ban) phối hợp CTPBGDPL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên giảng dạy giáo dục công dân cấp THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên giảng dạy giáo dục công dân cấp THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ phụ trách công tác PBGDPL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ phụ trách công tác pháp chế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo viên pháp luật

Cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

khác