Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/KH-UBND | Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2021 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
Thực hiện Kế hoạch số 204-KH/TU ngày 10/9/2020 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các Quyết định của UBND Thành phố: số 496/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, số 4303/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội năm 2021, với các nội dung như sau:
1.1. Mục tiêu chung
- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển SPCNCL đề ra trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị gia tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành sản xuất và kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các SPCNCL Thành phố, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 25-30 sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố năm 2021. Phấn đấu 100%; các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố;
- Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố tăng 10-12% so với năm 2020, đóng góp 35-40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố, 15% tổng kim ngạch xuất khẩu Thành phố.
2.1. Xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực
- Tuyên truyền chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh và truyền hình, báo điện tử, mạng internet..
- Tổ chức mời, vận động và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia xét chọn SPCNCL Thành phố.
- Tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu SPCNCL thành phố Hà Nội năm 2021. Lễ tôn vinh được truyền hình trực tiếp trên kênh 1, đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
2.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Thành phố
- Tổ chức trưng bày giới thiệu SPCNCL Thành phố giai đoạn 2019-2021 với qui mô khoảng 500m2, thời gian 02 ngày, trong khuôn khổ lễ tôn vinh và trao danh hiệu SPCNCL Hà Nội năm 2021.
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Thành phố phát triển.
2.3. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội
- Các sở, ban, ngành của Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng, hải quan, thuế, đầu tư,... theo hướng thuận tiện cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL.
- Tập trung triển khai, đôn đốc tiến độ thành lập, xây dựng mới và hoàn thiện đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố để phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, tạo sự liên kết với các địa phương trong vùng Thủ đô, giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp và di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô và khu dân cư.
- Hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, các quỹ của Trung ương và Thành phố thông qua việc tổ chức hội nghị kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất SPCNCL với các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng, ...
- Tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển, đóng góp vào phát triển chung của Thủ đô.
2.4. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển khoa học công nghệ
Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL với các đối tác nước ngoài, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước để tiếp cận các nghiên cứu khoa học công nghệ mới, vật liệu mới, thiết bị công nghệ mới theo chuẩn 4.0 áp dụng vào thực tế sản xuất.
2.5. Phát triển nguồn nhân lực
Tổ chức 5 lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn (mỗi lớp 100 người, thời gian 03 ngày) cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL về kỹ năng quản lý, quản trị, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế,...
2.6. Xây dựng cơ chế chính sách
- Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Hà Nội trình UBND Thành phố ban hành. Trong đó có tham khảo kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố về chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và các chính sách khác dành cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL.
- Rà soát, trình UBND Thành phố sửa đổi tiêu chí xét chọn SPCNCL Thành phố cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
(Danh mục kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội năm 2021 được chi tiết tại phụ lục đính kèm).
Kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2021, gồm:
- Từ nguồn ngân sách Thành phố đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 9/12/2020 của UBND Thành phố.
- Nguồn xã hội hóa (Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của Thành phố đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện Kế hoạch. Việc huy động các nguồn lực xã hội hóa phải đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật).
4.1. Sở Công Thương (cơ quan thường trực)
Chủ trì thực hiện Kế hoạch đảm bảo đạt mục tiêu, kết quả đề ra, không trùng chéo; tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện theo quy định
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan rà soát, xây dựng chính sách, giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phù hợp với tình hình thực tế và phát triển nhanh, bền vững; sửa đổi tiêu chí xét chọn SPCNCL Thành phố; tổng hợp, tham mưu, trình UBND Thành phố theo quy định.
- Phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quảng bá và tôn vinh thương hiệu SPCNCL Hà Nội, Chương trình SPCNCL của Thành phố.
- Phối hợp các đơn vị liên quan huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng với nguồn kinh phí Thành phố đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, SPCNCL Hà Nội.
- Phối hợp Ban thi đua Khen thưởng Thành phố đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện Đề án Phát triển SPCNCL Thành phố năm 2021 trình UBND Thành phố tặng bằng khen.
4.2. Sở Tài chính
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đề án phát triển SPCNCL theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
4.3. Các sở, ban, ngành có liên quan
Các Sở, ban, ngành, của Thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ, đạt mục tiêu, thiết thực, hiệu quả, không chồng chéo, đúng quy định. Giới thiệu các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý đáp ứng đủ điều kiện để tham gia Chương trình xét chọn SPCNCL Hà Nội năm 2021. Văn bản giới thiệu và thông tin chi tiết của doanh nghiệp gửi về Sở Công Thương trước 31/3/2021.
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo quy định, xây dựng các chương trình, kế hoạch của đơn vị mình để triển khai các nội dung, nhiệm vụ được giao trong Đề án. Rà soát với Kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL Thành phố năm 2021 đảm bảo không tiết kiệm, hiệu quả, không chồng chéo, đúng quy định. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
4.4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Đẩy mạnh tuyên truyền về đề án phát triển SPCNCL Thành phố đến các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, tổng hợp các doanh nghiệp đủ điều kiện gửi văn bản giới thiệu và thông tin chi tiết của doanh nghiệp về Sở Công Thương trước 31/3/2021.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL Thành phố năm 2021.
4.5. Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các Hội, Hiệp hội ngành nghề trên địa bàn Thành phố
- Phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL Thành phố năm 2021.
4.6. Các cơ quan báo, đài trên địa bàn Thành phố
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình phát triển SPCNCL Thành phố.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức truyền hình trực tiếp lễ tôn vinh và trao danh hiệu SPCNCL Hà Nội năm 2021 trên kênh 1.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp, đề xuất, báo cáo gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SPCNCL NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung | Chỉ tiêu | Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp |
1 | Mời, vận động, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia; tổ chức xét chọn SPCNCL năm 2021 | - Tổ chức các cuộc làm việc vận động, hướng dẫn 30-40 doanh nghiệp tham gia chương trình xét chọn SPCNCL năm 2021. - Tính toán, phân tích số liệu hồ sơ tham gia xét chọn - Chuẩn bị và tổ chức các cuộc họp hội đồng để xét chọn SPCNCL năm 2021 | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các Hội, Hiệp hội và đơn vị có liên quan. |
2 | Tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu SPCNCL Hà Nội năm 2021 | Tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu cho các sản phẩm được UBND Thành phố công nhận đạt danh hiệu SPCNCL và TOP 10 SPCNCL Thành phố năm 2021 (Làm phóng sự giới thiệu, hội trường, âm thanh ánh sáng, ca nhạc, giấy chứng nhận, biểu trưng....). Dự kiến lễ tôn vinh và trao danh hiệu được truyền hình trực tiếp trên kênh 1 Đài PT và TH Hà Nội. | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các Hội, Hiệp hội và đơn vị có liên quan. Các doanh nghiệp có sản phẩm được UBND Thành phố công nhận SPCNCL năm 2021 |
3 | Tổ chức trưng bày, giới thiệu SPCNCL Hà Nội giai đoạn 2019-2021 gắn với lễ tôn vinh và trao danh hiệu SPCNCL Hà Nội năm 2021 | Tổ chức khu trưng bày với quy mô 500m2, trưng bày, giới thiệu các SPCNCL giai đoạn 2019-2021 trong khuôn khổ Lễ tôn vinh và trao danh hiệu SPCNCL năm 2021 | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: Các Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp có sản phẩm được UBND Thành phố công nhận SPCNCL giai đoạn 2019-2021 |
4 | Tổ chức tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL | Tổ chức 5 lớp tập huấn (mỗi lớp 100 học viên, thời gian 3 ngày) cho 500 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất SPCNCL nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị. | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. Đơn vị phối hợp: Các trường đại học, viện nghiên cứu, các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp. |
5 | Tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố với các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc | Tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo, các sở, ban, ngành của Thành phố với các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL về giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong SXKD cho các doanh nghiệp. | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội. |
6 | Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển khoa học công nghệ | Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL với các đối tác nước ngoài, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước để tiếp cận các ứng dụng khoa học công nghệ mới, vật liệu mới, thiết bị công nghệ mới theo chuẩn 4.0 áp dụng vào thực tế sản xuất. | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. Đơn vị phối hợp: Các trường đại học, viện nghiên cứu, các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị chuẩn 4.0 của các nước phát triển |
7 | Tuyên truyền chương trình phát triển SPCNCL Thành phố (Tuyên truyền trên báo, đài, website, ứng dụng thiết bị thông, form mời) và các hoạt động khác | - Thực hiện 3-5 phóng sự trên truyền hình, 10-12 tin, bài trên báo giấy, báo mạng, tổ chức 01 cuộc họp báo, 2 hội nghị phổ biến (chủ đề về gì) - Thiết kế file tài liệu, 400 bộ form mời tham gia chương trình. - Duy trì, cập nhật thông tin lên website chương trình SPCNCL tai địa chỉ www.congnghiepchuluc-hanoi.gov.vn - Thiết kế, in 500 cuốn catalogue giới thiệu doanh nghiệp sản xuất SPCNCL giai đoạn 2019-2021. | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, các đơn vị truyền thông trung ương và Hà Nội, đơn vị có liên quan. |
8 | Xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiện có sản phẩm được UBND Thành phố công nhận đạt danh hiệu SPCNCL. | - Xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm được UBND Thành phố công nhận đạt danh hiệu SPCNC (xem xét nghiên cứu chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư); Tổ chức tham khảo kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố. - Rà soát, trình UBND Thành phố sửa đổi tiêu chí xét chọn SPCNCL phù hợp với tình hình hiện nay. | Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL, các hội, hiệp hội. |
- 1Quyết định 5468/QĐ-UBND năm 2014 công nhận lại sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 85/KH-UBND về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2019
- 3Kế hoạch 52/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2020
- 4Kế hoạch 68/KH-UBND về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021
- 5Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục "Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và Nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025"
- 6Quyết định 937/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 7Kế hoạch 349/KH-UBND năm 2022 thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023
- 8Quyết định 2017/QĐ-UBND năm 2023 sửa đổi nội dung Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025 kèm theo Quyết định 496/QĐ-UBND
- 1Quyết định 5468/QĐ-UBND năm 2014 công nhận lại sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025
- 4Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Kế hoạch 85/KH-UBND về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2019
- 6Kế hoạch 52/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2020
- 7Quyết định 4303/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 5568/QĐ-UBND năm 2020 về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 của thành phố Hà Nội
- 9Kế hoạch 68/KH-UBND về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021
- 10Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục "Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và Nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025"
- 11Quyết định 937/QĐ-UBND năm 2021 về Danh mục sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 12Kế hoạch 349/KH-UBND năm 2022 thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023
- 13Quyết định 2017/QĐ-UBND năm 2023 sửa đổi nội dung Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025 kèm theo Quyết định 496/QĐ-UBND
Kế hoạch 60/KH-UBND thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2021
- Số hiệu: 60/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/03/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra