ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/KH-UBND | Bình Định, ngày 26 tháng 3 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; trên cơ sở đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 666/TTr-SGDĐT ngày 21/3/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:
I. MỤC TIÊU
Duy trì kết quả PCGD, XMC của tỉnh đã đạt được trong năm 2023 và nâng cao chất lượng PCGD, XMC ở các độ tuổi trong năm 2024, cụ thể:
1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
11/11 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
2. Phổ cập giáo dục tiểu học
11/11 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
3. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
11/11 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
4. Xóa mù chữ
11/11 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Toàn tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Đảm bảo có đủ về số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ đào tạo ở cấp học mầm non và phổ thông.
- 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia dạy xóa mù chữ. Bồi dưỡng tiếng dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số cho giáo viên và cán bộ làm công tác xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện phân công cán bộ theo dõi công tác phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ trên địa bàn.
2. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đảm bảo về giao thông để học sinh đi học thuận lợi.
- Đảm bảo khối phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; có đầy đủ khối phòng phục vụ học tập và khối hành chính-quản trị đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường nhằm tiếp tục nâng cao số lượng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
- Tăng cường cơ sở vật chất, từng bước đảm bảo đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trang thiết bị dạy học trang bị cho các trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Chú trọng việc khai thác và sử dụng thiết bị dạy học gắn với việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Có đủ sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, gắn việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ với việc triển khai chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
- Hệ thống các trường phổ thông tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông; Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông.
- Tổ chức các lớp học xóa mù chữ phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cồn bãi, ... Phát huy vai trò của các già làng, trưởng thôn, dòng họ trong việc vận động người mù chữ tham gia học tập. Cùng với việc tổ chức các lớp xóa mù chữ, tích cực mở các lớp học sau khi biết chữ để củng cố bền vững kết quả biết chữ, duy trì và từng bước nâng cao chuẩn biết chữ cho các đối tượng.
4. Công tác điều tra và cập nhật dữ liệu
Tổ chức điều tra, cập nhật dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào phiếu điều tra hộ gia đình đảm bảo đầy đủ, chính xác, tránh bỏ sót đối tượng (công tác điều tra hoàn thành trước ngày 31/8/2024); thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống thông tin quản lý PCGD, XMC của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
5. Công tác kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn cụ thể nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn PCGD, XMC các cấp theo các quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ và Thông tư số 07/2016/TT- BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kinh phí cho việc thực hiện công tác PCGD, XMC được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, theo phân cấp quản lý và nguồn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố điều tra, thống kê, lập hồ sơ phổ cập giáo dục cấp xã và thực hiện tự kiểm tra; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, trình UBND tỉnh xem xét, công nhận các địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nội dung để làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo các trường THPT phối hợp với Ban chỉ đạo PCGD, XMC cấp huyện, xã thực hiện công tác PCGD, XMC trên địa bàn.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập theo hướng dẫn của Trung ương để thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền; vận động, giáo dục thanh niên trong độ tuổi tham gia học nghề. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các trường THCS, THPT thực hiện tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố, Đài truyền thanh cơ sở tăng cường truyền thông về Kế hoạch PCGD, XMC; giáo dục hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội, đồng thời khích lệ những đơn vị, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCGD, XMC.
- Chỉ đạo cho Đoàn thanh niên ở cấp huyện, phối hợp với chính quyền cơ sở làm tốt công tác nắm chắc số lượng đoàn viên và thanh, thiếu niên trong độ tuổi; tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực để động viên, cảm hóa những đoàn viên có biểu hiện thiếu tích cực trong học tập; thường xuyên vận động số đoàn viên, đội viên đã bỏ học giữa chừng đến trường, ra lớp.
- Chỉ đạo các tổ chức Đoàn cơ sở phối hợp tốt với các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trong việc đẩy mạnh các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường, trung tâm, từ đó có điều kiện động viên, khích lệ đoàn viên, đội viên phấn đấu học tập có hiệu quả.
Chỉ đạo các cấp hội Phụ nữ tiếp tục vận động hội viên, phụ nữ cho con đi học đúng độ tuổi, không để con bỏ học; gắn với công tác chăm sóc và nuôi dạy con. Tạo điều kiện hỗ trợ tinh thần, vật chất cho gia đình phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, phấn đấu học tập ít nhất đến hết bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
Chỉ đạo các cấp Hội trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ công tác giáo dục. Theo dõi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh ở khu phố, thôn, xóm để phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có biện pháp ngăn chặn học sinh bỏ học giữa chừng và huy động học sinh bỏ học trở lại học tập.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch công tác PCGD, XMC phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt chức năng tham mưu về công tác PCGD, XMC tại địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền thanh, thiếu niên trong độ tuổi phổ cập ra lớp. Chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng để huy động và tổ chức lớp bổ túc tại cơ sở cho số học sinh bỏ học giữa chừng và đối tượng mù chữ tham gia học tập.
- Chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức vận động, huy động các nguồn lực xã hội về vật chất cho những đối tượng trong độ tuổi phổ cập có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện tiếp tục học tập.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác điều tra PCGD, XMC và cập nhật đối tượng trong độ tuổi PCGD, XMC trên địa bàn (học sinh đang học hoặc đã bỏ học, số học sinh đang theo học hoặc đã học xong Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề để bổ sung số liệu đạt chuẩn theo quy định). Thường xuyên theo dõi, cập nhật đầy đủ số người mù chữ ở các độ tuổi, tích cực vận động người mù chữ tham gia học tập các lớp xóa mù chữ nhằm củng cố và từng bước nâng cao tỷ lệ người biết chữ.
- Hằng năm, tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện PCGD, XMC của đơn vị; tổ chức hội nghị sơ kết để đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện công tác PCGD, XMC của địa phương.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 92/KH-UBND về củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 197/KH-UBND về thực hiện công tác Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 4Kế hoạch 77/KH-UBND củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
- 2Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 344/BGDĐT-GDTrH năm 2019 hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Kế hoạch 92/KH-UBND về củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Kế hoạch 197/KH-UBND về thực hiện công tác Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 8Kế hoạch 77/KH-UBND củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Kế hoạch 67/KH-UBND thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 67/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 26/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lâm Hải Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định