ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 660/KH-UBND | Hải Dương, ngày 09 tháng 3 năm 2023 |
Thực hiện Kế hoạch số 121-KH/TU, ngày 11/01/2023 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 27-NQ/TW), Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 121-KH/TU, ngày 11/01/2023 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Hải Dương; bảo đảm nhất quán nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn mới; Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng; lấy con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển; bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai, thực hiện các nội dung của Kế hoạch phải đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả theo đúng yêu cầu, bám sát tinh thần, nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW; Kế hoạch số 121-KH/TU, ngày 11/01/2023 của Tỉnh ủy và tình hình thực tiễn của địa phương.
- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan, sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Kế hoạch; Bảo đảm đầy đủ nguồn lực cho việc thực hiện Kế hoạch.
a) Nội dung: Đẩy mạnh phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, thống nhất nhận thức về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được nêu tại Nghị quyết; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và pháp luật, về yêu cầu và nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; xác định việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của đối mới hệ thống chính trị, được tiến hành đồng bộ với thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Hình thức:
- Đổi mới cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chuyển dần từ mô hình Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc đưa pháp luật đến với người dân sang mô hình người dân tự tìm hiểu pháp luật là chính. Trong đó, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội gắn với việc thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”; cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin, pháp luật được kịp thời, đầy đủ, thực hiện các quyền, lợi ích theo đúng quy định pháp luật.
a) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL
- Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác xây dựng văn bản QPPL, từ khâu sơ kết, tổng kết, đề xuất chính sách, đánh giá tác động, lập chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản QPPL đến khâu tổ chức việc soạn thảo, thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành; xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, dễ áp dụng.
- Chủ động rà soát, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL đã ban hành không còn phù hợp, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước, địa phương.
- Siết chặt kỷ cương, kỷ luật, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng văn bản QPPL; khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xây dựng văn bản QPPL.
- Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật, phát hiện kịp thời các vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản QPPL cho phù hợp.
- Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời văn bản QPPL thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của địa phương trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
b) Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
- Thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản, quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn. Chú trọng đối thoại với doanh nghiệp về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.
- Đề cao vai trò của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và nhất là của chính quyền địa phương trong tổ chức thi hành pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thi hành pháp luật.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí và phương pháp theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật khoa học, chính xác, phát triển mô hình cộng tác viên trong lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật; phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như chấn chỉnh các sai phạm.
c) Củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực, bảo đảm điều kiện để thực hiện công tác xây dựng pháp luật và công tác thi hành pháp luật
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn bản QPPL và tổ chức thi hành pháp luật theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra và yêu cầu ngày càng cao trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Củng cố và mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật.
- Bảo đảm nguồn lực tài chính với tính chất là một nguồn đầu tư của Nhà nước cho hạ tầng pháp lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xây dựng, pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí, đảm bảo tài chính để thực hiện hiệu quả quy trình xây dựng văn bản QPPL, nhất là đối với các hoạt động khảo sát thực tiễn, đánh giá tác động kinh tế - xã hội đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Có chế độ, chính sách phù hợp đối với công chức làm công tác xây dựng văn bản QPPL và pháp chế để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở cạnh tranh lành mạnh; áp dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, chất lượng dịch vụ công.
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền khoa học, hợp lý, nâng cao trách nhiệm, gắn với bảo đảm nguồn lực, năng lực thực hiện pháp luật cho các địa phương.
- Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực xã hội để phát triển hoạt động bổ trợ tư pháp.
- Tập trung xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, uy tín, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phù hợp với đặc thù của hoạt động tư pháp.
1. Các sở, ban, ngành tỉnh
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, tình hình, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch bảo đảm có chất lượng, hiệu quả và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai Kế hoạch này tại địa phương.
- Tham mưu báo cáo Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân cùng cấp bảo đảm nguồn lực và kinh phí thực hiện công tác xây dựng văn bản QPPL, theo dõi thi hành pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương.
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Tư pháp trong báo cáo công tác Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai và kiến nghị, đề xuất các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện Kế hoạch đồng bộ, hiệu quả.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tỉnh hàng năm tham mưu, bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên để đảm bảo thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 566/KH-UBND thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2023 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch về thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 5Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2023 thực hiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Cà Mau ban hành
- 6Kế hoạch 1902/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Kế hoạch 566/KH-UBND thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2023 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch về thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 8Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2023 thực hiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Cà Mau ban hành
- 9Kế hoạch 1902/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Phú Thọ ban hành
Kế hoạch 660/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Hải Dương ban hành
- Số hiệu: 660/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 09/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Triệu Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định