- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 3Luật Báo chí 2016
- 4Thông tư 31/2017/TT-BTTTT về quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6Luật An ninh mạng 2018
- 7Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 8Chỉ thị 22/CT-BTTTT năm 2021 về tăng cường công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Công văn 2177/BTTTT-PC năm 2021 về đính chính Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/KH-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 3 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Thực hiện Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; Văn bản số 2177/BTTTT-PC ngày 18/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đính chính Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ Quy tắc). Để đưa các nội dung của Bộ Quy tắc vào áp dụng trong các hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với các nội dung như sau:
1. Bộ Quy tắc phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài và là cẩm nang hướng dẫn cách ứng xử cho mỗi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khi tham gia hoạt động trên mạng xã hội; tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng, bảo đảm quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Vĩnh Phúc.
2. Bộ Quy tắc được tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh với sự triển khai đồng bộ của các cấp, các ngành và các địa phương; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Việc triển khai thực hiện Bộ Quy tắc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ thời gian, trách nhiệm được phân công, đồng thời phải gắn với nhiệm vụ công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
4. Công tác tổ chức triển khai, thực hiện phải được duy trì thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tính chất công việc, phạm vi quản lý của các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật
Phổ biến, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc và các quy định pháp luật liên quan như: Luật Báo chí năm 2016; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; Luật An ninh mạng năm 2018; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP; Chỉ thị số 22/CT-BTTTT ngày 26/05/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet; Thông tư số 31/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin và các văn bản khác có liên quan. Từ đó góp phần nâng cao hiểu biết của các cấp, các ngành và các địa phương; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên mạng xã hội.
Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tầng lớp thanh, thiếu niên và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh:
- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi giao tiếp trên mạng xã hội; vận động người dân không nên dùng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
- Phản ứng thận trọng trước các vấn đề nảy sinh trên mạng xã hội, không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
- Có hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt - việc tốt.
3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin
Hướng dẫn các quy định và giải pháp bảo vệ an toàn, bảo mật thông tin cho toàn thể các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh:
- Khuyến nghị các tổ chức, cá nhân tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội; nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
- Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Khuyến nghị tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức cảnh giác trước các loại tội phạm mạng (như lừa đảo tài sản; trộm cắp danh tính, thông tin, dữ liệu; kêu gọi đầu tư, kinh doanh đa cấp, tiền ảo; kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng...) và tình trạng lan truyền tin giả, tin sai sự thật; kích động, khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội.
- Phổ biến, quán triệt nội dung Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; truyền thông rộng rãi về các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội và và các thủ đoạn mà các đối tượng này sử dụng để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; từ đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của người dân, hướng tới sự đồng thuận, đồng hành, ủng hộ, tuân thủ thực hiện của các cấp, các ngành và các địa phương; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời tăng cường tính răn đe, ngăn chặn, phòng ngừa tái diễn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Tuyên truyền sâu rộng về Bộ Quy tắc và các quy định của pháp luật có liên quan để nhân dân hiểu, vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
- Khuyến nghị các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp thông tin trên mạng xã hội đồng bộ, thống nhất với thông tin đã được cung cấp trên các phương tiện truyền thông chính thống khác, đồng thời nên có phản hồi những ý kiến trên mạng xã hội về vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình.
- Khuyến nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
1. Tuyên truyền Bộ Quy tắc trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tuyên truyền rộng rãi Bộ Quy tắc trên Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử thành phần của các sở, ban, ngành, địa phương, trên các trang mạng xã hội có nhiều người truy cập, thông qua dịch vụ gửi tin nhắn của các mạng điện thoại di động, tại các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng; trên các đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện; đài truyền thanh cấp xã và các hình thức truyền thông cơ sở khác.
- Mở các chuyên trang, chuyên mục, chương trình riêng để thực hiện các chuyên đề, đối thoại, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, hỏi và đáp trực tuyến nhằm cập nhật thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác tới người dân; xây dựng các Video clip, phim ngắn thông tin dưới dạng đồ họa, banner ảnh tĩnh, biểu ngữ cổ động... để tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh.
2. Tuyên truyền Bộ Quy tắc thông qua cổ động trực quan
- In và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền về Bộ Quy tắc với nội dung phù hợp với từng đối tượng như: tờ gấp, pano, áp phích, khẩu hiệu, tài liệu tuyên truyền, phát hành sổ tay Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Biên tập Bộ Quy tắc bằng văn bản ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện để tuyên truyền, quảng bá đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhóm “người yếu thế” trong xã hội như người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, trẻ vị thành niên, người khuyết tật... hướng dẫn những đối tượng này sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh nhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội.
- Sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật như: kịch, sách, truyện ngắn... tuyên truyền về Bộ Quy tắc, trong đó tập trung xây dựng chùm tiểu phẩm kịch ngắn để phục vụ Nhân dân, học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử bằng các hình thức sân khấu hóa (hội thi tuyên truyền Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hội thi ứng xử thanh lịch, văn minh trên mạng xã hội...).
3. Nâng cao nhận thức về thực hiện Bộ Quy tắc trong trường học
- Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên biết và thực hiện Bộ Quy tắc.
- Bộ Quy tắc phải được niêm yết trên website nhà trường và được gửi tới từng thành viên nhà trường qua hệ thống email, hệ thống liên lạc điện tử.
- Gắn nội dung của Bộ Quy tắc vào Chương trình học tập của học sinh, sinh viên các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép nội dung Bộ quy tắc vào trong các bài giảng của bộ môn tin học, kỹ năng sống và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
- Phát động phong trào “Gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trên môi trường mạng”, “Giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc trên môi trường mạng” trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
4. Phát động triển khai thực hiện Bộ Quy tắc trong cộng đồng dân cư
Lồng ghép nội dung Bộ Quy tắc vào các chương trình sinh hoạt chi bộ, các cuộc họp tổ dân phố, khu phố, các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, từ đó vận động người dân tham gia mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh. Trong đó đặc biệt chú trọng các nội dung hướng dẫn người dân cảnh giác trước các loại tội phạm trên môi trường mạng như: tuyên truyền kích động, phá hoại mối đại đoàn kết dân tộc; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài khoản, dữ liệu, danh tính; mời gọi tham gia đầu tư tiền ảo, kinh doanh đa cấp; lạm dụng, bắt nạt trên mạng xã hội...
Phát động phong trào “Gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trên môi trường mạng”, “Giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc trên môi trường mạng” trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Đưa nội dung Bộ Quy tắc vào Quy chế văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện Bộ Quy tắc.
- Lồng ghép Bộ Quy tắc vào các chương trình tập huấn, các hội thi, hội diễn, các phong trào có liên quan trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền nội dung Bộ Quy tắc.
- Phát động phong trào “Gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trên môi trường mạng”, “Giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc trên môi trường mạng” trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Bộ Quy tắc tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong toàn tỉnh biết và khuyến nghị thực hiện; phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể, cá nhân thực hiện tốt; phê phán các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan, các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về Bộ Quy tắc phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế tại địa phương.
* Các nhiệm vụ tuyên truyền:
a) Chỉ đạo việc xây dựng và sản xuất các tin, bài, phóng sự, câu chuyện, chương trình hỏi đáp, chương trình phát thanh, truyền hình; mở các chuyên trang, chuyên mục về việc triển khai thực hiện Bộ Quy tắc đăng tải trên Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh.
b) Chỉ đạo, thực hiện và hướng dẫn hệ thống truyền thanh, truyền hình các huyện, thành phố xây dựng chương trình phát thanh tuyên truyền về Bộ Quy tắc cùng các quy định pháp luật liên quan phát trên hệ thống loa phát thanh của xã, thôn, bản.
c) Đưa một số nội dung Bộ Quy tắc vào nội quy hoạt động và niêm yết công khai bản nội quy tại 100% điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh.
d) Biên tập và phát hành sổ tay Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tới tất cả huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, công sở, trường học trên địa bàn tỉnh.
đ) Xuất bản tờ rơi, tờ gấp để phát hành tới người dân; sản xuất các Video clip truyền thông, file âm thanh, chương trình hỏi - đáp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.
e) Đẩy mạnh hoạt động truyền thông qua các kênh mạng xã hội về Bộ Quy tắc trên các trang mạng xã hội và các nội dung liên quan. Thành lập nhanh các nhóm thông tin thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo...); liên kết với các trang fanpage có lượng theo dõi đông đảo trên địa bàn tỉnh để lan tỏa thông tin.
Đưa nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vào các trường học; lồng ghép nội dung Bộ Quy tắc trong các bài giảng và các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh, sinh viên, học viên đang sinh sống, học tập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh trong công tác tuyên truyền việc thực hiện Bộ Quy tắc cho học sinh, sinh viên.
3. Công an tỉnh: Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, lực lượng chức năng trong và ngoài địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng. Nghiên cứu, đẩy mạnh và hỗ trợ lực lượng tuyên truyền cấp cơ sở trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân.
4. Sở Tài chính: Chủ trì tham mưu UBND tỉnh bố trí từ nguồn chi thường xuyên cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp triển khai các hoạt động liên quan trong Kế hoạch; tổ chức phổ biến và khuyến nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của mình nghiêm túc triển khai thực hiện Bộ Quy tắc khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội. Lồng ghép nội dung Bộ quy tắc vào trong Quy chế văn hóa công sở để triển khai sâu rộng trong cơ quan, đơn vị.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ Quy tắc ứng xử qua hệ thống tuyên truyền của Ban Chỉ đạo, nhất là trên nền tảng mạng xã hội; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch các thông tin xấu độc trên không gian mạng
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: tổ chức vận động, tuyên truyền, khuyến nghị đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt Bộ Quy tắc.
8. Đề nghị Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc: chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức về Bộ Quy tắc đối với cán bộ Đoàn, Hội, Đội, đoàn viên thanh niên, trẻ em và cộng đồng về nội dung Bộ Quy tắc; lồng ghép nội dung Bộ Quy tắc vào hoạt động của Nhà Thiếu nhi tỉnh Vĩnh Phúc, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh cho thanh thiếu nhi.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Quy tắc đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn quản lý. Lồng ghép nội dung Bộ Quy tắc trong thực hiện Quy ước khu dân cư, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Chỉ đạo hệ thống truyền thông cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền Bộ Quy tắc đến các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân, trên địa bàn biết, khuyến nghị thực hiện.
- Chỉ đạo đưa chủ đề Bộ Quy tắc ứng xử vào các cuộc thi, hội diễn, liên hoan cấp huyện, cấp xã hàng năm bằng các hình thức sân khấu hóa (hùng biện, màn chào hỏi, tiểu phẩm, kịch ngắn...).
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng kịp thời có những sáng kiến, giải pháp trong việc thực hiện Bộ Quy tắc.
Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động truyền thông về việc triển khai thực hiện Bộ Quy tắc; sản xuất các tin, bài, phóng sự, câu chuyện, chương trình hỏi đáp, chương trình phát thanh, truyền hình; mở các chuyên trang, chuyên mục về việc triển khai thực hiện Bộ Quy tắc; đưa tin các cuộc thi, hội diễn, liên hoan cấp huyện, cấp xã hằng năm bằng các hình thức sân khấu hóa (hùng biện, tiểu phẩm, kịch ngắn...) chủ đề về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội lên báo in, báo điện tử, Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử và hệ thống phát thanh, truyền hình.
Kinh phí triển khai thực hiện Bộ Quy tắc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương lập dự toán và được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hằng năm theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước và huy động các nguồn xã hội hóa để thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị gửi văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, tham mưu, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2728/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2020 về Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2022 thực hiện "Bộ quy tắc ứng xử Người Đắk Lắk Văn minh - Thân thiện - Mến khách” do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2022 về “Bộ quy tắc ứng xử Người Đắk Lắk Văn minh - Thân thiện - Mến khách” do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 3504/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 3Luật Báo chí 2016
- 4Thông tư 31/2017/TT-BTTTT về quy định hoạt động giám sát an toàn hệ thống thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6Luật An ninh mạng 2018
- 7Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 8Quyết định 2728/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch tỉnh Hà Giang
- 9Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2020 về Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 10Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 11Chỉ thị 22/CT-BTTTT năm 2021 về tăng cường công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Công văn 2177/BTTTT-PC năm 2021 về đính chính Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2022 thực hiện "Bộ quy tắc ứng xử Người Đắk Lắk Văn minh - Thân thiện - Mến khách” do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 15Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2022 về “Bộ quy tắc ứng xử Người Đắk Lắk Văn minh - Thân thiện - Mến khách” do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 16Quyết định 3504/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2022 thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 60/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Chí Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định