- 1Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2023 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 908/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 718/KH-UBND | Kon Tum, ngày 02 tháng 3 năm 2024 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH KON TUM NĂM 2024
Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 ngày 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (sau đây viết tắt là Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau[1]:
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai năm 2024 trên địa bàn tỉnh để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển các sản phẩm có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu của địa phương, văn hóa và tri thức bản địa nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là cấp xã trong triển khai thực hiện chương trình, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Bám sát quan điểm, mục tiêu Chương trình OCOP của Trung ương và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện chương trình.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, nhất là cấp huyện, xã trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Về phát triển sản phẩm: Phấn đấu đến cuối năm 2024 toàn tỉnh có ít nhất 250 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (tăng 50 sản phẩm so với năm 2023), trong đó:
+ Có thêm ít nhất 50 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (bao gồm: 07 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 05 sản phẩm 4 sao và 38 sản phẩm 3 sao).
+ Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận sao OCOP (Sản phẩm hết hiệu lực được tiếp tục tổ chức đánh giá công nhận lại. Sản phẩm 3 sao tiếp tục phấn đấu lên 4 sao, sản phẩm 4 sao tiếp tục phấn đấu lên 5 sao). Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.
- Phấn đấu khoảng 50% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Triển khai thực hiện mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 “Phát triển vùng nguyên liệu mắc ca gắn với mục tiêu phát triển cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum", từng bước nâng cao năng lực chế biến và phát triển sản phẩm theo chuẩn OCOP, hướng đến sản phẩm OCOP 5 sao”.
- Có ít nhất 30-50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); tiếp tục củng cố, nâng cấp 01 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
(Danh sách dự kiến phấn đấu có 07 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao để đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia[2] theo phụ lục 01 kèm theo).
- Nội dung:
+ Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh, để tất cả người dân thấy được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn khi tham gia Chương trình OCOP.
+ Tập trung nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các cổng thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang...).
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan chuyên môn cấp huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
2. Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Nội dung: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ OCOP các cấp; tập huấn cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh về xây dựng phương án kinh doanh, kiến thức về phát triển sản phẩm, về thị trường, quản trị sản xuất chất lượng...
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Triển khai thực hiện Chu trình OCOP đối với sản phẩm tham gia Chương trình
a) Thực hiện Chu trình OCOP
- Nội dung: Cơ quan thực hiện Chương trình OCOP cấp huyện tiếp nhận phiếu đăng ký ý tưởng, sản phẩm tham gia Chương trình năm 2024; xem xét, hướng dẫn, hoàn thiện; từng ý tưởng sản phẩm sẽ được xem xét, lựa chọn các ý tưởng tốt nhất làm cơ sở để triển khai thực hiện.
+ Đối với những sản phẩm mới: Thực hiện đúng chu trình OCOP theo 6 bước([3]), trên cơ sở đề xuất theo nhu cầu và khả năng của cơ sở sản xuất.
+ Đối với những sản phẩm hiện có: Tùy theo thực tế mức độ hoàn thiện của các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP để có giải pháp hỗ trợ cải tiến, nâng cấp sản phẩm phù hợp với mức xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia.
+ Đối với các sản phẩm OCOP đề nghị nâng hạng sao: Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc; liên kết chuỗi; phát triển thương hiệu; xúc tiến thương mại,... Lựa chọn các sản phẩm tiềm năng để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, nâng hạng sao sản phẩm OCOP theo Chu trình.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024
- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện.
b) Đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP
b.1) Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tại cấp huyện
- Cơ quan thực hiện Chương trình OCOP cấp huyện tiếp nhận hồ sơ sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, tổng hợp, trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đánh giá, phân hạng sản phẩm. Các sản phẩm đạt từ 50 đến dưới 70 điểm (tương đương 3 sao) sẽ trình Ủy ban nhân dân huyện xét quyết định công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; những sản phẩm đạt từ 70 điểm trở lên sẽ được chuyển hồ sơ đánh giá, phân hạng tại cấp tỉnh (Trường hợp các sản phẩm do Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đánh giá đạt dưới 70 điểm (không đạt 4 sao). Hội đồng cấp tỉnh gửi trả hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, công nhận hoặc hoàn thiện hồ sơ đánh giá lại và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp theo quy định).
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 tổ chức 02 đợt đánh giá, cụ thể:
+ Đợt 1: trong tháng 6 năm 2024.
+ Đợt 2: trong tháng 11 năm 2024.
- Tổ chức thực hiện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế thành phố Kon Tum (Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố) chủ trì, phối hợp với công chức phụ trách OCOP các huyện, các xã, các chủ thể sản xuất liên quan tham mưu thực hiện.
b.2) Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của các huyện, thành phố (đạt từ 70 điểm trở lên), tổng hợp, trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm. Các sản phẩm đạt từ 70 điểm (tương đương 4 sao) trở lên sẽ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét, công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Thời gian tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm năm 2024 vào các đợt sau:
- Thời gian hoàn thành:
+ Đợt 1: Trong tháng 3 năm 2024 (đối với các sản phẩm tiềm năng 4 sao năm 2023).
+ Đợt 2, 3: Trong tháng 7 và tháng 12 năm 2024.
- Tổ chức thực hiện: Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
b.3) Tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia
Đối với các sản phẩm đạt từ 90 - 100 điểm (tương đương 5 sao), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển các hồ sơ đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP 5 sao, cấp quốc gia.
- Thời gian thực hiện: Sau mỗi đợt đánh giá cấp tỉnh.
- Tổ chức thực hiện: Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện và chuyển hồ sơ lên Trung ương để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
- Nội dung thực hiện:
+ Phát triển sản phẩm ưu tiên những sản phẩm mang tính lợi thế so sánh của địa phương, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát được quy trình sản xuất; ưu tiên những sản phẩm sử dụng lao động địa phương, đảm bảo gia tăng giá trị, không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hạn chế tối đa các sản phẩm thô chưa qua chế biến. Sản phẩm đăng ký cần phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, tránh trường hợp sau khi đăng ký lại không triển khai thực hiện.
+ Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết chuỗi; hợp tác liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị.
+ Phối hợp với đơn vị tư vấn hỗ trợ, nâng cấp ít nhất 07 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 05 sao (từ 90 - 100 điểm);
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các chủ thể sản xuất tham gia chương trình.
5. Xúc tiến thương mại sản phẩm
- Nội dung: Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP năm 2024; hỗ trợ các sản phẩm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh tham gia các hội chợ, triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm; xây dựng một số điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại; phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các chủ thể sản xuất thực hiện.
6. Kiểm tra, giám sát các sản phẩm đã được xếp hạng sản phẩm OCOP
- Nội dung: Tổ chức kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP theo quy định.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hằng quý trong năm 2024
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024; nguồn lồng ghép các chương trình, dự án; nguồn ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã (bao gồm kinh phí đối ứng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương, theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Các sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ các chức năng và nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về ban hành Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và các nội dung tại kế hoạch này chủ động triển khai thực hiện các nội dung liên quan. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung tại Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình OCOP tại các địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh theo đúng Kế hoạch này.
- Định kỳ hằng tháng, quý, năm[4] tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
- Căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo Kế hoạch này gắn với lĩnh vực của ngành mình phụ trách.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh) trong quá trình thực hiện các nội dung liên quan đến Chương trình OCOP trong năm 2024 và thực hiện các chính sách hỗ trợ các chủ thể.
- Hướng dẫn hỗ trợ các địa phương, cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Chương trình OCOP theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Trên cơ sở nhu cầu đăng ký ý tưởng/sản phẩm tham gia vào Chương trình OCOP năm 2024 tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và phê duyệt danh sách ý tưởng/sản phẩm tham gia Chương trình để làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của huyện, thành phố theo kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh năm 2024; bố trí nguồn lực từ ngân sách huyện, thành phố lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện Chương trình OCOP.
- Trực tiếp triển khai các hoạt động của Chương trình OCOP ở cấp huyện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương đặc biệt là sản phẩm nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh có nhu cầu tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ đánh giá.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã, trang trại, hộ kinh doanh về hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh.
- Triển khai thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai Chương trình OCOP để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã tham gia vào các hoạt động của Chương trình OCOP.
- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã.
- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh; chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP.
- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ tham gia Chương trình OCOP.
- Tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí sau: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương. Căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó ban hành Báo cáo đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp xã về các tiêu chí trên.
5. Các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP: Chủ động xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Thực hiện duy trì, tiêu chuẩn hóa, nâng hạng sản phẩm OCOP, tích cực đăng ký tham gia đánh giá, nâng hạng sản phẩm OCOP, đảm bảo sản phẩm tham gia Chương trình OCOP chất lượng, an toàn; đồng thời, sử dụng nhãn mác, logo biểu trưng chương trình theo quy định.
(Chi tiết một số nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện theo Phụ lục 02 kèm theo)
Trên đây là kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, tỉnh Kon Tum. Yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU SẢN PHẨM OCOP ĐẠT CHUẨN 5 SAO NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 718/KH-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
TT | Tên sản phẩm phấn đấu OCOP 5 sao | Chủ thể | Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện | Đã được chứng nhận loại sao OCOP | Ghi chú |
1 | Thành phố Kon Tum |
|
|
|
|
- | Nước YenSâm Kon Tum | Công ty TNHH Yến sào Kon Tum | UBND TP Kon Tum | 4 sao |
|
2 | Huyện Đăk Hà |
|
|
|
|
- | Cà phê Đặc biệt Sáu Nhung | HTX Nông nghiệp SX-TM Sáu Nhung | UBND huyện Đăk Hà | 4 sao |
|
- | Tinh coffee |
| |||
3 | Huyện Tu Mơ Rông |
|
|
|
|
- | Trà Sâm Ngọc Linh hòa tan | Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum | UBND huyện Tơ Mơ Rông | 4 sao |
|
- | Nước uống Collagen Sâm Ngọc Linh |
| |||
4 | Huyện Kon Plông |
|
|
|
|
- | Cà phê bột De Măng Đen | Công ty cổ phần tập đoàn Cà phê Măng Đen | UBND huyện Kon Plông | Tiềm năng 4 sao |
|
- | Chè thật | HTX chè sạch Đông Trường Sơn |
|
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP NĂM 2024, TỈNH KON TUM
(Kèm theo Kế hoạch số: 718/KH-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
TT | Nội dung thực hiện | Thời gian hoàn thành | Kết quả dự kiến | Đơn vị chủ trì thực hiện | Đơn vị phối hợp | Ghi chú |
1 | Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2024 trên địa bàn tỉnh | Trong quý I/2024 | Kế hoạch của UBND tỉnh | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành; UBND các huyện, Thành phố |
|
2 | Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024 (đợt 1) | Trong quý I/2024 | Quyết định của UBND tỉnh về công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành; UBND các huyện, Thành phố | Đánh giá các sản phẩm PCOP năm 2023 |
3 | Kiểm tra, giám sát tình hình phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh | Định kỳ hoặc đột xuất trong năm | Báo cáo của đơn vị chủ trì kiểm tra | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố | Các sở, ngành; UBND các huyện, Thành phố | Cấp tỉnh tổ chức ít nhất 02 đợt/năm; cấp huyện ít nhất 01 lần/quý. |
4 | Phát triển sản phẩm OCOP |
|
|
|
|
|
a | Phát triển sản phẩm quốc gia (Sản phẩm OCOP 5 sao) |
|
|
|
|
|
- | Tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đánh giá, phân hạng 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao của tỉnh đã đề xuất năm 2021. | Trong quý I/2024 | Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận sản phẩm OCOP 5 sao | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND thành phố Kon Tum; Công ty cổ phần Vingin | Theo kế hoạch đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
- | Hỗ trợ phát triển sản phẩm tiềm năng 5 sao trên địa bàn tỉnh | Trong năm 2024 | Văn bản của UBND tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố | Các sở, ngành; UBND các huyện, Thành phố |
|
+ | Cấp huyện | Hoàn thành trước tháng 6/2024 | Hồ sơ đề nghị tỉnh đánh giá, phân hạng | UBND các huyện, thành phố | Các sở, ngành có liên quan | Các địa phương rà soát các sản phẩm OCOP 4 sao có tiềm năng để tiếp tục hỗ trợ phát triển lên 5 sao trong năm 2024; đồng thời tiếp tục rà soát hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới có tiềm năng để thực hiện. |
+ | Cấp tỉnh | Hoàn thành trước tháng 10/2024 | Hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành có liên quan |
|
b | Phát triển sản phẩm OCOP thường niên năm 2024 |
|
|
|
|
|
- | Phát triển sản phẩm OCOP (thực hiện đảm bảo theo Chu trình 6 bước theo quy định). | Trong năm 2024 | Các nội dung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP | UBND các huyện, thành phố | Các sở, ngành có liên quan |
|
- | Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024 (02 đợt) | (1) Đợt 1 hoàn thành trước tháng 6/2024; (2) Đợt 2 hoàn thành trong tháng 11/2024 | Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về công nhận sản phẩm OCOP | UBND các huyện, thành phố | Các sở, ngành có liên quan |
|
- | Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024 (đợt 2) | Trước ngày 30/10/2024; trước ngày 30/12/2024 | Quyết định của UBND tỉnh về công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các sở, ngành; UBND các huyện, Thành phố | Sản phẩm OCOP năm 2024 |
5 | Truyền thông về phát triển sản phẩm OCOP |
|
|
|
|
|
- | Xây dựng các phóng sự phát sóng định kỳ hàng tháng trên đài truyền hình về tuyên truyền sản phẩm OCOP | Định kỳ hằng tháng | Phóng sự phát trên sóng Truyền hình tỉnh, huyện | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và huyện, thành phố. |
|
- | Phối hợp xây dựng các bài viết tuyên truyền về sản phẩm OCOP của tỉnh đăng trên báo Kon Tum và các báo khác có chức năng | Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất | Các bài viết | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố | Báo Kon Tum và các cơ quan báo chí trong, ngoài tỉnh có liên quan |
|
- | Cập nhật thông tin về truyền thông sản phẩm OCOP của tỉnh trên các trang thông tin điện từ của tỉnh, các ngành, địa phương; sàn giao dịch điện tử của tỉnh... | Thường xuyên | Các bài viết | Các sở, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị có liên quan |
|
- | Thành lập Câu lạc bộ/Hội quán phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh, huyện | Trong 6 tháng đầu năm 2024 | Câu lạc bộ cấp tỉnh; Câu lạc bộ cấp huyện | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị có liên quan |
|
6 | Đào tạo, bồi dưỡng các chủ thê phát triển sản phẩm OCOP và cán bộ phụ trách chương trình OCOP các cấp | Trong năm 2024 | Mở các lập tập huấn, bồi dưỡng | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thành phố |
|
7 | Tham quan, học tập kinh nghiệm và phát triển sản phẩm OCOP ngoài tỉnh | Trong năm 2024 | Tổ chức 01 đoàn công tác | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành có liên quan |
|
8 | Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại |
|
|
|
|
|
- | Hỗ trợ điểm trưng bày và giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh | Trong 6 tháng đầu năm 2024 | ít nhất 01 điểm | Sở Công Thương | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
- | Hỗ trợ điểm trưng bày và giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp huyện | Trong 6 tháng đầu năm 2024 | Mỗi địa phương có ít nhất 01 điểm | UBND các huyện, thành phố | Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
- | Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh | Trong năm 2024 | Hỗ trợ tham gia các đợt giới thiệu, bán hàng theo Chương trình Kế hoạch của tỉnh và Trung ương và các địa phương ngoài tỉnh có liên quan. | Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, Thành phố | Các đơn vị có liên quan |
|
- | Hỗ trợ các chủ thể bán hàng livestream trên các nền tảng thương mại điện tử | Định kỳ, hoặc thường xuyên trong năm 2024 | Các đợt bán hàng | Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các ngành và UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị có liên quan |
|
[1] Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 607/SNN-NTM ngày 22 tháng 02 năm 2024.
[2] Gồm: Thành phố Kon Tum: 01 sản phẩm; huyện Đăk Hà: 02 sản phẩm; huyện Tu Mơ Rông: 02 sản phẩm; huyện Kon Plông: 02 sản phẩm.
[3] Công văn số 8050/BNN-VPĐP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển khai một số chương trình chuyên đề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Tại Phụ lục I).
[4] Hằng tháng trước ngày 20, hằng quý trước ngày 20 tháng cuối quý, năm trước ngày 15 tháng 12.
- 1Kế hoạch 2454/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025
- 2Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, năm 2024
- 3Kế hoạch 596/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre
- 4Kế hoạch 130/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2024
- 5Kế hoạch 55/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024
- 6Kế hoạch 17/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Trà Vinh năm 2024
- 7Quyết định 193/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 8050/BNN-VPĐP năm 2022 hướng dẫn triển khai chương trình chuyên đề thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2023 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 908/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 2454/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025
- 7Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, năm 2024
- 8Kế hoạch 596/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre
- 9Kế hoạch 130/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2024
- 10Kế hoạch 55/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024
- 11Kế hoạch 17/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Trà Vinh năm 2024
- 12Quyết định 193/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Kế hoạch 718/KH-UBND triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kon Tum năm 2024
- Số hiệu: 718/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 02/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định