Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6129/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 22 tháng 7 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW, NGÀY 05/02/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về “Công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” (sau đây gọi là Chỉ thị số 30-CT/TW); Kế hoạch số 124-KH/TU, ngày 17/6/2024 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 124-KH/TU), UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Kế hoạch số 124-KH/TU nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền miệng (TTM) trong tình hình mới.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đối với công tác TTM, phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua đó cùng với các phương thức, phương tiện thông tin tuyên truyền khác tạo nên sức mạnh tổng hợp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong tình hình mới.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; cổ vũ, động viên đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tích cực tham gia hoạt động như: hội thi, giảng viên kiêm chức; trực tiếp trao đổi, phản hồi thông tin với Nhân dân,...
2. Yêu cầu
Bám sát nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 30-CT/TW, Kế hoạch số 124-KH/TU, ngày 17/6/2024 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư về “Công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” và tình hình thực tế địa phương, đơn vị đề ra nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, đồng bộ để triển khai thực hiện hiệu quả.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức, triển khai và đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; trong tổ chức, triển khai thực hiện phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và thường xuyên đổi mới, sáng tạo cách làm, thông tin phải chính xác, kịp thời, hiệu quả.
- Lựa chọn báo cáo viên, tuyên truyền viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng tuyên truyền tốt để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng việc cung cấp, trao đổi, phản hồi thông tin, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin trong bối cảnh hiện nay.
- Cán bộ được phân công tham gia đội ngũ báo cáo viên các cấp trong tỉnh; cán bộ phụ trách công tác truyền thông chính sách; người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí phải là một khối thống nhất, đồng nhất về thông tin khi cung cấp, trao đổi thông tin về ngành, lĩnh vực của cơ quan, đơn vị phụ trách.
- Đối với các chủ trương, chính sách quan trọng, người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, bảo đảm tính thống nhất, đồng thuận trong xã hội, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh, tạo sự đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng nòng cốt là tập thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt, Công đoàn, Đoàn thanh niên tại cơ quan, đơn vị.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường đối thoại; trao đổi, nắm bắt và xử lý thông tin; đề cao vai trò gương mẫu người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ, định hướng thông tin ngay trong nội bộ và lan tỏa trong toàn xã hội.
2. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức triển khai gắn với tăng cường tính định hướng, thuyết phục trong Nhân dân
- Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền gắn với tăng cường tính định hướng, thuyết phục, vận động Nhân dân đoàn kết, cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách và Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”.
- Kịp thời thông tin, tuyên truyền các sự kiện chính trị của Trung ương, của tỉnh, nhất là những nội dung về nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Đảng, của đất nước, của địa phương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; thường xuyên tổ chức nghiên cứu, giới thiệu nội dung cốt lõi các bài viết, tác phẩm quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; việc thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới và Chỉ thị 34-CT/TU, ngày 20/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan kịp thời biên soạn, cung cấp tài liệu, định hướng thông tin cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, truyền thông chính sách và người phát ngôn khi triển khai các dự án quan trọng, có tác động đến cuộc sống của một phận Nhân dân (nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số) hoặc khi xuất hiện các vấn đề phức tạp, nhạy cảm được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách.
- Kết hợp hài hòa với cung cấp thông tin về tình hình trong nước và quốc tế, thực tiễn của địa phương, đơn vị, gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch, bảo đảm tính toàn diện, cân đối, thiết thực, sát hợp và hiệu quả trong công tác tuyên truyền miệng.
3. Đa dạng hóa phương thức, nâng cao hiệu quả các loại hình tuyên truyền miệng
- Quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng hướng về cơ sở; kết hợp tuyên truyền trực tiếp với trực tuyến; tăng cường hình thức trực tiếp đối với lĩnh vực, địa bàn, vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng dư luận.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, phát huy vai trò, công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các phương tiện thông tin trên Internet, mạng xã hội, hệ thống thông tin ở cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác TTM và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
- Lấy sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân làm thước đo hiệu quả của công tác TTM. Cán bộ, đảng viên được tham gia đội ngũ Báo cáo viên các cấp, đặc biệt là báo cáo viên cấp huyện, tuyên truyền viên nòng cốt ở cơ sở phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua hội nghị báo cáo viên, hội nghị chuyên đề, thông tin thời sự, các cuộc họp hội nghị của các tổ chức chính trị - xã hội, thôn, tổ dân phố, khu phố, tiếp xúc cử tri,...
- Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp từng đối tượng người nghe, nâng cao tính thời sự, tính chiến đấu, tính thuyết phục của thông tin.
4. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên các cấp; đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần chú trọng lựa chọn người có năng lực để tham gia đội ngũ Báo cáo viên các cấp trong tỉnh, tuyên truyền viên cơ sở; phân công, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền miệng trong tình hình mới.
- Thường xuyên tổ chức khảo sát, giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác tuyên truyền miệng, từ đó kịp thời phát hiện, nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả; biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, nhằm động viên, khích lệ tinh thần cho đội ngũ báo cáo viên trong công tác tuyên truyền miệng, phát hiện những cách làm hay, sáng tạo từ cơ sở để nhân rộng.
- Định kỳ chủ động rà soát, phối hợp tham mưu và kịp thời bổ sung, kiện toàn khi có biến động để đảm bảo số lượng, tiêu chuẩn theo Quy chế hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên...
5. Tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách để thực hiện nhiệm vụ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm đầu tư kinh phí cho việc hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng; bố trí kinh phí chi trả thù lao cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở nòng cốt theo quy định tại khoản 3, Điều 24, Nghị định số 49/2024/NĐ-CP, ngày 10/5/2024 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin cơ sở.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW, Kế hoạch số 124-KH/TU và Kế hoạch này.
- Định kỳ hằng năm tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Kế hoạch số 124-KH/TU theo quy định.
2. Các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Kế hoạch số 124-KH/TU và Kế hoạch này tại địa phương, đơn vị; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền các nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm triển khai thực hiện tốt việc tuyên truyền miệng trong tình hình mới; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, định hướng nội dung, cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên tại cơ quan đơn vị; theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết định kỳ việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có nội dung phát sinh, các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương gửi văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Kế hoạch 1943/KH-UBND năm 2024 triển khai Quyết định 279/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Kế hoạch 6129/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về Công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 6129/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra