Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6844/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 08 tháng 8 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
Thực hiện Quyết định 748/QĐ-TTg ngày 22/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025, UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch thực hiện, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
a) Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023 - 2025; giải phóng diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn cho nhân dân sinh sống, canh tác, sản xuất.
b) Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh để tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả, giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ; bảo đảm an toàn cho nhân dân trong vùng bị ô nhiễm trên địa bàn toàn tỉnh, phấn đấu làm sạch các khu vực bị ô nhiễm khoảng 4.500ha.
b) Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn sau chiến tranh trong nhân dân; mở rộng các hình thức thông tin, tuyên truyền về thành tựu và nhu cầu khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
c) Tích cực tham gia rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; các mô hình sinh kế, đào tạo nghề, việc làm cho nạn nhân và gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bom mìn trên địa bàn tỉnh.
d) Tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu đế cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về các vùng ô nhiễm, các khu vực đã dò tìm xử lý bom mìn, dữ liệu nạn nhân bom mìn và các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn trên phạm vi toàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN:
1. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
a) Là cơ quan thường trực thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện các nội dung, điều kiện đảm bảo tham mưu, giúp UBND tỉnh tổ chức chỉ huy, điều hành các lực lượng xử lý mọi tình huống kịp thời, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; điều tra, khảo sát, thống kê, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu, hỗ trợ xác định nạn nhân ảnh hưởng bởi bom mìn trên phạm vi toàn tỉnh.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.
d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Công an tỉnh:
a) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các hoạt động lợi dụng công tác khắc phục hậu quả bom mìn để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
b) Tăng cường công tác nắm tình hình các đoàn thường trú, lâm thời, các tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài, Việt kiều đến địa phương; kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, ý đồ hoạt động lợi dụng danh nghĩa việc triển khai khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh để tiến hành các hoạt động xâm phạm An ninh quốc gia.
c) Chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả do bom mìn; tăng cường công tác quản lý, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, bom mìn, vật nổ sau chiến tranh; đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhất là tội phạm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức rà soát, hướng dẫn; xác định nạn nhân, chế độ, chính sách theo quy định để bảo đảm nạn nhân có thể được cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm phù hợp, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức điều tra, thống kê, hoàn thành việc xác định, công nhận nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bom mìn vật nổ sau chiến tranh, công tác khắc phục hậu quả đối với nạn nhân theo quy định.
c) Phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh thường xuyên cập nhật kết quả khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào cơ sở dữ liệu Quốc gia.
4. Sở Thông tin và Truyền Thông:
a) Định hướng, hướng dẫn tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện công tác phòng, tránh tai nạn bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh; khẳng định những nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
b) Lồng ghép nội dung tuyên truyền về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh với các hoạt động khác, như: Tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, Ngày Quốc phòng toàn dân; Tuyên truyền phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư thực hiện các chương trình, đề án, dự án khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh theo quy định của pháp luật về đầu tư công, bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch; tổ chức vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.
b) Đưa các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
6. Sở tài chính:
a) Tham mưu bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
Lồng ghép công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vào các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của địa phương; phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ nạn nhân ảnh hưởng bởi bom mìn và thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn.
8. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này để chủ động triển khai thực hiện; tùy theo tình hình thực tế ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh và chức năng, nhiệm vụ được giao có thể xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) báo cáo UBND tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) kết quả thực hiện theo quy định.
3. Đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; kịp thời đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý những nội dung vượt thẩm quyền; định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp kết quả thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 về khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 748/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 về khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2022 triển khai công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 748/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 748/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 6844/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 6844/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 08/08/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra