Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/KH-UBND | Hà Giang, ngày 26 tháng 04 năm 2014 |
Thực hiện Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013-2015”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
- Hà Giang có dân số trung bình năm 2013 là 775.500 người, trong đó trẻ em từ 0 đến 16 tuổi là 263.670 trẻ (chiếm 34% dân số toàn tỉnh), trẻ em từ 0 đến 6 tuổi là 99.925 (chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh). Hà Giang có khoảng trên 10 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trên 5 nghìn trẻ em khuyết tật, tàn tật; trên 4 nghìn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; có 55 trẻ em bị ảnh hưởng nhiễm HIV/AIDS; 125 trẻ em phải lao động nặng nhọc. Theo kết quả rà soát năm 2013, toàn tỉnh hiện có 48.011 hộ nghèo, chiếm 30,13%; hộ cận nghèo 20.598 hộ, chiếm 12,93%. Số trẻ em sống trong hộ nghèo khoảng 720.000 trẻ. Trong những năm gần đây số trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích có chiều hướng gia tăng;
- Theo báo cáo của các huyện, thành phố, tình hình tai nạn thương tích trẻ em trong những năm qua có chiều hướng gia tăng cụ thể năm 2010 là 690/30 mắc/chết; năm 2011 là 705/45 mắc/chết; năm 2012 là 836/56 mắc/chết; năm 2013 là 928/56 mắc/chết. Trong các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích do bị ngã chiếm tỷ lệ cao, sau đó đến tai nạn do đuối nước, tiếp đến tai nạn ngộ độc nấm mốc, thực phẩm, tai nạn giao thông, súc vật cắn,... các ca tai nạn thương tích dẫn đến trẻ em tử vong thì tai nạn do bị đuối nước chiếm tỷ lệ cao nhất, sau tai nạn đuối nước là ngã tiếp đến là tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, nấm mốc, súc vật cắn,...
II. Nguyên nhân, tồn tại hạn chế
1. Nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích trẻ em:
- Địa hình giao thông đi lại khó khăn, núi cao, vực sâu: trình độ dân trí như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngộ độc, đuối nước (sông, suối mưa lũ), điện giật, bỏng, súc vật cắn,... Một trong những nguyên nhân gây tử vong trẻ em cao nhất;
- Nhận thức và hiểu biết chung về tai nạn thương tích trẻ em còn thấp, như đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc là một trong nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho nhóm trẻ em và vị thành niên (từ 0-18 tuổi) nhưng nhận thức của xã hội và người dân về vấn đề này vẫn còn hạn chế, thể hiện qua việc coi thường sự nguy hiểm đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, bỏng, điện giật với trẻ em và cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ bị tan nạn thương tích;
- Việc quản lý giám sát của gia đình chưa được chặt chẽ, trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc, nhất là trong thời gian các em nghỉ hè. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ tai nạn thương tích cao ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ, nhiều trường hợp trẻ em bị rơi, ngã xuống sông, suối, hồ, ao, giếng hay bể nước; trẻ em bị tai nạn giao thông, bị ngộ độc thức ăn, điện giật chỉ vì sự thiếu quan sát của cha mẹ, người trông giữ trẻ;
- Nhiều trẻ em không biết bơi, không được học bơi, không có kỹ năng ứng phó khi có nguy cơ bị đuối nước, nhưng rất nhiều trẻ em thường hay chơi đùa gần sông, suối, ao, hồ. Các bậc phụ huynh cũng không dạy bơi hoặc không cho các em đi học bơi vì không có điều kiện;
- Môi trường sống xung quanh trẻ em còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn dễ xảy ra tai nạn thương tích trẻ em. Do hệ thống ao, hồ sông suối nhiều, cho đến nay chưa có các hoạt động để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn thương tích trong môi trường sống;
Những yếu tố trên là một trong những nguyên nhân của những vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng làm mất đi cuộc sống của nhiều trẻ em.
2. Tồn tại, hạn chế:
- Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng, người dân chưa thực sự quan tâm tới công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Cán bộ cấp cơ sở thiếu kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em;
- Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong việc ngăn ngừa phòng chống tai nạn thương tích trẻ em;
- Công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhà trường, gia đình và cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế, thiếu tài liệu, kinh phí...;
- Mạng lưới cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em vừa thiếu, không ổn định thường xuyên thay đổi, nên việc cập nhật thu thập thông tin báo cáo về tình hình tai nạn thương tích trẻ em không được thường xuyên, kịp thời; chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ em bị tai nạn thương tích;
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2014 - 2015
1. Mục tiêu chung:
Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước. Tập trung vào những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn, thương tích đối với trẻ em như tại gia đình, trường học và nơi công cộng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích 928/100.000 trẻ em năm 2013 xuống còn 649/100.000 trẻ em vào năm 2015;
- Giảm tỷ suất trẻ em tử vong do bị tai nạn thương tích từ 56/100.000 trẻ em năm 2013 xuống còn 47/100.000 trẻ em vào năm 2015;
- 70% hộ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được phổ biến tuyên truyền về chính sách pháp luật, kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em;
- Giảm 15% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2013;
- 20% số trẻ em lứa tuổi tiểu học và 45% số trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở biết bơi và có kỹ năng tự cứu đuối nước;
- 70% số trẻ em sử dụng áo phao hoặc cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy;
- 100% số bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch được cấp phép bảo đảm các quy định an toàn;
- 100% số bến vận chuyển khách ngang sông, bến tàu được cấp phép bảo đảm các quy định an toàn;
- 80% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em.
1. Truyền thông, giáo dục nâng nhận thức về công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược truyền thông phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; hàng năm tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động về phòng chống, tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng chống tai nạn đuối nước, giao thông;
- In ấn, nhân bản, các tài liệu tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích giao thông đường bộ; phòng, chống tai nạn, thương tích ngộ độc; phòng, chống tai nạn, thương tích do ngã, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em;
- Tuyên truyền trực tiếp cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, giáo viên, gia đình và trẻ em, đặc biệt quan tâm đến trẻ em dân tộc vùng cao, vùng sâu, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về các nội dung liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em thông qua các hình thức phù hợp với đối tượng.
2. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em: Xây dựng nội dung tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cần thiết về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ Lao động - TB&XH cấp xã, cán bộ làm công tác xã hội, cộng tác viên (trưởng thôn, bản, tổ dân phố) các bậc phụ huynh học sinh; Nâng cao năng lực nhận thức, phương pháp, kỹ năng sơ, cấp cứu thông thường trong các trường hợp khi bị tai nạn thương tích trẻ em.
3. Xây dựng mô hình “ngôi nhà an toàn”, “cộng đồng an toàn”, “trường học an toàn” phòng, chống tai nạn thương cho trẻ em với các hoạt động: Xác định các nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình, nhà trường, cộng đồng; hướng dẫn gia đình, nhà trường, cộng đồng cách loại bỏ các nguy cơ gậy tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình và xây dựng ngôi nhà an toàn; hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn tại gia đình; triển khai các hoạt động can thiệp loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em tại gia đình, nhà trường và cộng đồng.
4. Triển khai các hoạt động để phòng, chống đuối nước trẻ em, dạy kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước: Xây dựng kế hoạch, tổ chức mở lớp học bơi, dạy bơi và hướng dẫn dạy các kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở; triển khai hoạt động phòng ngừa đuối nước ở trẻ em; tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trong trường học nhất là trong dịp nghỉ hè; sử dụng áo phao, phao bơi khi tham gia đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước: hướng dẫn các kỹ năng cấp cứu đuối trẻ em.
5. Theo dõi, giám sát, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
6. Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể phối hợp triển khai đồng bộ công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh; đưa nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích đặc biệt phòng chống đuối nước, tai nạn giao thông vào chương trình giảng dạy ngoại khóa của cấp tiểu học, học sinh trong trường phổ thông.
3. Xã hội hóa chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Huy động rộng rãi các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, cộng đồng, cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
4. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
5. Tăng cường công tác theo dõi, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức đánh giá báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
Kinh phí thực hiện Quyết định 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2014-2015 trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị bảo vệ và được giao trong dự toán thu chi ngân sách hàng năm.
1. Sở Lao động - TB&XH: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; In ấn, nhân bản cấp phát tài liệu truyền thông. Tổ chức hội nghị đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Xây dựng mô hình Phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em; Phối hợp với các Sở, ngành triển khai các hoạt động để phòng, chống đuối nước trẻ em, dạy kỹ năng dạy bơi và kỹ năng an toàn dưới nước; Theo dõi, giám sát, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức đánh giá báo cáo tình hình thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Tài chính: Cân đối bố trí kinh phí và bảo đảm ngân sách cho các sở, ngành liên quan thực hiện các nội dung, nhiệm vụ phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Y tế: Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu điều trị trẻ em bị tai nạn thương tích; nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ y tế. Xây dựng mô hình “Cộng đồng an toàn” phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục phổ thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Xây dựng mô hình “Trường học an toàn” phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
5. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với Sở Lao động TB&XH và các đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông cho trẻ em.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp Sở Lao động - TB&XH lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa; Tăng cường công tác quản lý bể bơi dạy bơi cho trẻ em; Năng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
7. Công an tỉnh: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội; kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy, phòng, chống cháy nổ, các đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho việc thực hiện kế hoạch.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia thực hiện kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong tổ chức của mình; tham gia quản lý nhà nước, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ nội dung của Kế hoạch này xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn quản lý; Bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch. Lồng ghép với các chương trình, đề án kế hoạch để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch; tham mưu công tác sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch với Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013-2015” trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1573/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Cà Mau giai đoạn 2014 - 2015
- 3Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2014 phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em đến năm 2015 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 4Quyết định 2437/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Quyết định 2158/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1573/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Cà Mau giai đoạn 2014 - 2015
- 4Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2014 phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em đến năm 2015 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5Quyết định 2437/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quyết định 2158/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- Số hiệu: 73/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/04/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Đàm Văn Bông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra