Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/KH-UBND | Nghệ An, ngày 28 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1942/QĐ-TTg), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Quyết định số 1942/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 góp phần phát triển an sinh xã hội trong tình hình mới.
2. Yêu cầu
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động nhằm nâng cao kiến thức và thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy cụ thể hóa Kế hoạch và xây dựng các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện, đối tượng thụ hưởng
- Đối tượng, phạm vi thực hiện: Các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cai nghiện ma túy do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (sau đây viết tắt là cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội).
- Đối tượng thụ hưởng: Người có công, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cân trợ giúp xã hội.
2. Thời gian thực hiện
Từ năm 2021 đến năm 2030, chia theo 2 giai đoạn: Từ năm 2021 - 2025 và từ năm 2026 - 2030.
1. Mục tiêu tổng quát
Củng cố, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cung cấp dịch vụ của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm đảm bảo cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh, kịp thời các dịch vụ y tế phù hợp theo hướng toàn diện, liên tục và hiệu quả; lồng ghép các hoạt động tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chăm sóc y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng kết hợp với các hoạt động trợ giúp xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đối tượng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
-Tối thiểu 70% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng.
- Tối thiểu 10% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện được ít nhất 80% hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã.
- Phấn đấu 80% đối tượng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được quản lý, theo dõi sức khỏe điện tử.
- Từng bước đầu tư, nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của ngành Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Đến năm 2030
- 100% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng.
- Tối thiểu 30% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện được ít nhất 80% hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã.
- 100% đối tượng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được quản lý, theo dõi sức khỏe điện tử.
- Đầu tư, nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của ngành Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Củng cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
a) Việc củng cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội đảm bảo hài hòa với quy hoạch tổng thể của mạng lưới cơ sở y tế; thực hiện phân loại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo phân hạng bệnh viện, tiêu chí y tế tuyến xã để có cơ chế hoạt động, đầu tư phù hợp.
b) Tổ chức thống nhất mô hình y tế tại cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy nhằm phát hiện sớm bệnh tật, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng cho đối tượng.
c) Rà soát, sắp xếp, bố trí đủ số lượng bác sĩ, kỹ thuật viên chỉnh hình, phục hồi chức năng làm việc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo vị trí việc làm, khối lượng công việc phù hợp với nhu cầu của cơ sở và điều kiện thực tế ở địa phương, cơ sở, bảo đảm theo dõi, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho đối tượng.
a) Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe, tập trung theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, phòng, chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mãn tính cho đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.
b) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội với các cơ sở y tế của ngành Y tế trên cùng địa bàn.
c) Thực hiện tin học hóa hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội và quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe cho đối tượng; đồng bộ và kết nối thông tin giữa cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội với y tế tuyến huyện, tuyến trung ương của ngành Y tế để theo dõi, quản lý sức khỏe cho đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tập huấn và khám chữa bệnh từ xa; xây dựng và triển khai thực hiện bệnh án điện tử; xây dựng phần mềm, ứng dụng trên điện thoại để giao tiếp, kết nối đối tượng với các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm chia sẻ thông tin, cảnh báo sức khỏe, hỗ trợ thăm khám, kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho các đối tượng.
d) Tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, vận động đối tượng chính sách xã hội thuộc quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia bảo hiểm y tế.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
a) Xây dựng, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo ngắn hạn, dài hạn về chăm sóc, điều dưỡng và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp với nhu cầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng.
- Đào tạo kỹ năng chuyên sâu về y tế, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội (bình quân 15 người/năm).
- Đào tạo kỹ năng sàng lọc phát hiện sớm đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về y tế, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng.
c) Tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng; thiết kế các video huấn luyện kỹ nàng chăm sóc và phục hồi chức năng cho các đối tượng tại gia đình.
d) Tập huấn, bồi dưỡng định kỳ; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm; tập huấn giảng viên nguồn về y tế, điều dưỡng và chỉnh hình, phục hồi chức năng cho địa phương.
đ) Phối hợp với các trường Đại học chuyên ngành y, chỉnh hình, phục hồi chức năng để đào tạo bác sĩ và đào tạo nâng cao cho cán bộ y tế, cán bộ và nhân viên chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
e) Rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách đối với viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng và các nhiệm vụ liên quan khác.
4. Đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
a) Có giải pháp, lộ trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng phục vụ của cơ sở; vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em, người nghèo, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người có thu nhập thấp.
b) Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho đối tượng.
c) Xây dựng gói dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cơ bản cho thương, bệnh binh, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người khuyết tật theo quy định của pháp luật bảo đảm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đối tượng.
5. Đổi mới cơ chế tài chính, nguồn lực hỗ trợ cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
a) Rà soát, phân loại mức tự chủ tài chính của các cơ sở y tế lao động và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế lao động sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
b) Vận động nguồn lực hỗ trợ các đối tượng, bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
c) Nghiên cứu, ban hành các văn bản hợp tác thực hiện việc khám, chữa bệnh, điều dưỡng, chỉnh hình và phục hồi chức năng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
6. Hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương ưu tiên hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó ưu tiên đầu tư cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội đã xuống cấp, không bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội cho đối tượng quản lý.
7. Truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho đối tượng
a) Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng đối với thương, bệnh binh, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người khuyết tật, người cao tuổi và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác.
b) Nghiên cứu, khảo sát học hỏi kinh nghiệm; xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cho cán bộ, nhân viên thuộc cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội.
d) Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về lĩnh vực y tế lao động xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, được bố trí trong dự toán chi của cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, vốn ODA, đề án liên quan khác; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công.
2. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Hằng năm, các Sở, Ban, ngành và địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng dự toán thực hiện Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác y tế lao động xã hội; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thông tin, các mẫu biểu báo cáo thống kê theo dõi, giám sát đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện trên địa bàn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và đột xuất (nếu có); tổ chức sơ kết và tổng kết kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Y tế
- Hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn thực hiện các quy định trong khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đơn vị đủ điều kiện khám, chữa bệnh theo quy định của Luật khám chữa bệnh và Luật bảo hiểm y tế.
- Phối hợp xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn nghiệp vụ y tế, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho đội ngũ nhân viên y tế lao động - xã hội.
3. Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo Luật ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các đơn vị có liên quan tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm giai đoạn 2021 -2025 đã được thông qua và căn cứ khả năng cân đối nguồn lực các giai đoạn tiếp theo để sắp xếp cân đối hỗ trợ theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
- Rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đối tượng yếu thế tham gia bảo hiểm y tế.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến công tác triển khai Quyết định số 1942/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện các nhiệm vụ về thông tin và truyền thông theo kế hoạch; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội nhà báo tỉnh định hướng tuyên truyền nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Xây dựng kế hoạch tổ thực hiện nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2022 về Nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
- 2Kế hoạch 8557/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 tỉnh Ninh Thuận
- 5Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2022 về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 3771/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
- 8Kế hoạch 559/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 9Kế hoạch 2618/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật Đầu tư công 2019
- 5Quyết định 1942/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2022 về Nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030
- 7Kế hoạch 8557/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 166/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 tỉnh Ninh Thuận
- 10Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2022 về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11Quyết định 3771/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
- 13Kế hoạch 559/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 14Kế hoạch 2618/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 70/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Bùi Đình Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra